Ôn tập kiến thức.
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của bạn về đặc điểm của văn bản thông tin.
Trả lời:
– Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyển tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.
– Đặc điểm chính của văn bản thông tin:
+ Các văn bản này là một thể loại con của phần phi hư cấu. Mục đích chính của nó là để thông báo cho người đọc về thế giới tự nhiên hoặc xã hội.
+ Không giống như tiểu thuyết và các hình thức phi hư cấu khác, văn bản thông tin không sử dụng các ký tự. Nó có các tính năng ngôn ngữ chuyên ngành, chẳng hạn như việc sử dụng các danh từ chung.
Câu 2: Tóm tắt ba văn bản đã học (Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một; Đồ gốm gia dụng của người Việt; Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai) theo các phương diện sau: đề tài, thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản; cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày; đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản; thái độ, quan điểm của người viết; phương tiện phi ngôn ngữ.
Trả lời:
Sơn Đoòng – thế giới chỉ có một | Đồ gốm gia dụng của người Việt | Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai | |
Đề tài | – Thông tin và các hình thức phát triển Sơn- Đoòng | – Quá trình lịch sử của đồ gốm gia dụng Việt Nam | – Tàu điện thời Pháp thuộc và kì vọng vào tương lai |
Thông tin cơ bản và một số thông tin chi tiết thể hiện thông tin cơ bản | – Sơn Đoòng -đệ nhất kì quan + Được biết đến vào 1990 + Hoàn cảnh ra đời của Sơn Đoòng + Đặc điểm của Sơn Đoòng + Điều kì lạ của Sơn Đoòng – Đệ nhất phát triển bền vững hang động lớn nhất thế giới + Sơn Đo òng được thế giới đánh giá cao + Khuyến cáo bảo vệ Sơn Đoòng + Hình thức khai thác phù hợp với Sơn Đoòng + Vẻ đẹp của Sơn Đoòng | – Tiền thân của chiếc bát + Vỏ hoa quả + Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán + Những chiếc bát men đen và men ngọc thời Lý và chiếc bát đàn thười Hậu Lê + Sự kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao – Đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần: + Quá thanh nhã + Cổ vật quý hiếm ngày nay + Ở nông thôn – Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng + Sự phân biệt giữa đồ dân gian và đồ cung đình + Dân thành thị và nông thôn | – Giới thiệu về ký ức một thời đã qua + Với người Hà Nội xưa + Hình ảnh những toa tàu và chuyến tàu điện – Lí do hệ thống tàu điện từ thười pháp thuộc lại tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội + Dưới góc độ nghiên cứu lịch sử + Mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm + Mạng lưới tàu hướng ra ngoại ô + Hệ thống tàu điện thời Pháp thuộc là một bài học quý giá – Cung đường của ký ức, hiện tại và tương lai
|
Cách trình bày dữ liệu, thông tin và hiệu quả của cách trình bày | – Phần văn bản “Sơn Đoòng – Đệ nhất kì quan” trình bày dữ liệu và thông tin theo cách trích dẫn. Cách trình bày ấy trong văn bản giúp đảm bảo độ tin cậy, sự minh bạch, tránh tình trạng đạo văn đồng thời giúp người đọc theo dõi được các số liệu về Sơn Đoòng và tìm được nguồn trích dẫn. | – Đoạn văn được viết theo lối diễn dịch.-> Phù hợp với các thông tin đưa ra, giúp người đọc hiểu được tiền thân lịch sử của đồ gốm gia dụng một cách đầy đủ. Đoạn văn được viết theo lối diễn dịch.-> Phù hợp với các thông tin đưa ra, giúp người đọc hiểu được tiền thân lịch sử của đồ gốm gia dụng một cách đầy đủ. | – Đoạn văn được viết theo lối diễn dịch. Chủ đề là đoạn đầu, các đoạn và các câu còn lại triển khai cụ thể ý của chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các đoạn và các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội. |
Đặc trưng về yếu tố hình thức và vai trò của các yếu tố ấy đối với việc thể hiện thông tin chính của văn bản | – Các yếu tố hình thức của văn bản đã hỗ trợ chứng minh và giải thích, nêu được ý và nội dung cho việc biểu đạt nội dung chính. Các ý chính là các thông tin quan trọng nhất mà người đọc muốn truyền tải qua văn bản. Các thông tin cơ bản lại được hỗ trợ và làm rõ ý bởi các thông tin chi tiết từ đó chứng minh được nội dung của văn bản. | – Văn bản sử dụng các hình ảnh xuyên suốt bài, mỗi phần đều có các yếu tố hình thức là các hình ảnh minh họa -> Các yếu tố này giúp cho các ý tưởng và thông tin sinh động, hấp dẫn, sinh động hơn, người đọc dễ hiểu và hình dung các đồ gia dụng gốm hơn. | – Sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản là giúp người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu giúp người đọc dễ hình dung ra khung cảnh ấy. |
Thái độ, quan điểm của người viết | – Thái độ của tác giả được thể hiện qua văn bản là niềm tự hào và trân trọng vẻ đẹp của Sơn Đoòng | – Tác giả thể hiện thái độ ngạc nhiên và khó tin ngoài ra còn thể hiện sự tự hào và trung thực với lịch sử phát triển. | – Văn bản trên cho thấy quan điểm, thái độ của tác giả: Nghiêm túc, lập trường thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng và niềm tự hào về Hà Nội, về đất nước, về lịch sử. |
Phương tiện phi ngôn ngữ | – Hình ảnh | – Hình ảnh | – Hình ảnh |
Câu 3: Nêu ít nhất một bài học kinh nghiệm về việc đọc hiển các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin. Từ đó, rút ra (những) điểm cần chú ý khi tạo lập văn bản có sử dụng các phương tiện ấy.
Trả lời:
* Bài học kinh nghiệm:
– Việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin qua văn bản giúp:
+ Văn bản trở nên rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu hơn.
+ Những phần không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thì đã có phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh minh họa khiến cho việc đọc hiểu vẫn diễn ra một cách thuận lợi
* Các điểm cần chú ý khi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:
– Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.
– Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.
– Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết
– Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,… trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).
Câu 4: Trình bày một số điểm cần lưu ý khi viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Trả lời:
– Khi nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội chúng ta cần:
+ Xác định vấn đề nghiên cứu
+ Xây dựng dàn ý, đề cương nghiên cứu.
+ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu
+ Xác định cách tiến hành và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 5: Ghi lại những kinh nghiệm về cách trình bày kết quả nghiên cứu.
Trả lời:
– Cách dễ nhất là trình bày các kết quả tương ứng theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu (Introduction).
– Phát biểu đơn giản và rõ ràng.
– Báo cáo số liệu trung bình cùng với sai số chuẩn (standard error) hoặc độ lệch chuẩn (standard deviation) hay kết quả từ phân tích thống kê.
– Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu trong phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối với các số liệu quan trọng nhất. Cùng một nội dung số liệu thì chọn trình bày bằng hình hoặc bảng, không trình bày cả hai.
– Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có ảnh hưởng đến việc giải thích kết quả.
– Chỉ trình bày số liệu có liên quan đến chủ đề bài báo như đã định nghĩa trong phần giới thiệu.
– Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.
– Chỉ nên trình bày những bảng và hình cần thiết, rõ ràng và có giá trị.
– Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu không có ý nghĩa thống kê không cần thiết; các bảng và hình không cần thiết; các từ ngữ không cần thiết.
– Phần kết quả cũng có thể viết chung với thảo luận nhưng phải phân biệt rõ nội dung nào là kết quả, nội dung nào là thảo luận.
Câu 6: Từ những gì đã học trong bài học này, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý nghĩa của việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Trả lời:
Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự du nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.