nhung-nhan-dinh-van-hoc-hay-ve-bai-tho-noi-voi-con-va-nha-tho-y-phuong

Những nhận định hay về bài thơ Nói với con và nhà thơ Y Phương

Những nhận định văn học hay về bài thơ “Nói với con” và nhà thơ Y Phương

– Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sự sống bền bỉ của quê hương mình.

– Bài thơ đi từ tình cảm gia đình, mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thân thuộc nâng lên thành lẽ sống.

– “Y Phương đã ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình ”

– Tác phẩm của Y Phương gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của ông. Những vần thơ của Y Phương được khơi nguồn từ sự sống, từ cuộc đời cụ thể, những trải nghiệm của ông. Khi cuộc sống đã trải qua biết bao thăng trầm thì tác phẩm của Y Phương thể hiện triết lí với nhiều trăn trở và suy ngẫm. Quan niệm văn chương của ông hiện rõ điều này: “Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình”.

– Chất thơ sung mãn, lối viết khoáng đạt giàu hình ảnh, giàu sắc thái dung hòa con người với tự nhiên đã tạo cho thơ Y Phương có sức sống rất bền. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên vẻ đẹp của phong cách thơ Y Phương.

Y Phương là người có quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật một cách rõ ràng, một nhà thơ có tư tưởng, có quan niệm nghệ thuật là biểu hiện của một nhà thơ lớn.

– Y Phương trước sau nhất quán một xác tín nghề nghiệp”. Như nhiều người cầm bút khác, Y Phương đã trăn trở trên từng trang viết, “luôn đòi hỏi cao với bản thân” trau chuốt lại những vần thơ đã ra đời, đó cũng là điều hay gặp ở nhiều người sáng tác có ý thức.

– Thơ Y Phương bình dị, chân chất, hồn nhiên, giấu cất mà không he hé lộ thiên, lặng lẽ mà bùng nổ, nhẩn nha như chính cuộc đời ông, con người ông.

– Thơ Y Phương “cũng như rượu ngon, thơ ông càng để lâu càng ngấm thời gian, có điều kiện để ông thanh lọc những tạp chất, trở nên tinh khiết – cái tĩnh lặng luôn luôn là môi trường của ý tưởng sâu sắc”

– “Y Phương của đời thường và Y Phương trong thơ là một. Bạn đọc tìm thấy ở  thơ anh một tiếng nói chung, ấy là sự đồng lòng, đồng cảm”

– Y Phương là một người vùng cao nhưng đã khắc phục được cái “thô ráp, ngây ngô vốn là nhược tật của lối cảm đó”

– “Y Phương bắt đầu tuổi trẻ mình bằng cuộc đời người lính và bắt đầu đời thơ mình là những bài thơ đánh giặc”. Theo ông, mảng thơ của Y Phương viết về non nước Cao Bằng rất thiết tha và linh hoạt, còn những bài thơ nói về mẹ, về con, về người yêu thì mang đậm bản sắc dân tộc.

– Sự tha thiết với xứ sở dân tộc mình chính là nhịp tim thầm kín bền vững nhất trong từng bài thơ Y Phương, là cốt lõi của giọng hát Y Phương”. Ngoài ra, “Trong Tiếng hát tháng giêng, Y Phương còn chứng tỏ sự độc đáo của mình ở một mảng thơ khác – thơ tình.

– Những hình bóng thiếu nữ Tày, là một hình tượng văn học khỏe khoắn, chủ đạo nhất của thơ Y Phương

– Những làn điệu dân ca đa dạng và phong phú ở Trùng Khánh là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn Y Phương để rồi sau này thơ anh có sức ngân vang và bay xa”. Có thể nói Y Phương là “một nhà thơ chung thủy với quê hương.

– Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc.

– Nói chuyện tình yêu của con người với con người mà kết hợp với thiên nhiên, với tự nhiên như vậy vừa cổ xưa, vừa hiện đại.

– Tình yêu đích thực bao giờ cũng vậy, nâng đỡ con người ta, hướng con người ta tới cõi thiêng liêng” và khẳng định nếu không là Y Phương “thì chúng ta đã không thể có những bài thơ thắt lòng vì tha thiết yêu mà không thể sống cùng nhau, song vết thương lòng thì chừng như không lành theo năm tháng”

– Y Phương là một giọng điệu riêng, trộn lẫn một cách hài hòa lối nghĩ, lối nói của dân tộc anh.

– Bằng bút pháp điêu luyện, ngôn ngữ chọn lọc, giữ được sự tinh tế của tình cảm pha lẫn cái dung dị, mộc mạc đầy chất núi rừng” là nhận xét của tác giả Thái Vĩnh Linh.

– Y Phương vừa hiện đại vừa dân tộc là bởi vì anh đã biết kết hợp truyền thống văn hóa của quê hương với mọi miền quê của đất nước.

– Y Phương là một sự lạ lùng quyến rũ đến kì lạ, là một hương vị mới trong bữa tiệc đã quá nghèo nàn và nhàm chán!

Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc. Qua tất cả những cảnh huống sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện thực, những đam mê và đau khổ trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và những sự thật cuộc đời… Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình.

Y Phương “có thể miêu tả thời gian thuận chiều, đồng dạng, đồng nhịp với thời gian tự nhiên nhưng nhiều khi lại miêu tả thời gian ngược chiều từ hiện tại trở về quá khứ rồi từ quá khứ đi tới tương lai. Và có lúc cả quá khứ, tương lai có thể đồng hiện tại trong một thời khắc của hiện tại.

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang