nghi-luan-hau-qua-khon-luong-cua-hanh-vi-noi-doi-lam-gia-trong-xa-hoi

Tác hại của hiện tượng nói dối trong xã hội hiện nay.

Tác hại của hiện tượng nói dối trong xã hội hiện nay.

  • Mở bài:

Nói dối thể hiện sự yếu đuối của con người trong cuộc sống. Người nói dối thường có bản chất thấp kém. Cuộc sống của họ chẳng mấy khi vui vẻ. Nói dối thật nguy hại, nó gây ra những hậu quả khôn lường:

  • Thân bài:

Nói dối là gì? Nói dối là nói không đúng sự thật, bịa đặt hoặc thêm bớt thông tin nhằm một mục đích nào đó.

Về cơ bản, nói dối, nói sai sự thật là một hành vi xấu. Đôi khi những lời nói dối không phải lúc nào cũng xấu. Có khi nó hỗ trợ cho một mục đích tốt đẹp nào đó. Có những lời nói dối được con người sử dụng để vui đùa, làm người khác yên tâm, thoải mái, hoặc bớt đau khổ.

Thế nhưng, căn bản, nói dối là một hành vi không tốt, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân và người khác. Hậu quả của lời nói dối thực sự tác động sâu sắc đến đời sống xã hội con người.

Đối với bản thân, người hay nói dối thường không được người khác tin tưởng, tôn trọng và yêu thương. Họ lúc nào cũng sống trong bất an. Họ luôn sợ người khác phát hiện bản chất giả dối, tinh thần căng thẳng, lo lắng. Từ đó làm cho cơ thể mệt mỏi, hốt hoảng, suy kiệt sinh lực.

Kẻ hay nói dối thường nói lời không thật, thiếu tôn trọng người khác. Họ chọn lối sống cá nhân, ích kỉ, mưu cầu danh lợi cho riêng mình. Họ sẵn sàng dẫm đạp lên tình người, gây đau khổ cho người khác. Người hay nói dối thường bị xã hội chê bai, lên án và trừng phạt. Ít khi ta thấy một kẻ hay lừa dối có thể hành công bền vững trong cuộc sống.

Đối với xã hội, hiện tượng nói dối làm rối loạn trật tự xã hội. Các mối quan hệ xã hội không thể bền vững nếu con người thường hay nói dối. Con người hoài nghi lẫn nhau, dẫm đạp lên nhau mà sống. Họ bất chấp đạo lí, pháp luật và tình người. Một xã hội không có đạo lí, công bằng nhất định sẽ bị hủy diệt.

Ngày nay, sự giả dối phổ biến đến nỗi con người quên rằng mình đang sống rất giả tạo. Nếu giả dối trong suy nhĩ thì tự an ủi mình đó chỉ là suy nghĩ. Giả dối trong lời nói nhiều khi được khen là khéo léo, biết điều, biết sống. Giả dối trong hành động lại được khen là khôn ngoan, thức thời, nắm bắt cơ hội tốt,…

Một khi hiện tượng dối trá không bị nghiêm trị thì kéo theo nó là sự xuống cấp của nền đạo đức, pháp luật không được thực thi, xã hội mất an toàn, bạo lực gia tăng,… Con người hoài nghi lẫn nhau, không còn thân tình, hữu ái, đoàn kết gắn bó với nhau nữa.

Nói dối làm con người mất niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Con người càng trở nên ích kỉ, tham lam, đặt lợi ích bản thân lên hàng đầu, đời sống vật chất thực dụng được đề cao đe dọa đến trật tự an ninh xã hội và nền văn hóa nhân văn của dân tộc ta vốn đã tồn tại hơn nghìn năm qua.

Nói dối không những làm tổn hại danh dự của bản thân mà còn làm mất đi niềm tin tưởng của người khác. Nói dối và làm giả làm suy thoái nền tảng đạo đức xã hội, mài mòn niềm tin giữa con người với con người. Để xay dựng một xã hội công bằng, văn minh, nhất định phải loại bỏ hiện tượng này.

  • Kết bài:

Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Không một ai có thể tin tưởng kẻ nói dối ngay khi người ấy nói thật. Đừng nói dối nếu không cần thiết phải nói dối để bảo vệ người khác, bảo vệ công bằng và lẽ phải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang