Nghị luận: “Tuyên ngôn Độc lập vừa là một văn kiện lịch sử vô giá vừa là một áng văn chính luận mẫu mực”
- Mở bài:
Nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta liên tưởng ngay tới một chân dung giản dị mà vĩ đại, một lãnh tụ kiệt suất mà gần gũi. Những Người còn được nhắc đến với tư cách một nhà văn, một nhà thơ. Người để lại cho kho tàng văn học dân tộc nhiều tác phẩm giá trị, phong phú về thể loại. Trong đó, đặc sắc phải kể đến là những áng văn chính luận. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận xuất sắc nhất của Bác. Có thể nói, tác phẩm vừa là một văn kiện lịch sử vô giá vừa là một áng văn chính luận mẫu mực.
- Thân bài:
Là một văn kiện lịch sử quan trọng, Tuyên ngôn Độc lập đã tổng kết khi đưa hiện thực một thời kì đau thương nhưng vô cùng anh dũng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định được vị thế của dân tộc Việt Nam – một dân tộc nhỏ bé nhưng có lòng yêu nước, ý chí tự cường và tinh thần chiến đấu chống ngoan cường trước toàn thế giới.
1. “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá:
Bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử, dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ chế độ phong kiến hàng và phân bộ mấy mươi thế kỉ, đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí và sức mạnh Việt Nam. Tác phẩm còn là sự khẳng định tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm được.
So với bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ nhất (Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt) và bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) thì bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh đã vươn lên một tầm cao mới, vượt hơn ở tầm vóc hướng ra thế giới trên tinh thần dân chủ, tự do có kết hợp với truyền thống yêu nước và tư em tưởng nhân đạo của dân tộc.
2. “Tuyên ngôn Độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực:
Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh rất ngắn gọn, chưa tới một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và cô đọng. Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong phần một, Hồ Chí Minh đã nêu lên những chân lí về nhân quyền và dân quyền để làm cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn. Việc dẫn hai bản tuyên ngôn này, Bác đã đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của ta ngang hàng với các bản Tuyên ngôn của các nước lớn như Pháp và Mĩ. Từ đó khẳng định quyền thiêng liêng của mỗi con người.
Không những thế, Bác đã nâng lên thành quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc: “suy rộng ra, cậu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Bằng phép so sánh tương động, hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã là cơ sở pháp lý vô cùng chắc chắn để dân tộc Việt Nam nêu cao quyền độc lập.
Phần thứ nhất đã làm nền cho phần thứ hai của bản Tuyên ngôn. Nếu trong phân thứ nhất Bác khẳng định quyền thiêng liêng của mỗi con người, của mỗi dân tộc là quyền được sống, được tự do, được độc lập và mưu cầu hạnh phúc thì trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn, Bác đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho đất nước ta, nhân dân ta. Hành động của chúng thật dã man, vô nhân đạo, đi ngược lại tinh thần của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp, vạch rõ bản chất gian xảo của bọn thực dân Pháp. Trong phần này Bác lại nêu rõ tinh thần nhân đạo, yêu độc lập lự do và tinh thần quyết tâm giành và bảo vệ độc lập của dân tộc ta. Đến phần thứ ba (phần cuối) Bác lại nói về kết quả của tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do của dân tộc ta và tuyên bố trịnh trọng với thế giới rằng “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một ước tự do độc lập”.
Như vậy, ta thấy bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có một kết cấu, bố cục khá chặt chẽ. Hơn nữa, lời lẽ của bản Tuyên ngôn hùng hồn, nhịp điệu câu văn khá dồn dập, sắc cạnh. Có những câu văn thật ngắn gọn nhưng lại diễn đạt một ý nghĩa vô cùng phong phú như câu “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoải vị”. Câu văn chỉ có chín từ thôi nhưng lại diễn đạt được bao biến động của thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập này Bác đã sử dụng rất thành công các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ, phép liệt kê để nhấn mạnh, vạch rõ tội ác của kẻ thù đã gieo rắc cho nhân dân ta, đất nước ta trên nhiều lĩnh vực từ chính trị đến văn hóa, kinh tế…
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác còn dùng phép tăng cấp: “…tuyên bố thoát li hắn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp tước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Với phép tăng cấp này, Bác đã thể hiện cao độ tinh thần độc lập tự chủ của cả dân tộc.
Qua phân tích, ta thấy rõ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vừa là một văn kiện lịch sử vô giá vừa là một áng văn chính luận mẫu mực.. Cả hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau tưởng như đối lập, mâu thuẫn nhưng thực chất là bổ sung cho nhau cũng khẳng định giá trị to lớn của bản tuyên ngôn. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, chính trị và văn chương nghệ thuật.
- Kết bài:
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, là áng văn chính luận mẫu mực; là văn bản pháp lý, văn hoá của muôn đời; là hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh cũng như của toàn dân tộc. Bản Tuyên ngôn xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn”.