nhung-dac-sac-nghe-thuat-trong-truyen-ngan-chiec-luoc-nga-cua-nguyen-quang-sang

Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hợp lí, gây cấn, bất ngờ:

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là biểu tượng cho đặc điểm trần thuật truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Điều tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện là tác giả đã xây dựng được một tình huống hết sức chặt chẽ, hấp dẫn xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý. Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng thoải mái, tự nhiên với giọng điệu thân mật, dân dã.

2. Lựa chọn ngôi kể thích hợp.

Tác giả đã kể chuyện từ nhân vật “tôi” (bác Ba) – người bạn thân chiến đấu của ông Sáu, một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi kể này tạo được giọng điệu kể chuyện thủ thỉ tâm tình, gợi cảm giác chân thực, gần gũi vói người đọc. Bác Ba là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện. Vì vậy, với cách lựa chọn ngôi kể này vừa tạo sự khách quan, vừa có sức thuyết phục với người đọc về những sự kiện, tình tiết trong truyện. cách lựa chọn ngôi kể này rất phù hợp, nó thể hiện sự tinh tế của tác giả. Người kể hoàn toàn điều khiển nhịp kể kể và dẫn dắt nội dung câu chuyện theo dòng cảm xúc của mình.

3. Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói.

Nhà văn rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của nhân vật trẻ em rất tinh tế. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm, tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người và tình người

4. Sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam bộ.

Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ.

1 bình luận trong “Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang