nghi-luan-ve-y-thuc-ton-trong-hoc-hoi-cac-dan-toc-khac-12011-2

Nghị luận về ý thức tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Nghị luận về ý thức tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

  • Mở bài:

Sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc qua thời gian kết tinh được những giá trị quý giá mà chỉ dân tộc ấy có được. Mỗi một nền văn hóa đẹp đẽ của các dan tộc đóng góp vào bức tranh văn hóa thế giới thêm phần đa dạng và đặc sắc. Biết học tập lẫn nhau để không ngừng tiến bộ và làm rạng rỡ, phong phú hơn nền văn hóa nước nhà là nhiệm vụ được đặt ra từ rất lâu. Bởi thế, sống biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác trên thế giới là một lối sống cần có ở mỗi con người.

  • Thân bài:

Ý thức tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc. Đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

Tại sao phải biết tôn trọng và học hỏi ở các dân tộc khác?

Sự hình thành và phát triển của các dân tộc trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Trong quá trình ấy, các giá trị tốt đẹp được gìn giữ, kế thừa và phát huy qua thời gian, ngày càng sâu sắc hơn. Đó là những giá trị đặc biệt, độc đáo chỉ có ở dân tộc đó. Nó hình thành và phát triển dựa trên những yếu tố nhất định mà ở các dân tộc khác không có được. Bởi thế, ta cần phải tôn trọng và học hỏi để làm cho dân tộc mình tiến bộ hơn, nền văn hóa và lao động sản xuất phong phú, đa dạng hơn.

Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế,khoa học-kỹ thuật, văn hóa,nghệ thuật, những công trình đặc sắc,những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. Khi ta tôn trọng các dân tộc khác, nghĩa là ta cũng nhận lại được sự tôn trọng tương tự.

Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. Dân tộc ta vốn chận phát triển hơn các nước khác trên thế giới. Muốn đất nước phát triển mạnh, bắt kịp với thời đại, nhiệm vụ quan trọng là phải ra sức học hỏi, tiếp thu cái mới, cái tiến bộ để phát triển bền vững.

Tôn trọng và học hỏi từ các dân tộc khác thể hiện lối sống tốt đẹp, cầu tiến, hướng đến các giá trị hưu ích trong cuộc sống. Chính sự tôn trọng và học hỏi lẫn nhau giúp cho nhiều nước trên thế giới ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau hơn, cùng giải quyết những nhiệm vụ chung mà thời đại mới đã đặt ra.

Biết tôn trọng lẫn nhau là điều kiện mở ra sự hợp tác quốc tế, thúc đảy nhanh quá trình toàn cầu hóa hiện nay.

Cần làm gì để biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

Không có gì quan trọng hơn là nhiệm vụ học tập. Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.

Mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các dân tộc với nhau. Tích cực quảng bá các giá trị tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu các giá trị đặc sắc từ các dân tộc khác. Không xem thường, ganh ghét hay đố kị lẫn nhau. Phải hết sức tôn trọng các dân tộc khác dù họ không bằng minh hay trái ngược với mình. Mọi giá trị đều có cơ sở để nó tồn tại và làm nên ý nghĩa ở trong người khác. Hợp tác công bằng, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc khi tiến ra thế giới.

Tôn trọng và học hỏi lẫn nhau là xu hướng của thế giới ngày nay

Hợp tác toàn diện trong thời đại công nghệ và nhiều biến đổi như ngày nay là một xu thế tất yếu của thế giới. Dù nước lớn hay nước nhỏ cũng phải đều bước ra thế giới nếu muốn tồn tại và phát triển. Tận dụng các thành tựu của các nước phát triển thành công để cải biến đất nước là nhiệm vụ được các nhà lãnh đạo hết sức chú trọng.

Trước thời đại mở cửa, Việt Nam cũng mạnh mẽ chuyển mình theo các xu hướng chung ấy. Trải qua nhiều năm gây dựng và phát triển, nước ta đã có những đóng góp to lớn và tự hào đối với nền văn hóa thế giới như kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm, truyền thông đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hóa nghệ thuật… Bên cạnh đó Việt Nam cũng đóng góp thêm những quần thể di sản văn hóa nổi tiếng như: Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mĩ Sơn, Phong nha – kẻ bàng…

Từ một đất nước nghèo nàn, Trung Quốc biết học hỏi các nước khác mà đạt được những thành tựu rực rỡ như ngày nay. Học hỏi Nhật Bản, Trung Quốc liên tục cử người đi học tập ở nước ngoài và trở về phục vụ xây dựng đất nước. Trung Quốc ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn nhiều triển vọng như Hàn Quốc đã từng làm. Mở rộng hợp tác quóc tế, kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ là bí quyết giúp Trung Quốc phát triển thành công nền kinh tế.

Ngược lại, nước Mỹ và các nước phương Tây tuy đã phát triển toàn diện nhưng luôn hướng đến tiếp thu các giá trị truyền thống phương Đông. Họ thấy thú vị với những giá trị truyền thống đặc sắc của các dân tộc châu á và hướng đến phát huy nó ra toàn thé giới. Họ thực sự tôn trọng những gì thuộc về sức sáng tạo phi thường của các dân tộc khác.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng và học hỏi từ các dân tộc khác. Đặc biệt là những dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu hoặc có nền văn hóa khác biệt. Họ thường có lời lẽ xúc phạm các giá trị truyền thống của các dân tộc khác, coi thường, chê bai con người. Họ cũng không chịu học hỏi, tiếp thu cái mới mẻ, tiến bộ của các dân tộc khác mà bảo thủ, tự hài lòng với chính minh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:

Tôn trọng và học hỏi từ các dân tộc khác là mở rộng cánh cửa bước ra với thế giới, tìm kiếm thành công.

  • Kết bài:

Không có lòng tôn trọng không thể gắn kết lại với nhau. Không biết học hỏi sẽ không có tiến bộ. Bởi thế, để chuẩn bị sẵn sàng bước ra hội nhập với thế giới tuổi trẻ Việt Nam cần phải biết tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Đó không những là phong cách ứng xử mà phải là đức tính quan trọng trong hành trang mang theo của mỗi con người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang