»» Nội dung bài viết:
Vấn đề ô nhiễm môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường sống.
- Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề: Giữa con người và môi trường sống có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Con người là một phần tạo nên môi trường sống. Môi trường tạo ra tất cả những điều kiện thuận lợi để con người tồn tại và phát triển. Thế nhưng, hiện nay, môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến đời sống của con người.
- Thân bài:
1. Giải thích.
Môi trường là gì?
– Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, tác động đến đời sống và sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
– Môi trường có ảnh hưởng rất quan trọng đối với con người, là nơi giúp con người tồn tại và phát triển. Một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sản xuất của con người và sinh vật.
2. Bàn luận.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường.
– Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là hai yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển đạo đức trí tuệ và tinh thần.
– Môi trường sống đang ô nhiễm nghiêm trọng bởi rác thải, chất thải, khói bụi, tiếng ồn.
+ Đất trồng bị ô nhiễm bởi phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, rác thải bao bì ni lông, rác thải khó phân hủy, các chất thải xả của nhà máy công nghiệp.
+ Nguồn nước ao hồ, sông ,suối, đại dương bị ô nhiễm bởi chất thải độc hại. Nguồn nước ngầm vốn ít ỏi và cạn kiệt cũng đang bị xâm nhiễm nặng nề.
+ Bầu không khí bị ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải của các nhà máy và phương tiện giao thông.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
– Do nguồn chất thải, nước thải, khí thải từ nhà máy, xí nghiệp và các phương tiện giao thông. Đây là một nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí, khiến bầu không khí chúng ta đang hít thở ngày một nhiễm bẩn. Trong quá trình sản xuất, các nhà máy xí nghiệp đã thải ra khí CO2, CO, SO2, NO vào không khí. Hơn nữa chúng còn thải ra các chất như muội than, bụi làm không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
– Do chất thải, nước thải từ đời sống sinh hoạt không được sử lí đúng cách, xả thải vào môi trường khiến cho môi trường đất, nguồn nước bị ô nhiễm.
– Do sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, nền công nghiệp phát triển mạnh gây áp lực lên các vấn đề về an sinh xã hội không được đảm bảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt.
– Do ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường sống của con người còn thấp kém. Pháp luật chưa đủ sức răn đe.
– Do các vụ cháy rừng diễn ra thường xuyên, quá trình phun trào núi lửa tạo ra nhiều khói bụi và khí độc hại,….
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường.
– Môi trường sống bị ô nhiễm tác động trực tiếp lên sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống.
+ Môi trường sống độc hại gây nên các căn bệnh nguy hiểm cho con người, tốn kém trong xử lí ô nhiễm môi trường và chăm sóc y tế.
+ Nguồn đất bị ô nhiễm khiến cây trồng khó phát triển, sản xuất tốn kém. Nguồn đất trồng ngày càng bị thu hẹp do xói mòn, đất bạc màu, sản phẩm có dư lượng chất độc hại cao.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm khiến sinh vật thủy sinh không phát triển được. Đặc biệt, nguồn nước ngọt trên mặt đất và nước ngầm vốn đã khan hiếm, nay dần cạn kiệt, đe dọa trực tiếp đến đời sống con người và sản xuất.
– Không khí bị ô nhiễm khiến tầng Ozon mỏng, nhiều chỗ bị thủng, bức xạ nhiệt tăng cao, khí hậu biến đổi, thiên tai, dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn.
Giải pháp khắc phục.
– Bảo vệ môi trường, trước hết cần tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt do ô nhiễm môi trường gây ra:
+ Tìm cách tốt nhất xử lí rác thải, nhất là rác thải rắn, bao bì ni lông ở các thành phố lớn.
+ Tập trung quản lí các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, xử lí tốt nước thải, chất thải, tránh xả thải trực tiếp ra môi trường.
+ Bảo vệ môi trường cần hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong sản xuất, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ theo hướng phát triển bèn vững.
+ Hạn chế khí thải của các nhà máy, phương tiện giao thông.
+ Tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng, phục hồi các diện tích rừng đã bị khai thác.
+ Khai thác hiệu quả các nguồn lực tự nhiên đi đôi với tiết kiệm và bảo vệ các nguồn lực, tránh lãng phí, thất thoát.
+ Tuyên truyền ý nghĩa và vai trò của thiên nhiên đối với sự sinh tồn của con người, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người dân.
+ Xử phạt các hành động phá hoại tài nguyên thiên nhiên, hành động xâm hại môi trường của các cá nhân, tổ chức.
3. Bàn luận mở rộng.
– Trong cuộc sống, vì lợi ích riêng, nhiều cá nhân, tổ chức bất chấp luật pháp phá hoại môi trường. Hành động ấy đi ngược lại với lợi ích của toàn nhân loại, thật đáng lên án.
– Nhiều người khác thiếu ý thức bảo vệ môi trường, vô tư xả rác bừa bãi. Những người như thế thật đáng chê trách.
4. Bài học nhận thức và hành động.
– Môi trường sống đang bị hủy hoại nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến dời sống con người. Bởi thế, bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
– Nhận thức phải đi đôi với hành động thiết thực, hữu ích và quyết liệt.
- Kết bài:
– Khẳng định: Môi trường sống là ngôi nhà chung của chúng ta. Đất trồng là tài sản của chúng ta. Nguồn nước duy trì sự sống. Không khí để mọi sinh vật hít thơ. Thiên nhiên có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng. Trong mỗi bước đi cùng với thiên nhiên, chúng ta nhận được nhiều hơn những gì ta tìm kiếm.
– Liện hệ bản thân: là học sinh, chúng ta cần biết tôn trọng, yêu thương và bảo vệ môi trường sống,….
Bài văn tham khảo:
Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn hiện nay
- Mở bài:
Vấn đề ô nhiễm môi trường sống của con người trên Trái Đất là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động.
- Thân bài:
Môi trường sống là gì?
Môi trường sống là tất cả những gì bao quanh chúng ta, bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất.
Hiện trạng môi trường sống của chúng ta:
Ô nhiễm nguồn không khí bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho sản xuất,..; khí thải và khói bụi công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp,.. khói bụi từ các hoạt động nông nghiệp như đốt vườn, đốt rơm rạ sau canh tác,.. khí thải từ các động cơ giao thông, phương tiện giao thông,..; hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người: đốt rác sinh hoạt, nấu nướng bằng bếp than, củi, xăng dầu, khí tự nhiên. Các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí ngày càng nhiều một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,…
Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,…
Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,… đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn…. Hiện tượng xâm nhập mặn, nổi phèn ngày càng lấn sâu vào trong các châu thổ khiến nhiều diện tích đất không thể sản xuất được.
Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng… đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.
Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:
Ô nhiễm nguồn không khí bởi việc Đốt nhiên liệu hóa thạch phục vụ cho sản xuất,.. Khí thải và khói bụi công nghiệp từ các nhà máy, xí nghiệp,.. Khói bụi từ các hoạt động nông nghiệp như đốt vườn, đốt rơm rạ sau canh tác,.. Khí thải từ các động cơ giao thông, phương tiện giao thông,.. Hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người: đốt rác sinh hoạt, nấu nướng bằng bếp than, củi, xăng dầu, khí tự nhiên.
Ô nhiễm nguồn nước bởi các chất thải chưa qua xử lý từ các nhà máy, xí nghiệp thải trực tiếp ra sông, hồ,.. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp: thuốc trừ sâu, phân bón,.. Nước thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác),.. Chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm,.. Khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm.
Ô nhiễm nguồn đất do tập quán canh tác: Chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân chuồng bón cây,… Do hoạt động sản xuất nông nghiệp không hợp lý, sử dụng phân, thuốc trừ sâu quá mức dẫn đến đất bị ô nhiễm, bạc màu, hoang mạc hóa. Do chất thải công nghiệp không qua xử lí: thải trực tiếp vào môi trường đất. Thải vào môi trường nước, môi trường không khí nhưng do quá trình vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất. Do thải trực tiếp lên mặt đất hoặc chôn lấp rác thải sinh hoạt. Do việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông.
Ngoài ra, do tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp… Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm nghiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân…
Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất và công nghiệp mới trong thời đại hòa nhập với thế giới. Hàng trăm nghìn nhà máy, khu công nghiệp, khu chết xuất mọc lên với lượng xả thải ồ ạt chất thải vào môi trường, trong khi, công tác quản lí còn nhiều yếu kém.
Do thói quen sinh hoạt tùy tiện của người dân, ý thức giữ gìn vệ sinh và xử lí rác thải, chất thải còn nhiều hạn chế, khiến cho môi trường sống ở các thành phố bị ô nhiễm nặng nề. Mặt khác, ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế. Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,…
Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra:
Không khí bị ô nhiễm gây ra những trân mưa axít đọc hại, thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, băng hai cực tan chảy nước biển dâng cao, sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da
Nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho các sinh vật sống trong nước không thể sống được. Nguồn nước ngọt cạn kiệt dần, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất nghiêm trọng.
Đất trồng bị ô nhiễm khiến cho thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt. Gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Môi trường sống của nhiều loài động, thực vật bị thu hẹp.
Ô nhiễm môi trường nước khiến sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện. nguồn nước ngọt đã khan hiếm mà còn bị ô nhiễm khiến cho vấn đề nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của nhiều quốc gia trên thế giới đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
Ô nhiễm môi trường đất gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người. Chất độc hại trong đất không những tích lũy trong sản phẩm cây trồng và chăn nuôi mà đất đai cũng dần thoái hóa khiến cho nền sản xuất ngày càng khó khăn, tốn kém.
Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều loại bệnh về đường hô hấp, biến đổi khí hậu tăng nhanh, nước biển dâng cao. Chính tình trạng đó dẫn đến những thiên tai khủng khiếp, gây thiệt hại lớn đối với con người.
Ô nhiễm môi trường sống bởi âm thanh gây ra ức chế thần kinh nghiêm trọng, trực tiếp ảnh hưởng lên sức khỏe của con người.
Giải pháp khắc phục:
Cần xây dựng cuộc sống xanh, sạch, đẹp, nhất là ở các thành phố và đô thị lớn. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt. Bảo vệ nguồn nước ngọt trên trái đất. Hạn chế cường độ âm thanh trên đường phố. Xây dựng lối sống lành mạnh, có văn hóa.
Xử lí vấn đề rác thải, nước thải một cách hiệu quả, tránh xả thải thẳng ra môi trường mà không qua xử lí. Quản lí tốt các khu công nghiệp, nhà máy, công xưởng sản xuất. Khuyến khích phát triển nền nông nghiệp sạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để giữ gìn đất đai.
Phát động phong trào trồng cây, nâng cao ý thức bảo vệ cay xanh, giữ gìn môi trường xanh sạch, đẹp. Xây dựng lối sống thân thiện và hài hòa với môi trường thiên nhiên. Nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên, khai thác đi đôi với bảo vệ và phục hồi thiên nhiên.
Nâng cao hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Có kế hoạch, chiến lược phòng chống thiên tai.
Phê phán hành động phá hủy môi trường:
Dù nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ môi trường sống, thế nhưng, vẫn còn có nhiều cá nhân, tổ chức bất chấp luật pháp, xâm hại nghiêm trọng môi trường, gây ra hậu quả nặng nề đối với môi trường và sức khỏe con người. những người như thế cần phải nghiêm trị.
Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống và lợi ích của chính mình, ai cũng cần phải thực hiện.
- Kết bài:
Việt Nam một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề hết sức cấp bách. Cần phải khắc phục ngay lập những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người, thay đổi thói quen sinh hoạt và sản xuất, hướng đến cuộc sống văn minh, hiện đại để bỏ vệ môi trường sống của chúng ta.
Pingback: Thực trạng sử dụng bao bì ni lông, tác hại và giải pháp khắc phục - Theki.vn