Ôn tập kiến thức Học kì 2.
Câu 1. Em đã được học về những loại, thể loại văn bản nào trong học kì II? Hãy trả lời câu hỏi này bằng một bảng tổng hợp hay sơ đồ phù hợp.
Trả lời:
– Em đã được học về những loại, thể loại văn bản nào trong học kì 2:
+ Truyện ngụ ngôn.
+ Thành ngữ, tục ngữ.
+ Truyện khoa học viễn tưởng.
+ Văn bản nghị luận.
+ Văn bản thông tin.
Câu 2. Với Ngữ văn 7 tập hai, em đã được tìm hiểu sâu về một số thể loại văn bản mới, chưa học trước đó. Nêu tên và đặc điểm nổi bật của các thể loại này kèm danh mục văn bản cụ thể vào bảng.
Trả lời:
STT | Tên loại, thể loại văn bản | Đặc điểm nội dung | Đặc điểm hình thức | Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học |
1 | Truyện ngụ ngôn | Thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. | – Tự sự cỡ nhỏ – Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió | – Đẽo cày giữa đường – Ếch ngồi đáy giếng |
2 | Tục ngữ | Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống. | – Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu. | Một số câu tục ngữ Việt Nam |
3 | Truyện khoa học viễn tưởng | – Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán. – Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian,… – Không gian: Không gian Trái Đất, ngoài Trái Đất,… – Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm. – Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết. – Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường, có trí thông minh để tạo ra những phát minh,… | – Thường có tính chất li kì.
– Sử dụng cách viết lô-gíc | – Cuộc chạm trán trên đại dương
– Đường vào vũ trụ
|
Câu 3. Trong hoc kì II, những kiến thức tiếng Việt nào được ôn lại và những kiến thức tiếng Việt nào lần đầu được học? Hãy điền thông tin phù hợp vào bảng được lập theo mẫu.
Trả lời:
STT | Bài học | Kiến thức được củng cố | Kiến thức mới |
1 | Bài 6: Bài học cuộc sống | – Thành ngữ – Nói quá | |
2 | Bài 7: Thế giới viễn tưởng | – Dấu ngoặc kép | – Mạch lạc và liên kết của văn bản – Dấu chấm lửng |
3 | Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành | – Phương tiện liên kết – Thuật ngữ | |
4 | Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên | – Cước chú – Tài liệu tham khảo |
Câu 4. Nêu những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7 tập 2. Kiểu bài nào được xem là mới và yêu cầu cụ thể của những kiểu bài đó là gì? Hãy lập một sơ đồ phù hợp để thể hiện lời giải đáp của em
Trả lời:
– Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).
+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).
+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
– Trong chương trình lớp 6 và lớp 7 ta đều được học về kiểu bài kể lại sự việc, thuyết minh, nghị luận, tuy nhiên đối tượng của các bài giữa hai chương trình là khác nhau.
Câu 5. Lập bảng nhắc lại những đề tài viết (theo kiểu từng bài) mà em đã chọn thực hiện và nêu dự kiến về những đề tài khác có thể viết thêm.
Trả lời:
STT | Kiểu bài viết | Đề tài đã chọn viết | Đề tài khác có thể viết |
1 | Văn nghị luận | – Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) | – Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) |
2 | Văn thuyết minh | – Thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong chơi hay hoạt động | – Thuyết minh về một bộ phim hay một cuốn sách hay, … |
3 | Văn phân tích | – Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc | – Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em thích |
Câu 6. Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với những nội dung gì? Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất? Vì sao?
Trả lời:
– Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với nội dung:
+ Kể lại một truyện ngụ ngôn.
+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người.
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
+ Ngày hội sách.
– Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất: HS chọn theo sở thích cá nhân.