»» Nội dung bài viết:
Đọc – hiểu văn bản: “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” (trích Những người khốn khổ) của Vích-to-Huy-gô
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Vích-to-Huy-gô.
Huy-gô (1802 – 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng cảu nước Pháp và thế giới, là danh nhân văn hóa của nhân loại, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động vì sự tiến bộ của con người.
Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quí báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.
Sáng tác của V. Huy-gô thể hiện một tình yêu thương bao la đối với những người nghèo khổ. Sáng tác và cuộc đời gắn với thế kỉ XIX- thế kỉ đầy bão tố cách mạng. Ông là cây đại thụ, nhà văn lớn của nước Pháp và nhân loại thế kỉ XIX
Vích-to-Huy-gô là nghệ sĩ toàn diện, sáng tác 3 thể loại:
+ Tiểu thuyết: Những người khốn khổ (1862), Nhà thờ đức bà Pari (1831)
+ Thơ: Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt (1853)
+ Kịch: Ecnani (1830)
– Tác phẩm thể hiện lòng thương yêu bao la đối với những người dân lao động nghèo khổ.
2. Tác phẩm: “Những người khốn khổ”.
– Sáng tác năm 1862.
– Cấu trúc: Gồm 5 phần, hơn 2000 trang, hàng trăm nhân vật.
– Nội dung: Tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhan vạt Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
– Tóm tắt tác phẩm: Vì muốn cứu một nạn nhân mà Gia- ve bắt oan la Săng-ma-chiơ, Giăng-van-giăng buộc phải rự thú mình là ai và Ma-đơ-len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng – tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn đó. Đoạn trích đã kể lại tình huống thanh tra cảnh sát Giave – một hung thần ác sát đối với thế giới tội phạm dẫn lính đến bắt Giăng-van-giăng ở phòng bệnh của Phăng – tin, trước sự chứng kiến của Phăng- tin.
3. Đoạn trích: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
– Xuất xứ – vị trí đoạn trích: Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở đoạn cuối cùng của phần thứ nhất – mang tên “Phăng-tin” của bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to-Huy-gô. Phăng-tin, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình.
Đoạn trích có một vị trí đặc biệt trong diễn biến cốt truyện về nhân vật trung tâm, đó là khi Giăng van- Giăng (sau một thời gian thành đạt làm thị trưởng với tên gọi là Ma-đơ-len và giúp đỡ rất nhiều người) đã quyết định tự thú để cứu Săng-ma-chi-ơ bị bắt oan. Ở thời điểm ấy Ma-đơ-len đang cứu giúp Phăng-tin. Ông phải đến từ giã cô trong khi cô chưa hề biết gì về sự thật tàn nhẫn.
– Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “Phăng-tin đã tắt thở“): Gia-ve đến bắt Giăng Van-giăng khiến Phăng-tin đang bị bệnh càng khiếp sợ đến chết.
+ Phần 2 (Còn lại): Giăng Van-giăng từ biệt Phăng-tin, thầm hứa với linh hồn người phụ nữ bất hạnh.
* Tóm tắt:
Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng-van-giăng buộc phải tự thú mình là ai. Bởi vậy, ông đến từ giã Phăng-tin. Gia-ve đã theo ông đến tận bệnh xá nơi Phăng-tin nằm. Khi Gia-ve đến, Phăng-tin tỏ ra vô cùng sợ hãi vì nghĩ rằng hắn đến bắt mình. Giăng-van-giăng cầu xin Gia-ve cho ông ta ba ngày để tìm ra đứa con gái cảu Phăng-tin, nhưng hắn không đồng ý còn liên tục buông lời chửi mắng sỉ nhục Ma-đơ-len và Phăng-tin dù chị đang ốm nặng. Gia-ve túm lấy cổ áo của Ma-đơ-len, nói “không có thị trưởng nào cả, chỉ có một tên cướp, một tên tù khổ sai”. Khi nghe xong những lời ấy, Phăng-tin vô cùng sợ hãi đã tắt thở. Giăng-van-giăng chạy trốn nên hắn đành im lặng. Giăng-van-giăng đến chổ Phăng-tin nói những lời cuối với chị rồi đứng dậy quay về phí Gia-ve và nói “giờ thì tôi thuộc về anh”.
* Nội dung và nghệ thuật
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” tái hiện khung cảnh Pari và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ 19, xoay quanh nhan vạt Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. Đây là một câu chuyện đầy kịch tính với những hình tượng tương phản đối lập, qua đó, Huy-gô muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp: trong hoàn cảnh bất công và tuyệt cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
* Ý nghĩa nhan đề: “Những người khốn khổ”
Những người khốn khổ mà tác giả muốn đề cập đến là nạn nhân của cường quyền và áp bức (một người đang bị bắt, một người ốm sắp chết mong được gặp con). Họ là những người khốn khổ cùng cưu mang giúp đỡ nhau trong tình yêu thương đồng loại
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Nhân vật Gia-ve: hiện thân của con ác thú tàn bạo và khát máu.
Gia-ve lâu nay vẫn phục tùng ông thị trưởng Ma-đơ-len, khi Giăng-van-giăng trở lại với tên thật của mình, tên mật thám trưởng đã có đủ điều kiện để khôi phục lại quyền hành của hắn.
Song ở đoạn trích này ta thấy: trong con mắt mọi người, nhất là Phăng-tin, ông thị trưởng Ma-đơ-len vẫn là vị cứu tinh. Ngay cả Gia-ve phải khép nép, phục tùng nghe theo Giăng-van-giăng, vì thế người khôi phục uy quyền chính là Giăng-van-giăng (lưu ý đoạn cuối tác phẩm: chính Giăng-van-giăng đã tha chết cho Gia-ve).
Miêu tả Gia-ve, Huy-gô sử dụng lối so sánh ngầm:
* Ngoại hình:
+ Bộ mặt gớm ghiếc
+ Cặp mắt của hắn phóng vào tội nhân như cái móc sắt quen kéo giật vào bao kẻ khốn khổ. Cặp mắt: “như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
+ Cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. Cái cười: “phô ra tất cả hai hàm rang, xung quanh cái mũi là vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú, Gia-ve mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ, khi cười lại là một con cọp”
* Giọng nói :
+ “Có gì đó man rợ, điên cuồng”, “không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”
+ Lời lẽ : Mày tao thô bạo.
* Hành động, thái độ:
+ Với Giăng Van – giăng: “hét lên”, “nắm lấy cổ áo ông thị trưởng”, “giậm chân”, “túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Văn-giăng”
+ Hành động lỗ mãng, ngạo ngược, tác oai tác quái
+ Thái độ trước Phăng-tin: Giave không một chút động lòng thương cảm nào mà hoàn toàn coi cô là một con điếm mạt hạng
+ Thái độ, cách cư xử hết sức tàn nhẫn, vô lương tâm, mất hết tính người.
⇒ Đó là chân dung của một con kẻ nham hiểm độc ác, một con ác thú ghê tởm, một con chó săn phụng sự cho một chế độ phi nhân tính.
Nhà văn Huy-gô miêu tả hình ảnh của hắn như một con ác thú. Hắn, Gia-ve “cứ đứng lì một chỗ” (nói như gầm, như thôi miên con mồi), rồi “tiến vào giữa phòng” “nắm lấy cổ áo” (tựa như con ác thú lúc đầu im lặng rình mò, sau đó lao tới ngoạm vào cổ con mồi)
Hắn không giấu điều mà Giăng-van-giăng cần phải bí mật với Phăng-tin “mày xin tao ba ngày để đi tìm đứa con choc con đĩ kia! Á à! Tốt thật đấy!”
Hắn vùi dập tia hi vọng cuối cùng Phăng-tin vào ông thị trưởng bằng cách tuyên bố “chỉ có một tên kẻ cắp, một tên kẻ cướp, một tên tù khổ sai là Giăng-van-giăng, tao bắt được nó đay này! Chỉ có thế thôi!”
Nhà văn đã kết hợp so sánh với phóng đại là những lời bình luận ngoại đề để vẽ nên một Gia-ve như một loài ác thú tàn nhẫn, vô lương tâm và mất hết tính người; qau đó gián tiếp thể hiện ghê tởm, căm ghét cảu mình với những hạn người như hắn.
2. Nhân vật Giăng-van-giăng: hiện thân của tình yêu thương những người nghèo khổ.
* Hoàn cảnh và số phận:
– Vì nghèo đói mà ăn cắp bánh mì nuôi cháu bị phạt tù khổ sai 19 năm trời.
– Ra tù được giám mục Mi-ri-en cảm hóa bằng tình thương, trở thành người tốt, được làm thị trưởng luôn giúp đỡ mọi người.
– Bị Gia –ve ganh ghét, tố giác, lại phải vào tù. Khi ra tù tiếp tục giúp đỡ mọi người, cuối cùng lại chết trong cảnh cô đơn.
-> Giăng-van-giăng là con người của tình thương, của sự nghèo khổ và kém may mắn
* Tính cách và phẩm chất:
– Vì cứu một người bị Gia –ve bắt oan nên Giăng-Van-giăng phải tự thú mình là người tù khổ sai.
– Giọng nói: với Phăng-tin bằng một giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh, trấn an dương vương.
– Hành động: bình tĩnh, đầy yêu thương và cương quyết.
– Qua nhân vật Phăng-tin: lời cầu cứu của chị hướng hoàn toàn về Ma-đơ-len (Giăng-van-giăng) “ông thị trưởng ơi”, “tôi muốn con tôi”; chị cảm thấy vững khi Giăng-van-giăng “vẫn đứng đó”.
– Qua bà xơ Xem-pli-xơ: “thấy rõ rang một nụ cười…đi vào cõi chết” – nụ cười sung sướng khi đón nhận được tình thương từ Giăng-van-giăng. Hình ảnh một người cha, vị cứu tinh, đấng cứu thế.
* Thái độ đối với Gia-ve:
– Trước khi Phăng – tin chết: Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, từ tốn, nhẹ nhàng, không hề run sợ, chỉ lo cho Phăng-tin, hạ mình cầu xin Gia –ve hoãn lại 3 ngày để tìm con cho Phăng -tin
– Sau khi Phăng – tin chết: Giọng điệu lạnh lùng, đầy thách thức với hành động: “cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia – ve trừng trừng”, “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”.
⇒ Thái độ quyết liệt, kiên cường, đầy bản lĩnh khiến Gia –ve cũng phải chùn bước “run sợ”-> người cầm quyền đã khôi phục uy quyền
* Thái độ với Phăng – tin:
– Trước sự hốt hoảng của Phăng –tin khi Gia-ve đến: Quan tâm đến bệnh tình và quyết định tìm đứa con cho chị với thái độ đầy trách nhiệm.
– Khi Phăng – tin chết: Giăng Van –giăng xót thương khôn tả, thì thầm vào tai chị, sửa lại mái tóc cho chị, vuốt mắt cho chị, đặt lên bàn tay chị một nụ hôn.
⇒ Là thái độ yêu thương của những người cùng khổ với nhau. Giăng Van Giăng là con người khốn khổ nhưng đầy trách nhiệm, có tình yêu thương cao cả, có bản lĩnh cứng cỏi chống lại cái ác. Sự hiện diện của Giăng Van-giăng giống như một vị cứu tinh, một đấng cứu thế.
3. Nhân vật Phăng-tin: nạn nhân của cường quyền.
– Với Giăng Van-giăng: Biết ơn, tin tưởng.
– Với Gia-ve: Sợ hãi, ghê tởm. “Chị không thể chịu đựng được bộ mặt gớm ghiếc ấy, chị thấy như chết lịm đi, lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng”, “Chị rùng mình”…
4. Lời bình luận ngoại đề của tác giả:
– “Ông không nói điều gì với chị … sự thực cao cả”: thể hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện đối với nhân vật, từ đó khơi dậy những niềm đồng cảm sâu xa với những người khốn khổ.
– Lời bình luận “chết là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” mang đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn, luôn vượt lên hiện thực, vươn tới cái đẹp, cái thánh thiện thanh khiết người anh hùng lãng mạn giải quyết bất công xã hội bằng giải pháp tình thương vá sức mạnh của tình đồng loại.
* Nghệ thuật:
– Kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn.
– Xây dựng hình tượng đối lập giữa cái thiện >< cái ác (nạn nhân và đao phủ, nạn nhân và vị cứu tinh), cao thượng >< thấp hèn (Giăng-van-giăng và Giave)
– So sánh, phóng đại xen lẫn những câu văn bình luận ngoại đề.
– Giàu xung đột tính kịch.
– Kết hợp nhiều bút pháp: so sánh, phóng đại, ẩn dụ, miêu tả trực tiếp, gián tiếp, trữ tình ngoại đề
* Ý nghĩa: Tô đậm, ca ngợi con người phi thường với trái tim tràn ngập yêu thương.
III. Tổng kết.
1. Giá trị nội dung:
– Thông qua hình ảnh Giăng Van-giăng, tác giả thể hiện, quan điểm, tư tưởng, niềm tin vào con đường cải tạo xã hội. Cho dù trong hoàn cảnh nào, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Luôn yêu thương, trân trọng con người. Luôn có niềm tin vào con người, vào lòng tốt và tình yêu thương đồng loại của con người.
– Đoạn trích đã khắc họa được sự đối lập giữa ác quỉ và thánh nhân, giữa cường quyền bạo lực và tấm lòng yêu thương mênh mông giữa những người cùng khổ. Kết cục là sự run sợ của cường quyền. Ánh sáng của tình thương có sức mạnh đẩy lùi bóng tối, dẫn dắt người cùng khổ đến với cái mà họ khao khát.
2. Giá trị nghệ thuật:
– Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật. Giàu xung đột kịch tính.
– Bài học: “trên đời chỉ có một điều thôi, đó là thương yêu nhau”.
– Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, phóng đại.
– Sử dụng yếu tố hư cấu.
IV. Luyện tập.
1. Ý nghĩa nhan đề “Những người khốn khổ”:
– Tầng nghĩa 1: Chỉ sự việc Gia-ve khôi phục uy quyền trước Giăng Van-giăng (trước khi Giăng Van-giăng là thị trưởng Ma – đơ – len, Gia – ve buộc phải phục tùng).
– Tầng nghĩa 2: Mặc dù Giăng Van-giăng là đối tượng săn đuổi của Gia-ve, nhưng bằng sự bất khuất và sức mạnh của tình thương, ông vẫn có thể đẩy lùi và chiến thắng được hắn, khiến hắn khuất phục, run sợ → Giăng Van – giăng khôi phục uy quyền.
⇒ Họ là nạn nhân của cường quyền và áp bức (một người đang bị bắt, một người ốm sắp chết mong được gặp con); là những người khốn khổ cùng cưu mang giúp đỡ nhau trong tình yêu thương đồng loại.
2. Tìm hiểu nhân vật Gia-ve (bộ dạng, ngôn ngữ, hành động, thái độ trước người bệnh, thái độ trước người chết…) để chứng minh nhà văn có dụng ý nghệ thuật miêu tả hắn như một con thú?
Đối lập với Gia-ve, thái độ, ngôn ngữ, hành động của Giăng-van-giăng như thế nào?
- Thái độ nhẹ nhàng, nhún nhường (dẫn chứng: sgk)
- Ngôn ngữ tinh tế. (dẫn chứng: sgk)
- Hành động điềm tĩnh (dẫn chứng: sgk)
3. Chi tiết “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng” của Phăng-tin khi nghe lời thì thầm của Giăng-van-giăng đã nới lên điều gì?
- Sức mạnh của tình người.
- Niềm tin tuyệt đối vào Giăng-van-giăng của Phăng-tin
- Sức mạnh của tình mẫu tử.
Tìm và phân tích ý nghĩa những câu văn bình luận ngoại đề của tác giả.