Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai (Vũ Hoài Đức) (Ngữ văn 11, tập 1, Chân trời sáng tạo)

cung-duong-cua-ki-uc-hien-tai-va-tuong-lai-vu-hoai-duc-bai-4-ngu-van-11-tap-1-chan-troi-sang-tao

Đọc mở rộng theo thể loại:

Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
(Vũ Hoài Đức)

Câu 1: Vẽ sơ đồ bố cục của văn bản và nội dung từng phần.

Trả lời:

Câu 2: Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Có lẽ chưa có một nghiên cứu nào tìm cách lí giải thấu đáo và khoa học cho câu hỏi … Tiếng “leng keng tàu sớm khuya” vọng về từ quá khứ đã là một thanh âm mang sắc thái riêng của đất Tràng An”. Chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy.

Trả lời:

– Đoạn văn được viết theo lối diễn dịch. Chủ đề là đoạn đầu, các đoạn và các câu còn lại triển khai cụ thể ý của chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các đoạn và các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết từ đó người đọc có thể hiểu được lí do vì sao tàu điện lại có dấu ấn sâu đậm trong lòng người Hà Nội.

Câu 3: Phân tích các chi tiết đã được tác giả trình bày trong văn bản để làm rõ nhận định “Chắc hẳn nhiều người cũng đồng tình rằng, tàu điện là kí ức đáng nhớ của Thủ đô trên nhiều phương diện”.

Trả lời:

– Các chi tiết làm rõ nhận định trên như:

+ Tàu điện Hà Nội xưa vừa là chứng nhân cho quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kiểu thành thị…..

+ Phải khẳng định rằng mạng lưới tàu điện theo mô hình hướng tâm….. tuyệt vời góp phần làm nên sự đặc sắc của không gian cảnh quan Hồ Gươm.

+ Có thể so sánh không cường điệu rằng ….. huyết mạch cơ bản

+ Minh chứng rõ ràng cho thấy Hệ thống tàu điện là một bài học quý giá…..

Câu 4: Tác dụng của sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản là gì?

Trả lời:

– Tác dụng của sơ đồ các tuyến tàu điện Hà Nội năm 1985 và hình ảnh trong văn bản là giúp người đọc hình dung được quá trình vận chuyển và hình ảnh chân thực về chiếc tàu giúp người đọc dễ hình dung ra khung cảnh ấy.

Câu 5: Bạn có nhận xét gì về cách đặt nhan đề của tác giả trong mối tương quan với nội dung của văn bản?

Trả lời:

– Cách đặt nhan đề của tác giả đã thể hiện bao quát mà các ý muốn hướng đến, thể hiện được cái cốt lõi, cái hồn của văn bản.

Câu 6: Xác định thái độ và quan điểm của người viết.

Trả lời:

– Văn bản trên cho thấy quan điểm, thái độ của tác giả: Nghiêm túc, lập trường thẳng thắn, trực tiếp, rõ ràng và niềm tự hào về Hà Nội, về đất nước, về lịch sử.

Câu 7: Bạn có đồng tình với ý kiến của người viết về việc ” khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội: hay không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của người viết về việc “khôi phục tàu điện lịch sử của Hà Nội: hay không. Vì việc khôi phục giúp mọi người có thể biết đến và hình dung được quá trình lịch sử về sự phát triển cũng như giúp những người đã từng sống trong thời kỳ ấy được trở về kí ức đồng thời điều đó cũng giúp du lịch Việt Nam phát triển hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.