»» Nội dung bài viết:
Nghị luận về ý nghĩa của lòng hiếu thảo đối với mỗi con người.
- Mở bài:
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Từ ngàn năm qua, phẩm chất quý báu ấy đã là sợi chỉ kết nối tình cảm gia đình và dân tộc tạo nên một lối sống nghĩa tình, đằm thắm của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.
- Thân bài:
Lòng hiếu thảo là gì?
Lòng hiếu thảo có nghĩa tôn trọng, kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.
Biểu hiện của lòng hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo của con người không những được thể hiện trong thái độ, tình cảm mà còn được biểu hiện qua hành động cụ thể. Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ. Họ luôn biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Lúc cha mẹ còn khỏe mạnh, học hiếu thuận vâng lời, lắng nghe dạy bảo. Lúc cha mẹ ốm đau, già yếu, hộ hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng. Khi cha mẹ qua đời, họ thành tâm thờ cúng. Không làm điều gì có lỗi gây tổn hại đến danh dự và truyền thống văn hoá của hia đình.
Sống có lòng hiếu thảo chính là hành động biết ơn, tôn vinh các thế hệ đi trước.
Vì sao sống cần phải có lòng hiếu thảo?
Vì ông bà, cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn. Họ luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Mỗi con người sinh ra đều có nguồn cội, thân tộc. Bởi thế, ta phải biết ơn những người đã sinh thành, dưỡng nuôi và giáo dục ta nên người. Lòng hiếu thảo thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc và lối sống nghĩa tình của dân tộc trong bao đời nay.
Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức “uống nước nhớ nguồn” ngàn đời còn mãi.
Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp. Biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Biết thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm. Người có lòng hiếu thảo luân được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống.
Cha mẹ sống trọn đạo hiếu với với ông bà là tấm gương sáng khiến con cái học tập và trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ. Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình. Mọi thành viên được sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Chính tình cảm gia đình tốt đẹp giúp xóa bỏ sự đố kị, ích kỉ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.
Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý. Giá trị con người được thể hiện sâu sắc qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ. Hiếu nghĩa với cha mẹ là cách trả ơn những bậc sinh thành. Bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.
Từ lâu, dân tộc ta coi chữ hiếu là tiêu chuẩn luân lí đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời. Hiếu thảo với cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái. Có cho đi mới được nhận lại. Bởi đó là quy luật nhận quả trong cuộc sống này.
Học sinh cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ?
Trước hết, biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ. Nhận lãnh trách nhiệm thờ phụng tổ tiên chu toàn, vẹn tất. Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ đối với các bậc si h thành. Thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa. Không nên cãi lời, hay làm ông bà, cha mẹ buồn lòng. biết làm những việc tốt đẹp để giữ gìn nhân phẩm, danh dự gia đình, phát huy những truyền thống quý báu của ông bà tổ tiên, sống xứng đáng với niềm tin và kì vọng của gia tộc, họ hàng.
Sống hoà thuận gắn kết với mọi người, tôn trọng và gìn giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp, truyền thống quý báu của gia đình, dòng tộc,…
Bàn luận mở rộng.
Trong cuộc sống, hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Lòng hiếu thảo còn được lãnh tụ Hồ Chí Minh mở rộng trong thời đại cách mạng. Không những hiếu thảo với người thân mà còn nên hiếu thảo với dân tộc, với đất nước. Biết quý trọng những người cùng chung vận mệnh với mình, có mối liên hệ, gắn kết chặt chẽ. Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất người cách mạng trong nhiệm vụ chống kẻ thù và dựng xây đất nước.
Trong xã hội, vẫn có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.
Bài học nhận thức và hành động.
Lòng hiếu thảo là phẩm chất và hành động cần có ở mỗi con người. Sống phải biết ơn và hiếu thuận với ông bà, cha mẹ và các bậc sinh thành khác. Không những thế, hiếu nghĩa với nhân dân, với đất nước là trách nhiệm con người trong thời đại mới. Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay. Mỗi hành vi biết ơn đều thể hiện một nét đẹp trong đời sống con người. Đặc biệt, ông bà, cha mẹ là những người đã dành cho ta tất cả.
- Kết bài:
Giữ trọn đạo “hiếu” là phẩm chất và nghĩa vụ quan trọng nhất đối với mỗi con người. Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, biết quý trọng công ơn của cha ông. Đó mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam. Cần bồi dưỡng tấm lòng hiếu thảo để có được lối sống nghĩa tình, hòa hợp với xung quanh. Lối sống hiếu thảo, giàu tình cảm giúp ta tìm kiếm được hạnh phúc trong cuộc sống này.
Minh tiến
hay quá thầy ơi ^^ !
Mẫn Nhi
Mẫn Nhi
Bài hay quá thầy :))
Mỹ Trinh
Mỹ Trinh 8/1
Lưu Diệu Diệu
O phuong Tay con cai thuong ko nuoi cha me. Nguoi gia hau het o vien duong lao, con chau ban ron dau co thoi gian cham soc. Nhieu the he song chung mot nha la hinh thai xa hoi VN vag TQ. Va long hieu thao cung the.
quá hay
hay quá bạn ơi
dung
Như Ý
Xuân Trang 8/8
Huỳnh Ngọc Ý Như
Luu Gia Phong ,lop 8/1
Câu “Nhį thâp tú hiêu “có nghīa là gì vây thây
nguyễn tấn phát
Dạ bài văn rất hay và giàu tình cảm
Đọc lại vẫn thấy hay
Đinh Hoàng Nam
Perfect.
Ký tên:
Đinh Hoàng Nam
Huỳnh Gia Gia
Dạ rất hay
Bài văn nghị luận này rất hay
dạ rất hay và có cảm xúc
Các em phải đọc kĩ, mỗi ngày thầy chỉ đưa lên 1 bài thôi. Chúc các em học tốt.
Discipline-kỉ luật để thành công
Đây là nghị luận xh hay đạo lí ạ?
Tư tưởng đạo lý
Lê Nguyễn Yến Linh
Nguyễn lê hồng kim
Có ai ở đây không
hay quá thầy ơi ^^ !