Nghị luận về tính kỉ luật

Nghị luận về tính kỉ luật

  • Mở bài:

Để thành công trong cuộc sống con người phải biết tự kỉ luật và tuân thủ kỉ luật của tổ chức, đoàn thể. Thực tế đã chứng minh người có tính kỉ luật thường dễ thành công trong cuộc sống. Kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người.

  • Thân bài:

Tính kỉ luật là gì?

Tính kỉ luật là sự tuân thủ thực hiện các nguyên tắc trong công việc và cuộc sống một cách nghiêm khắc nhằm hướng đến đạt được mục tiêu đã đề ra trong công việc và thành công trong cuộc sống. Nhờ biết tự kỉ luật con người mới tập trung được năng lực, vượt qua khó khăn trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt đến thành công.

Tại sao muốn thành công cần phải có tính kỉ luật?

Muốn đạt được thành công trong cuộc sống con người cần phải vượt qua khó khăn, trở ngại để hoàn thành công việc, tạo ra một giá trị nào đó để nhận về mình một khoản lợi ích tương xứng. Trong cuộc sống, không có việc gì đơn giản, nhẹ nhàng mà thu về lợi ích cao. Bởi thế, để làm được điều đó, con người phải biết tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc làm việc để đảm bảo công việc sẽ được hoàn thành đúng như dự kiến. Đó gọi là tính kỉ luật.

Tính kỉ luật giúp con người xác định rõ ràng mục tiêu cần hướng đến, vạch rõ kế hoạch và tập trung được mọi nguồn sức mạnh để hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất. Kỷ luật là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Từ kế hoạch, trải qua một chuỗi các hành động để đạt tới mục tiêu là mọt quá trình gian nan. Chính nhờ tính kỉ luật xâu chuỗi quá trình ấy lại, khiến các yếu tố được gắn kết, mục tiêu được giữ vững, lòng tin được duy trì bền bỉ.

Tính kỉ luật giúp con người không bao giờ rời bỏ mục tiêu dù có khó khăn, trở ngại đến mấy. Nhờ tính kỉ luật cao, công việc càng khó khăn càng khiến họ hứng thú và quyết tâm chinh phục hơn. Họ làm việc hăng say, không biết mệt mỏi, không than vãn cho đến khi đạt được mục tiêu mới thôi.

Tính kỉ luật có sức mạnh lan truyền nghị lực cho người khác, khơi bùng được tình yêu và niềm hăng say lao động trong tập thể và cộng đồng. Nhờ tính kỉ luật con người đã biết tuân thủ giờ giấc làm việc, hình dung mức độ và tiến trình công việc. Việc hoàn thành công việc là một điều tất yếu không thể khác. Các nhà khoa học đã có những thành công trong công việc nhờ không ngừng tuân thủ kỉ luật của bản thân. Họ làm việc ngày đêm, say mê nghiên cứu, kiên trì với mục tiêu, không bao giờ chán nản. Mỗi thất bại đều tiếp thêm cho họ sức lực và quyết tâm chiến thắng khó khăn, đạt đến thành như mong muốn. Nếu không biết kỉ luật sẽ không có thành công, không có sự tiến bộ.

Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được người người kính trọng, tin tưởng và giúp đỡ. Bởi thế họ thường là những người gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

Muốn có tính kỉ luật ta phải làm gì?

Trước hết là biết tuân thủ các nguyên tắc đã được đặt ra trong công việc và trong cuộc sống. Biết tôn trọng pháp luật và các chuẩn mực tốt đẹp của xã hội. Việc xây dựng một sự nghiệp ổn định, một lối sống lành mạnh, tích cực được xem là dấu hiệu đầu tiên của người có tính cách kỉ luật cao.

Có ý chí, quyết tâm, hoài bão lớn trong cuộc sống. Có khát vọng chinh phục những giá trị đỉnh cao trong cuộc sống. Trong công việc phải hăng say, sáng tạo, kiên trì với mục tiêu cho đến kih đạt được nó. Tự chủ được bản thân, vượt qua được những cám dỗ đời thường, hướng đến lí tưởng cao đẹp. Quyết tâm duy trì và phát triển tính kỉ luật của bản thân, của tập thể, không lúc nào lơ là.

Các nhà khoa học là những tấm gương sáng ngời về tính kỉ luật. Họ nghiêm khắc chấp hành các nguyên tắc sáng tạo mới có thể tạo ra những sản phẩm mới cho xã hội. Người Nhật có tính kỉ luật rất cao. Từ tính kỉ luật ban đầu được uy định rõ ràng trong những điều luật, người Nhật đã biết tự giác tuân thủ kỉ luật. Bởi thế, việc vi phạm trật tự trong xã hội nước Nhật xảy ra rất ít.

Phê phán:

Hầu hết mọi người đều có tính kỉ luật. Xã hội nào có tính kỉ luật mạnh mẽ sẽ rất an bình. Trong cuộc sống, còn có rất nhiều người không biết tự kỉ luật bản thân, không tuân thủ kỉ luật của tập thể. Họ sống ích kỉ, lười biếng, thường né tránh khó khăn, tắc trách trong công việc, tranh giành lợi ích, lúc nào cũng muốn được phần hơn. Họ thường bị tập thể khinh chê và thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức và hành động:

Muốn hoàn thành công việc nhất định phải tuân thủ kỉ luật. Muốn đạt được thành công nhất định phải biết kỉ luật. Trước hết, bản thân phải giữ nghiêm kỉ luật. Sau đó là thực hiện kỉ luật trong tập thể và cộng đồng. Người không có tính kỉ luật thật khó hoàn thành công việc, thường thất bại. Những người nư thế thường sớm chán nản, thất vọng và bi quan trước cuộc sống.

  • Kết bài:

Kỉ luật là chiếc cầu nối giữa mục tiêu và thành tự, giữa khát vọng và thành công. Không có tính kỉ luật thì không có thành công nào được tạo nên. Ít người sinh ra đã can đảm. Rất nhiều người trở nên can đảm hơn là nhờ biết tự rèn luyện tính kỉ luật cho mình. Kỉ luật là một đức tính cần có ở mỗi con người chúng ta.

5 bình luận trong “Nghị luận về tính kỉ luật”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang