Lời thề thủy chung với Tây Tiến của người lính trong khổ cuối bài thơ “Tây Tiến”.
- Mở bài:
“Tây Tiến” là bài thơ xuất sắc nhất của nhà thơ Quang Dũng. Bài thơ là dòng chảy cảm xúc tự nhiên của một tâm hồn đa cảm vốn rất nặng tình với núi sông. Tây Tiến là lời thề thủy chung của người lính với núi rừng thiêng liêng, nơi họ đã từng gắn bó với biết bao kỉ niệm mến yêu. Lời thề “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” ấy thể hiện đậm nét trong khổ thơ cuối cùng của bài thơ:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
- Thân bài:
Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ có âm điệu chậm rãi, trầm buồn nhưng vẫn toát lên vẽ hùng tráng. Câu thơ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn và tự hào. Câu thơ gợi cái bi hùng của một thời cả dân tộc quật cường kháng chiến.
Bức tranh núi rừng xám lạnh, ảm đạm, hiu hắt đem đến cho người đọc nhiều xót thương. Người bước chân đi “không hẹn ước” ngày trở lại càng khiến cho tình và cảnh thêm bi thương. Nỗi buồn tiếp tục được nhấn mạnh: “đường lên thăm thẳm một chia phôi”. Đó là sự chia biệt mà bất kì người lính Tây Tiến nào cũng đều biết trước. Thế nhưng, họ sẵn lòng mạnh bước lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. “Ngày ra đi đầu không ngoảnh lại”, quyết “chí lớn chưa về bàn tay không”. Dẫu có hi sinh, họ cũng không hề sợ hãi, vẫn một lòng thủy chung với Tây Tiến, với đồng đội. Trong cuộc chiến với kẻ thù hùng mạnh, hi sinh là điều không tránh khỏi. Như nhà thơ Thanh Thảo đã từng viết.
“Chúng tôi đã đi không hối tiếc đời mình
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc”.
Đây chính là lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của binh đoàn Tây Tiến. Họ ra đi nơi chiến trường không hẹn ngày trở về. Càng tiến về phía giặc thù để chiến đấu lại thì càng chia xa quê nhà và sự sống. Nhưng họ vẫn sẵn sàng xả thân quên mình vì đất nước, công hiến tuổi thanh xuân để bảo vệ tổ quốc. Đây là lý tưởng sống cao đẹp của người lính Tây Tiến.
Lời nhắn nhủ và khẳng định tình đồng đội, thủy chung của nhà thơ Quang Dũng:
“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Xầm Nứa chẳng về xuôi”.
“Ai” là một từ phiến chỉ, không chỉ riêng tác giả mà còn chỉ tất cả những ai từng gắn bó với đoàn quân Tây Tiến. Mùa xuân là tuổi trẻ, tuổi thanh xuân. Mùa xuân cũng có thể hiểu là mùa xuân năm 1947 khi bình đoàn Tây Tiến được thành lập, kề vai sác cánh bên nhau. Họ đã sống một cuộc đời tươi đẹp và cao quý nhất. Vì vậy, dù tác giả đã xa cách với Tây Tiến về mặt không gian và thời gian, nhưng tâm hồn của tác giả vẫn hướng về Tây Tiến, theo Tây Tiến về Sầm Nứa và khắc ghi không bao giờ quên tình đồng đội thấm thiết thủy chung.
Bằng bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng, hình ảnh thơ dí dỏm, sáng tạo, hào hoa kết hợp với ngôn ngữ thơ đa sắc thái,phong cách và giọng thơ đặc sắc, Quang Dũng đã cho ta thấy được vè đẹp người lính Tây Tiến vừa hào hùng lại hào hoa. Hào hùng về phẩm chất ý chí, hào hoa về lãng mạn, những vẻ đẹp ấy hòa trộn với nhau tạo nên mọt bức tượng đài người lính Tây Tiến.
- Kết bài:
Người lính cụ Hồ từ lâu đã trở thành bến đậu nghệ thuật, điểm dừng chân khơi nguồn cảm hứng không bao giờ cạn trong trái tim người nghệ sĩ. Đọc Tây Tiến, ta lại nhớ đến một thời đại “người ra đi đầu không ngoảnh lại”, các anh đã ngã xuống cho “lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm”, cho tượng đài tự do được tôn cao. Lịch sử và văn học sẽ mãi kắc tên anh – những người anh hùng bất tử. Bốn câu thơ kết thúc được viết những dòng chữ ghi vào mộ chí. Những dòng chữ ấy cũng chính là lời thề của những chiến sĩ vệ quốc quân quyết bảo vệ đất nước mến yêu bằng tất cả niềm tin, ý chí và sinh mệnh của mình.