Đọc hiểu văn bản: “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu

luu-biet-khi-xuat-duong-phan-boi-chau

Đọc – hiểu văn bản: “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Phan Bội Châu

Phan Bội Châu sinh năm 1867 mất năm 1940. Phan Bội Châu là nhà yêu nước và cách mạng lớn, “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập…”

Phan Bội Châu là nhà văn, nhà thơ lớn, khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình – chính trị.

Tác phẩm tiêu biểu: Trùng Quang tâm sử, Ngục Trung thư, Việt Nam vong quốc sử, v.v…

2. Tác phẩm: Lưu biệt khi xuất dương

Hoàn cảnh ra đời:

Vào những năm đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại; ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.

Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, Phan Bội Châu làm bài thơ “lưu bieeth khi xuất dương” để từ giã bạn bè, đồng chí.

Nội dung và nghệ thuật (ghi nhớ):

Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, “lưu biệt khi xuất dương” đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỷ XX. Với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Quan niệm mới về chí làm trai (Hai câu đề):

Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời

Câu thơ khẳng định: làm trai là “phải lạ ở trên đời”: là phải sống cho phi thường, hiển hách, phải mưu đồ xoay chuyển “càn khôn”. Có thể so sánh với “chí làm trai” trong văn học trung đại, như với Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, cảm hoài của Đặng Dung, Đi thi tự vịnh của Nguyễn Công Trứ…

Câu nghi vấn nhưng cũng là để khẳng định: phải xoay chuyển đất trời, xoay chuyển thời thế, không chấp nhận lối sống tầm thường, nhỏ bé thâm chí buông xuôi theo số phận. Đối với nhà thơ, sống là phải có khát vọng sống mãnh liệt, sống tích cực, có ích.

Câu thơ như lời khẳng định chí làm trai đối với đất nước, phải làm nên việc lớn, có thể xoay chuyển được tình thế ngặt nghèo của đất nước chứ không thụ động để đất nước chuyển xoay. Đây là cảm hứng, ý tưởng táo bạo của tác giả- một con người coa ý chí quyết tâm tìm đường cứu nước.

2. Khẳng định trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc (Hai câu thực):

Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há không ai?

Câu khẳng định “cần có tớ” – lời khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện ý thức về cái tôi công dân đầy trách nhiệm đối với đất nước.

Nghệ thuật đối lập giữa “bách niên”“thiên tài”: chỉ ra sự tương phản giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của lịch sử khẳng định vai trò cá nhân với lịch sử.

Giọng thơ rắn rõi thể hiện cái tôi tích cực, tự tin đầy bản lĩnh và ý thức trách nhiệm trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm trước hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc.

Qua câu hỏi tu từ, tác giả khẳng định cái tôi cá nhân đối với lịch sử và khẳng định trách nhiệm cái tôi cá nhân đối với sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Câu hỏi như một lời kêu gọi mọi người lên đường và thức dậy vai trò trách nhiệm của người làm trai đối với Tổ quốc.

3. Thái độ của nhà thơ trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ (Hai câu luận):

Non sông đã mất, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài

Ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước, thể hiện ý thức công dân ca cả. Phan Bội Châu đề xuất tư tưởng mới mẻ, táo bạo về nền học vẫn cũ, bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo, quyết liệt của một nhà cách mạng tiên phong.

Phép đối nhấn mạnh nỗi nhục mất nước đồng thời lời kêu gọi mọi người từ bỏ ý tưởng, từ bỏ sách thánh hiền, từ bỏ lối học cũ chỉ lo cho danh phận mà quên đi trách nhiệm đối với đất nước. Đây là tư tưởng mới mẻ có ý nghĩa tiên phong đv thời đại đó là tư tưởng của một nhà nho đầy tâm huyết.

Câu thơ thể hiện tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước rất cao của nhà chí sĩ yêu nước.

4. Tư thế, khát vọng lên đường của bật trượng phu (Hai câu kết):

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Những hình ảnh lớn lao phi thường: “bể đông”, “cánh gió”, “muôn trùng song bạc”,… Đó cũng chính là chí khí và khát vọng lớn lao của nhà thơ.

Hình ảnh mang vẻ đẹp lãng mạng hào hùng (phần phiên âm thể hiện rất rõ) như tiếp thêm sức mạnh giúp nhà thơ vượt qua gian lao, thử thách để hướng tới hành trình mang lại độc lập tự do cho dân tộc.

Câu thơ thể hiện tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước của tác giả. Đó là tư thế của một nhà chí sĩ yêu nước luôn mang trong mình niềm khát vọng, ước mơ. Hình ảnh thơ đẹp, giàu chất sử thi thể hiện khí thế hăm hở, tự tin và quyết tâm.

Tổng kết:

– Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.
– Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.
– Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ nhục – vinh gắn liền sự tồn vong của Tổ quốc.
– Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại.
– Khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thời đại.
– Giọng thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

  • Câu hỏi luyện tập

1. Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu

2. Tìm trong hai câu 5 – 6 những từ ngữ thể hiện thái độ quyết liệt và tình cảm đau đớn của nhà thơ trước thực trạng đất nước. Riêng trong câu 6, nhà thơ đã bày tỏ thái độ như thế nào đối với nền tư tưởng, học vấn cũ của nước nhà?

3. Điều “lạ” (hi kì) ở câu thơ đầu tiên được hiểu như thế nào? Nhân vạt trữ tình khao khát “muốn vượt bể đông” để thực hiện điều gì?

4. Cảm nhận của anh chị về hình ảnh của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu được thể hiện trong bài thơ “xuất dương lưu biệt”

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.