ngheo-nan-ve-vat-chat-de-chua-ngheo-nan-ve-tam-hon-rat-kho-chua-12400-2

Nghị luận: Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa

Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa

  • Mở bài:

Chính đời sống tinh thần làm nen giá trị đích thực trong cuộc sống con người chư không phải là vật chất. Bởi thế, nhà văn Pháp Mixenekenđơ Môngtennhơ cho rằng: “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa”.

  • Thân bài:

Có được một đời sống vật chất  đầy đủ và đời sống tinh thần phong phú là cuộc sống ai cũng muốn có. Trong hai mặt đó của đời sống con người, hiểu câu nói của nhà văn Pháp Mixenekenđơ Môngtennhơ, đời sống tâm hồn khó xây dựng hơn, khi nghèo nàn sẽ khó chữa hơn.

Đời sống tâm hồn quan trọng hơn đời sống vật chất. Nghèo nàn về vật chất là  sự thiếu thốn về kinh tế, về thu nhập và của cải, tiền bạc. Cách đây 30 năm, tỷ lệ người nghèo ở nước ta khoảng 60%, nay chỉ còn 15%. Rõ ràng, cùng với công việc phát triển kinh tế, tỷ lệ người nghèo ở nước ta đang giảm.

Người nghèo về vật chất, nếu có quyết tâm và điều kiện, cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng và nhà nước, có thể thoát nghèo. Nghèo nàn tâm hồn là sự đơn điệu, tẻ nhạt, khô cằn, vô cảm trong tình cảm và cảm xúc, không nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống, xã hội và tư duy. Người nghèo tâm hồn thường có thái độ tiêu cực (ích kỉ, đố kị, ghen ghét), thiếu tấm lòng yêu thương, độ lượng và không có hứng thú sáng tạo trong lao động. Họ cũng  không biết cách chia sẻ, hòa nhập cộng đồng.

Nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa” vì nó xuất phát từ nhận thức thái độ đối với bản thân và cuộc sống, với cộng đồng và xã hội. Cha mẹ sinh con, đất trời tạo tính. Tính nết, tình cảm, quan niệm sống được hình thành trong quá trình nhận thức, giao tiếp với môi trường xung quanh. Con người đã trưởng thành rất khó thay đổi về tư duy, tính cách, đạo đức và quan niệm sống. Sống lâu làm con người có thêm kinh nghiệm chứ khó làm tâm hồn biết đổi được.

Thông điệp mà nhà văn Pháp Mixenekenđơ Môngtennhơ gửi đến chúng ta là phải luôn luôn nuôi dưỡng tâm hồn, làm cho đời sống tinh thần phong phú, giàu có, dù đời sống vật chất khó khăn. Đời sống tinh thần khi đã nghèo nàn thì rất khó chữa, khó nhưng không phải là không chữa được. Sống cởi mở, chân thành, sống có lý tưởng, có mục đích đúng đắn sẽ giúp chúng ta sống có tâm hồn, khắc phục sự nghèo nàn trong tâm hồn.

“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Hãy có việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc bản thân, gia đình và cộng đồng. Hãy mở lòng với bạn bè, đồng nghiệp. Hãy thường xuyên gọi điện thoại cho cha mẹ, anh chị em, bạn bè. Hãy tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng như làm về sinh đường phố, ủng hộ quỹ vì người nghèo, vui chơi trung thu với các em nhỏ, thăm hỏi người ốm… chúng ta sẽ thấy “Cuộc đời vẫn đẹp sao”, lạc quan yêu đời, tâm hồn ngày càng phong phú, giàu có.

Học tập để có trí thức, lao động sáng tạo để có thu nhập và thành công trong sự nghiệp. Tu dưỡng đạo đức tác phong để không ngừng hoàn thiện bản thân. Chúng ta phải thường xuyên bồi đắp cho tâm hồn ngày càng phong phú, cao đẹp.

Những câu chuyện cảm  động xung quanh cuộc sống và những câu chuyện trong các tác phẩm văn học giàu giá trị nhân văn sẽ nuôi tâm hồn chúng ta. Cả những cuốn sách dạy về nghệ thuật sống cũng rất quý giá như Qùa tặng cuộc sống, Đắc nhân tâm. Vượt lên chính mình, Phút dành cho mẹ… Các tấm gương như chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc, anh Nguyễn Văn Trỗi cho ta những bài học sâu sắc về tâm hồn cao đẹp, phong phú trong những hoàn cảnh khó khăn rất ngặt nghèo của đời sống.

Lắng tâm hồn mình để suy ngẫm sâu sắc những tấm gương đó làm cho chúng ta trưởng thành hơn trong ý thức, vững vàng trong bản lĩnh, hoàn thiện hơn trong nhân cách và tâm hồn ta sẽ đầy ắp những giá trị nhân văn cao quý.

  • Kết bài:

Không có gì đáng sợ hơn một trái tim nghèo khó. Nó có thể giết chết ta. Tồi tệ hơn, nó còn dẫn lối ta vào bóng tối. Nghèo về vật chất có gì đáng sợ, nghèo nàn về tâm hồn mới đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Xã hội văn minh sẽ được xây dựng từ những con người văn minh, có tâm hồn giàu có về nhân văn, tình người và lẽ sống cao cả. Mọi người phải bồi đắp cho tâm hồn trong sáng, phong phú, cao đẹp cả trong ý thức và hành động thực tiễn hàng ngày.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang