»» Nội dung bài viết:
Phân tích “Chí khí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ.
I. Mở bài:
– Nguyễn Công Trứ là người có tài, có chí khí, ông viết bài thơ Chí khí anh hùng khi còn trẻ nhằm mục đích để thể hiện khát khao của bản thân với cuộc sống, với con đường công danh, mong muốn đem tài trí ra giúp nước, giúp đời. Với tài nghệ của mình, Nguyễn Công Trứ được xem là nhân vật kiệt xuất của Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
– Bài thơ “Chí khí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm chí nam nhi: là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.
II. Thân bài:
1. Chí làm trai theo quan niệm của người xưa.
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả, trả vay.”
– Theo quan niệm của người xưa, người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang “nợ tang bồng”.
+ Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên
→ Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: phải có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn vua, trả nợ đời. Không thể sống ru rú trong xó nhà. Không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình. Phải đem tài trí đua tranh với đời.
“Chí làm trai nam bắc đông tây,
Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể.”
– Người có chí nam nhi, có chí anh hùng thì trường đua tranh vô cùng rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ:
+ “vòng trời đất”, “nam, bắc, đông, tây” “trong bốn bể” mang “nợ tang bồng” thì phải hết sức sòng phẳng, nghĩa là có “vay” thì phải có “trả”.
+ “Ngang dọc dọc ngang” chỉ sự tung hoành đó đây; ngoài ra còn phải “vẫy vùng” đè sóng cưỡi gió, đem tài năng thi thố với thiên hạ.
– Nghệ thuật:
+ Thơ đầy nhạc, lôi cuốn, hấp dẫn.
+ Nghệ thuật láy âm, điệp từ, luyến láy rất tài tình: “dọc ngang ngang dọc”, “vay giả già vay”.
→ Nhà thơ làm hiện lên trước mắt người đọc, người nghe hình ảnh một đấng nam nhi đang tung hoành, vùng vẫy trong “vòng trời đất”.
2. Quan niệm sống đẹp của Nguyễn Công Trứ.
“Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ,
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh.
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ”
– Khổ thơ có giá trị như một tuyên ngôn, thể hiện một quan niệm sống đẹp:
+ Con người sinh ra ở đời, ai mà chẳng có một nghề, một công việc để mưu sinh “Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ”. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết làm nên công danh sự nghiệp để lại tấm lòng son (đan tâm) trong sử sách, để lại tiếng thơm cho muôn đời.
+ Không nên lấy thành, bại, vinh, nhục để bàn luận anh hùng một cách vội vã, phiến diện. Cũng không nên xem thường người anh hùng khi chưa gặp thời thế “Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ”.
→ Trên đây là những lời tâm huyết của Nguyễn Công Trứ muốn nhắn gửi lại cho mai hậu.
3. Hành động thể hiện chí khí anh hùng.
– Giọng điệu thơ mang âm hưởng anh hùng ca thể hiện rõ chí anh hùng bằng những hành động, những việc làm cụ thể:
“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”
– Ngôn ngữ thơ trang trọng cổ kính. Hình tượng thơ mang tính chất ước lệ tượng trưng, lấy cái kì vĩ, tráng lệ để nói lên khát vọng công danh, chí nam nhi, chí anh hùng:
+ “Mây tuôn sống vỗ”, “buồm lái trận cuồng phong” là hai hình ảnh tượng trưng nói lên cảnh ngộ đất nước gặp buổi khó khăn; loạn lạc và cách ứng xử của người anh hùng đứng trước thời cuộc, quyết đem tài năng và khí phách dẹp loạn, cứu nguy cho đời, làm sáng ngời lòng trung quân ái quốc.
+ “Xẻ núi lấp sông” tượng trưng cho những công việc phi thường, những sự việc to lớn, làm rạng rỡ quê hương xứ sở.
→ Nguyễn Công Trứ sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ ấy, ông đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình.
4. Niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời.
– Theo thi pháp cổ gọi là khổ xếp, chỉ có 3 câu, câu cuối cùng gọi là câu keo, chỉ có sáu từ:
“Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.”
+ “Đường mây” là hình ảnh ẩn dụ, lấy từ câu chữ “thanh vân chí thượng” (lên đến tận mây xanh) ý nói thi đỗ, có địa vị cao sang, lập được công danh.
+ “Thênh thênh cử bộ” nghĩa là bước đi thênh thênh, ung dung trên con đường công danh
– Nếu ở khổ đầu tác giả viết “Nợ tang bồng vay giả giả vay” thì đến khổ cuối lại viết “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”.
→ Ta thấy dưới ngòi bút của Nguyễn Công Trứ, ngôn ngữ thơ vừa hình tượng, biểu cảm vừa mang tính hệ thống chặt chẽ. “vỗ tay reo”, “thành thơi’ chỉ niềm vui hân hoan, toại nguyện, thảnh thơi ung dung với “thơ túi rượu bầu”, sống tại cuộc đời của những tao nhân mặc khách.
– Nghệ thuật: Giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, thư thái diễn tả niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời, đã trang trải hết nợ tang bồng. Và lúc ấy, có quyền được thảnh thơi vui sướng “thơ túi rượu bầu”, thưởng thức trăng thanh gió mát. có người cho đó là hưởng lạc.
5. Quan niệm làm trai qua tác phẩm
– Quan niệm Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ quan điểm là chí nam nhi, là kẻ sĩ trong cõi đời phải làm nên sự nghiệp to lớn, để lại công đức, danh tiếng cho đất nước, quê hương.
– Kẻ sĩ là phải lập thân bằng con đường khoa cử. Triều đình phong kiến chọn nhân tài bằng con đường khoa cử. Sĩ tử phải thi thố tài năng với thiên hạ, mong ghi tên vào bảng vàng bia đá.
– Làm quan là để thực hiện lí tưởng trung quân ái quốc. Gặp thời loạn thì giúp vua dẹp giặc đem lại thái bình cho quê hương. Trong thời bình thì đem tài kinh bang tế thế, trị nước cứu đời, làm cho đất nước cường thịnh. Là đấng trượng phu, là kẻ nam nhi không thể sống tầm thường, không thể ru rú nơi xó nhà, mang thân phận phường giá áo túi cơm.
– Kẻ sĩ chân chính phải bằng tài đức, qua rèn luyện “thập niên đăng hỏa” ở cửa Khổng sân Trình, dùi mài kinh sử và bằng con đường thi cử, đỗ đạt, làm nên những công việc phi thường như dời non lấp bể, đội đá vá trời, ghi danh vào sử sách, làm rạng rỡ gia đình, dòng họ, làm vẻ vang cho đất nước, quê hương.
III. Kết bài:
– Bài thơ Chí khí anh hùng thể hiện chính con người và suy nghĩ của Nguyễn Công Trứ. Là đấng nam nhi thì phải có chí anh hùng: khao khát đua tranh, vẫy vùng lập công danh, làm nên sự nghiệp lớn “lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh”. Đành rằng chí anh hùng ấy mang màu sắc phong kiến, nhưng tích cực.
Bài văn tham khảo 1:
- Mở bài:
Chí khí anh hùng (Chí làm trai) của Nguyễn Công Trứ viết về đề tài quan niệm anh hùng của nhà thơ. Đây là một vấn đề khía cạnh rất được quan tâm ở giai đoạn ấy. Và cũng có không ít nhà thơ viết về đề tài này. Chẳng hạn như Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão. Tuy nhiên ở đây ta có thể cảm nhận được cốt cách chí khí lập công danh để được ghi lại sự nghiệp cho đời. Hãy cùng nhau theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé!
- Thân bài:
Có thể nói Chí khí anh hùng là một bài thơ, một bài hát nói xuất sắc trong sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ. Ở đây bài thơ này đã thể hiện được khí thế hăm hở lập công danh để ghi lại sự nghiệp cho đời.
Theo quan niệm xưa, người con trai sinh ra trên đời là phải đầu đội trời, chân đạp đất và cũng phải mang nợ tang bồng. Tức là có khả năng bán cung tên nếu hiểu theo nghĩa đen. Còn nếu nghĩa bóng thì câu nói này có nghĩa là đã là đấng nam nhi thì cần phải chí ở bốn phương và tung hoành trời đất giúp vua trả nợ nước, nợ đời. Chứ không thể an nhàn trong xó nhà và càng không thể mang thói nữ nhi thường tình mà cần phải đem tài trí tranh đua với đời.
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Những ai có chí nam nhi thì thường đua tranh với đời và mang tầm vóc vô cùng to lớn. Đó là vòng trời đất trong bốn bể. Tuy mang nợ tang bồng nhưng cũng phải hết sức sòng phẳng hay nói cách khác là có vay thì phải có trả. Ở đoạn này với giọng điệu hào hùng ta có thể cảm nhận được điều đó. Nó làm gợi hình ảnh và cũng như nam nhi ở đời đang tung hoành trời đất và vẫy vùng.
Đã là con người ở đời ai cũng phải có một cái nghề, đó cũng chính là cách mà con người ta mưu sinh. Tuy nhiên điều quan trọng nhất chính là cần phải biết làm nên công danh sự nghiệp để được lưu danh sử sách và đó cũng chính là tiếng vang muôn đời. Mặc dù vậy cũng không nên lấy thành bại, vinh nhục để bàn luận một cách phiến diện và vội vã. Và cũng càng không nên xem thường những người có chí làm trai nhưng lại chưa gặp thời thế.
Để hiện thực hóa quan niệm của mình, nhà thơ đã chỉ rõ bằng các hành động cụ thể, những việc làm cụ thể. Ở đây nhà thơ đã hình tượng thông qua cái chất ước lệ tượng trưng để lấy cái kỳ vĩ mà nói lên cái khát vọng về công danh, chí nam nhi của người anh hùng.
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ
Nguyễn Công Trứ đã mượn hình ảnh mây tuôn và buồm lái là hai hình ảnh tượng trưng để nói lên cảnh ngộ đất nước đang buổi khó khăn loạn lạc. Khi đó đấng nam nhi cần phải ra sức để giúp ích cho đời. Đem sức lực của mình để cứu nguy cho đất nước và làm sáng ngời lòng trung quân ái quốc. Sở dĩ có điều này bởi ông đã trải qua rất nhiều thăng trầm và biến cố của cuộc đời. Tuy nhiên ông đã sống và hành động đúng như quan niệm chí làm trai mà ông chuyển tải trong bài thơ.
Khổ cuối cùng của bài thơ chính là khổ xếp và câu cuối cùng chính là câu keo khi chỉ có 6 từ. Ở đây nhà thơ đã mượn hình ảnh ấn dụ để ý nói thi đỗ và sẽ lập được công danh. Và khi đó có quyền được thành thơi vui sướng bầu bạn cùng rượu và ngăm nhìn trăng thanh gió mát, đó cũng chính là một cách để hưởng lạc.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.
Để làm rõ điều này nhà thơ đã sử dụng một giọng thơ nhẹ nhàng và thư thái để diễn tả niềm sung sướng tự hào. Đó là khi đã hoàn thành chí làm trai, đã trả hết nợ tang bồng và cũng đã làm tròn nghĩa vụ với đời.
- Kết bài:
Chí khí anh hùng (Chí làm trai) là một quan niệm về anh hùng của Nguyễn Công Trứ. Ở đây ta cảm nhận được một chí khí của tuổi trẻ của những người thanh niên. Đó cũng chính là nhân cách của nhà thơ. Đặc biệt ông có công rất lớn trong việc di dân, lập ấp, khai khẩn đất hoang. Đó cũng chính là cách mà nhà thơ hiện thực hóa quan niệm của mình. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chí làm trai mang lại.
Bài văn tham khảo 2:
- Mở bài:
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), là một trong những nhà thờ tiêu biểu của nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Ông là một nhà nho, văn võ song toàn, có tài kinh bang tế thế. Về mặt thơ văn, những bài thơ viết theo thể hát nói của ông cho ta thấy một tâm hồn khoáng đạt, một cốt cách mạnh mẽ hào hùng, rất độc đáo. Bài “Chí khí anh hùng” là một trong những bài hát nói xuất sắc nhất của nhà thơ viết trong thời trai trẻ.
- Thân bài:
Mở đầu bài thơ biểu lộ chí khí hăm hở lập công danh, để lại công danh sự nghiệp cho đời. Nhạc điệu âm vang, dồn dập của bài thơ gợi lên trong lòng chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc, tuyệt đẹp:
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay giả giả vay … …
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”
Theo quan niệm của người xưa, người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang nợ tang bồng. Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên. Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: phải có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn vua, trả nợ đời. Không thể sống ru rú trong xó nhà. Không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình. Phải đem tài trí đua tranh với đời.
Người có chí nam nhi, có chí anh hùng thì trường đua tranh vô cùng rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ: “vòng trời đất”, “nam, bắc, đông, tây” “trong bốn bể”. Mang “nợ tang bồng” thì phải hết sức sòng phẳng, nghĩa là có “vay” thì phải có “trả”. “Ngang dọc dọc ngang” chỉ sự tung hoành đó đây; ngoài ra còn phải “vẫy vùng” đè sóng cưỡi gió, đem tài năng thi thố với thiên hạ.
Cái hay của khổ đầu bài hát nói là ở giọng điệu hào hùng. Thơ đầy nhạc, lôi cuốn, hấp dẫn. Nghệ thuật láy âm, điệp từ, luyến láy rất tài tình: “dọc ngang ngang dọc”, “vay giả già vay”. Nhà thơ làm hiện lên trước mắt người đọc, người nghe hình ảnh một đấng nam nhi đang tung hoành, vùng vẫy trong “vòng trời đất”:
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay giả giả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”
Khổ thơ thứ hai là khổ giữa của bài hát nói, có giá trị như một tuyên ngôn, thể hiện một quan niệm sống đẹp;
“Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ,
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh.
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ”
Con người sinh ra ở đời, ai mà chẳng có một nghề, một công việc để mưu sinh. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết làm nên công danh sự nghiệp để lại tấm lòng son (đan tâm) trong sử sách, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Không nên lấy thành, bại, vinh, nhục để bàn luận anh hùng một cách vội vã, phiến diện. Cũng không nên xem thường người anh hùng khi chưa gặp thời thế. Trên đây là những lời tâm huyết của Nguyễn Công Trứ muốn nhắn gửi lại cho mai hậu.
Bài hát nói này có khổ dôi, đó là khổ thơ thứ ba. Giọng điệu thơ mang âm hưởng anh hùng ca thể hiện rõ chí anh hùng bằng những hành động, những việc làm cụ thể. Ngôn ngữ thơ trang trọng cổ kính. Hình tượng thơ mang tính chất ước lệ tượng trưng, lấy cái kì vĩ, tráng lệ để nói lên khát vọng công danh, chí nam nhi, chí anh hùng:
“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”
“Mây tuôn sống vỗ”, “buồm lái trận cuồng phong” là hai hình ảnh tượng trưng nói lên cảnh ngộ đất nước gặp buổi khó khăn; loạn lạc và cách ứng xử của người anh hùng đứng trước thời cuộc, quyết đem tài năng và khí phách dẹp loạn, cứu nguy cho đời, làm sáng ngời lòng trung quân ái quốc. “Xẻ núi lấp sông” tượng trưng cho những công việc phi thường, những sự việc to lớn, làm rạng rỡ quê hương xứ sở. Nguyễn Công Trứ đã trải qua những thăng trầm dữ dội, đã nếm nhiều vinh nhục trên con đường công danh. Có điều cần khẳng định là ông đã sống và hành động đúng như ông quan niệm. Về mặt câu chữ, không phải ở sự mới mẻ, vì nhiều người đã viết, đã dùng, cái hay cái đẹp ở đây là với ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ ấy, ông đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình.
Khổ thơ cuối trong bài hát nói, theo thi pháp cổ gọi là khổ xếp, chỉ có 3 câu, câu cuối cùng gọi là câu keo, chỉ có sáu từ:
“Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.”
“Đường mây” là hình ảnh ẩn dụ, lấy từ câu chữ “thanh vân chí thượng” (lên đến tận mây xanh) ý nói thi đỗ, có địa vị cao sang, lập được công danh. “Thênh thênh cử bộ'” nghĩa là bước đi thênh thênh, ung dung trên con đường công danh. Ở khổ đầu, nhà thơ đã viết: “Nợ tang bồng vay giả giả vay”, ở khổ xếp lại viết: “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”, qua đó ta thấy dưới ngòi bót của Nguyên Công Trứ, ngôn ngữ thơ vừa hình tượng”, biểu cảm vừa mang tính hệ thống chặt chẽ. “vỗ tay reo”, “thành thơi’ chỉ niềm vui hân hoan, toại nguyện, thảnh thơi ung dung với “thơ túi rượu bầu”, sống tại cuộc đời của những tao nhân mặc khách.
- Kết bài:
Giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, thư thái diễn tả niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời, đã trang trải hết nợ tang bồng. Và lúc ấy, có quyền được thảnh thơi vui sướng “thơ túi rượu bầu”, thưởng thức trăng thanh gió mát. Có người cho đó là hưởng lạc. Chưa hẳn thế!
Bài văn tham khảo 3:
- Mở bài:
Nguyễn Công Trứ là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XVIII. Ông cũng là người có tài, ham học, có chí và rất hăm hở trong việc lập danh. Chí khí anh hùng là bài thơ thể hiện rõ nét ý chí và khát vọng của Nguyễn Công Trứ mong đem sức mình phụng sự đất nước, làm nên những điều vẻ vang, lưu danh ở đời.
- Thân bài:
Có thể nói Chí khí anh hùng (Chí làm trai) là một bài thơ, một bài hát nói xuất sắc trong sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ. Ở đây bài thơ này đã thể hiện được khí thế hăm hở lập công danh để ghi lại sự nghiệp cho đời.
Theo quan niệm xưa, người con trai sinh ra trên đời là phải đầu đội trời, chân đạp đất và cũng phải mang nợ tang bồng. Tức là có khả năng bắn cung tên nếu hiểu theo nghĩa đen. Còn nếu nghĩa bóng thì câu nói này có nghĩa là đã là đấng nam nhi thì cần phải chí ở bốn phương và tung hoành trời đất giúp vua trả nợ nước, nợ đời chứ không thể an nhàn trong xó nhà và càng không thể mang thói nữ nhi thường tình mà cần phải đem tài trí tranh đua với đời.
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả trả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể
Nhân sinh thế thượng thuỳ vô nghệ
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ
Những ai có chí nam nhi thì thường đua tranh với đời và mang tầm vóc vô cùng to lớn. Đó là vòng trời đất trong bốn bể. Tuy mang nợ tang bồng nhưng cũng phải hết sức sòng phẳng hay nói cách khác là có vay thì phải có trả. Ở đoạn này với giọng điệu hào hùng ta có thể cảm nhận được điều đó. Nó làm gợi hình ảnh và cũng như nam nhi ở đời đang tung hoành trời đất và vẫy vùng.
Đã là con người ở đời ai cũng phải có một cái nghề, đó cũng chính là cách mà con người ta mưu sinh. Tuy nhiên điều quan trọng nhất chính là cần phải biết làm nên công danh sự nghiệp để được lưu danh sử sách và đó cũng chính là tiếng vang muôn đời. Mặc dù vậy cũng không nên lấy thành bại, vinh nhục để bàn luận một cách phiến diện và vội vã. Và cũng càng không nên xem thường những người có chí làm trai nhưng lại chưa gặp thời thế.
Để hiện thực hóa quan niệm của mình, nhà thơ đã chỉ rõ bằng các hành động cụ thể, những việc làm cụ thể. Ở đây nhà thơ đã hình tượng thông qua cái chất ước lệ tượng trưng để lấy cái kỳ vĩ mà nói lên cái khát vọng về công danh, chí nam nhi của người anh hùng.
Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ
Nguyễn Công Trứ đã mượn hình ảnh mây tuôn và buồm lái là hai hình ảnh tượng trưng để nói lên cảnh ngộ đất nước đang buổi khó khăn loạn lạc. Khi đó đấng nam nhi cần phải ra sức để giúp ích cho đời. Đem sức lực của mình để cứu nguy cho đất nước và làm sáng ngời lòng trung quân ái quốc.
Sở dĩ có điều này bởi ông đã trải qua rất nhiều thăng trầm và biến cố của cuộc đời. Tuy nhiên ông đã sống và hành động đúng như quan niệm chí làm trai mà ông chuyển tải trong bài thơ.
Khổ cuối cùng của bài thơ chính là khổ xếp và câu cuối cùng chính là câu keo khi chỉ có 6 từ. Ở đây nhà thơ đã mượn hình ảnh ấn dụ để ý nói thi đỗ và sẽ lập được công danh. Và khi đó có quyền được thành thơi vui sướng bầu bạn cùng rượu và ngăm nhìn trăng thanh gió mát, đó cũng chính là một cách để hưởng lạc.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.
Để làm rõ điều này nhà thơ đã sử dụng một giọng thơ nhẹ nhàng và thư thái để diễn tả niềm sung sướng tự hào. Đó là khi đã hoàn thành chí làm trai, đã trả hết nợ tang bồng và cũng đã làm tròn nghĩa vụ với đời.
- Kết bài:
Chí khí anh hùng (Chí làm trai) là một quan niệm về anh hùng của Nguyễn Công Trứ. Ở đây ta cảm nhận được một chí khí của tuổi trẻ của những người thanh niên. Đó cũng chính là nhân cách của nhà thơ. Đặc biệt ông có công rất lớn trong việc di dân, lập ấp, khai khẩn đất hoang. Đó cũng chính là cách mà nhà thơ hiện thực hóa quan niệm của mình. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chí làm trai mang lại.
Bài văn tham khảo 4:
- Mở bài:
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), quê huyện Nghi Xuân, tỉnh hà Tĩnh, là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử Việt Nam trung cận đại. Ông là người có khí phách kiên cường, một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi. ngông cuồng, kiêu ngào nhưng luôn gắn mình với cuộc đời cùng những trách nhiệm cao cả. Bài thơ Chí khí anh hùng thể hiện sâu sắc tinh thần ấy.
- Thân bài:
Trước hết, có thể nói Nguyễn Công Trứ là người có tài, có chí, luôn khát khao với cuộc sống, với con đường công danh, hăm hở đem tài trí ra giúp nước, giúp đời. Trung hiếu đối với Nguyễn Công Trứ không những là nghĩa vụ mà còn là triết lí sống. Đó là một tinh thần sống mãnh liệt, hăng say, hăm hở đến cuồng nhiệt.
Bởi đối với ông trong cõi đời này người với người: “Hơn nhau hai chữ anh hùng” mà thôi. Tiền bạc, danh vọng có rồi cũng mất. Chỉ riêng tên tuổi, sự nghiệp vĩ đại mới lưu danh hậu thế, cùng núi sông trường tồn mãi mãi.
Bao trùm lấy thơ của Nguyễn Công Trứ về chí anh hùng của kẻ làm trai phải có chí anh hùng. Đây không phải là quan niệm riêng gì Nguyễn Công Trứ mà là của tất cả các nhà nho chân chính đương thời. Có điều Nguyễn Công Trứ đã nâng nó lên thành một cảm hứng nồng nhiệt. Ông hát lên với tất cả sức trai, với tất cả lòng tin của một con người đầy hoài bão đầy tự tin phóng túng.
Bốn câu đầu Nguyễn Công Trứ nêu lên một quan niệm về chí làm trai:
“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nơ tang bồng vay giả, giả vay
Chí làm trai am bắc đông tây
Cho phí sức vẫy vùng tỏng bốn bể”.
Nhiều lần Nguyễn Công Trứ nói đến chí làm trai:
“Chí tang bỗng hẹn với giang sơn
Đường trung hiếu, chữ quan thân gánh vác”.
Một lần ông viết:
“Đố kị sá chi con tạo
Nợ tang bồng quyết trả cho xong”.
Điều đó chứng tỏ trong tâm hồn, trong suy nghĩ của ông luôn luôn thường trực chí làm trai. Cái này chỉ có thể là động lực quan trọng giúp Nguyễn Công Trứ làm nên nghiệp lớn sau này. Điều hấp dẫn độc đáo là chí làm trai được nâng lên tầm vũ trụ, gắn với cảm hứng vũ trụ. Hình ảnh to lớn, kì vĩ, nhạc điệu thoải mái, giọng thơ đầy hứng khởi, tạo nên cảm giác say sưa, hào hứng hiếm có:
“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
…..
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”.
Bài thơ cũng nêu lên một quan niệm về chữ “vinh”, chữ “nhục”, chữ “danh” của kẻ làm trai. Thật ra đây là ý thức bản ngã của nhà thơ. Phải biết vinh, biết nhục và đặc biệt là phải có danh. Với Nguyễn Công Trứ “công danh” cũng trở thành một khát vọng cháy bỏng:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”.
(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)
Đây là một quan điểm đúng đắn, đáng trọng, vì ở đời không biết vinh nhục thì còn gì là nhân cách? Nguyễn Công Trứ ý thức đầy lòng tự tin vào mình thì không thể viết những câu thơ chắc chắn, đường hoàng như thế. Cái hay của Nguyễn Công Trứ là ông biết gắn chứ “danh”, chữ “nhục” với chữ “công”, tức là muốn lưu danh phải có công chữ “công”, tức là muốn lưu danh phải có địa vị, phải có công lao.
Cái chí làm trai lẫy lừng giữa đất trời này luôn sôi sục trong tinh thần của ông trong suốt cuộc đời. Chí làm trai phải “dọc ngang, ngang dọc” trong trời đất, đủ sức “vẫy vùng nơi bốn bể” chứ không phải an phận thủ thường theo lối nữ nhi thường tình hoặc luồn mình bó gối trong chốn quan trường đầy ganh đua. Người làm trai tự nhận trọng trách lớn lao về mình, tự gánh trên đôi vai cái “nợ tang bồng”.
Cái chí ấy không nằm trong lý lẽ viễn vong vô nghĩa mà từ lâu đã trở thành lý tưởng, là điều tâm niệm, trở thành lẽ sống, động lực sống, mục đích sống của biết bao thế hệ:
“Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”.
Tính chất lãng mạng và hiện thực hòa quyện trong cái nhìn vừa thực tế vừa lí tưởng ở Nguyễn Công Trứ thêm vào bốn câu ở khổ giữa là để lại để láy lại, để kết lại chí làm trai của mình. Từ khát vọng công danh vươn tới chí khí anh hùng. Chí anh hùng và sự khát vọng kinh bang tế thế là điều Nguyễn Công Trứ muốn nói, muốn thổ lộ, muốn đạt tới:
“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”.
Vẫn cái giọng phơi phơi tự tin, vẫn cái cảm hứng nồng nàn đầy khát vọng của trí làm trai nhưng ý thơ có sự phát triển, có sự nâng lên cấp độ. Trước hết ông ý thức sâu sắc để đặt được chữ “danh”, để làm tròn được chí nam nhi, con đường ấy đầy khát vọng có chí làm trai nhưng ý trí thơ có sự phát triển có sự nâng lên cấ độ.
Trước hết ông ý thức sâu sắc để đạt được chữ “danh”, để làm tròn được chí nam nhi, con đường ấy gian nan thử thách. Ông ví mình như chàng thủy thủ đang băng vượt giữa dặm dài đại dương đầy “mây tuôn song vỗ”. Trong hoàn cảnh ấy anh hùng càng cần được thể hiện hơn bao giờ hết. Đó cũng là lí tưởng mà Nguyễn công Trứ ôm ấp.
Rõ ràng, Nguyễn Công Trứ đã tự giải phóng những ràng buộc về mặt tinh thần thường ngự trị trong đời sống người xưa, tạo nên một thái độ khác thường, thái độ của một con người tự ti, tự khẳng định tài năng, ý thức rõ nét về bản ngã của mình.
Ở đây có sự kết hợp hài hòa đẹp đẽ giữa con người và công dân và con người cá nhân, đồng thời bộc lộ lối sống con người phong túng và tâm hồn lãng mạng phong tình. Bài thơ kết lại trong niềm vui phơi phới của con người thành đạt đã trả xong món nợ tang bồng và tự cho mình cái quyền được hưởng thụ:
“Đường mây rộng thênh thang cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”.
Nếu như khổ đau, khổ giữ có cái giọng thoải mái, ngang dọc đầy hăm hở, đầy chí khí thì khổ cuối cùng là một tiếng reo vui khoái trá, với một cảm giác ngây ngất, lâng lâng của con người thành đạt. Đây là một niềm vui rất trần thế, rất thanh cao chứ không phải sự hưởng thụ tầm thường: “Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”. Thơ và rượu vốn là thú vui mà các bậc nho sĩ ngày xưa quen hưởng lạc.
Nhưng khác với mọi người, Nguyễn Công Trứ không hề che đậy lối sống hưởng thụ đó, không những không ngần ngại mà đã mạnh dạn nói trắng ra… Ông đã đạt đến độ giác ngộ lẽ sống, thức nhận rõ đạo làm người giữa chốn trần gian đầy rẫy lo toan.
Chí khí, thái độ sống của Nguyễn Công Trứ đọc qua ta thấy nó bó hẹp và mang màu sắc của Nguyễn Công Trứ. Đọc lần nữa ta thấy nó bó hẹp và mang màu sắc của chủ nghĩa cá nhân. Nhưng chí lớn tài cao, muốn trổ hết thì cách nói ấy ở ông là dĩ nhiên. Điều đáng nói là ở những người biết thấu hiểu và cảm thông.
Tuy nhiên, mỗi thời đời đại có một quan niệm sống của riêng mình. Cơ bản, quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ là tích cực. Có bổ sung ở chỗ người anh hùng hiện đại vừa làm những việc lớn như “xẻ núi lấp sông” nhưng có lúc âm thầm lặng lẽ mà vẫn làm nên “đấng anh hùng đâu đấy tỏ”. Bởi thế, nhà tơ Tố Hữu có lần tâm sự: “Thông qua văn học có thể giúp cho con người rất nhiều: một tầm nghĩ mới, một ước vọng mới, một tình cảm mới và tất cả những cái đó cần thiết cho con người lớn lên”.
- Kết bài:
Trong ý nghĩa lớn lao và thiên chức cao cả đó của văn học, “chí làm trai”, “chí anh hùng” của Nguyễn Công Trứ đã có tác dụng nâng đỡ tâm hồn người đọc, giúp ta vượt lên những toan tính ích kỉ, hạn hẹp mà gắn mình với những trách nhiệm lớn lao của tổ quốc, của thời đại. Qua Chí khí anh hùng (Chí làm trai) của Nguyễn Công Trứ nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với đất nước.
Bài văn tham khảo 5:
- Mở bài:
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX. Ông là một nhà nho, văn võ song toàn, có tài kinh bang tế thế. Về mặt thơ văn, những bài thơ viết theo thể hát nói của ông cho ta thấy một tâm hồn khoáng đạt, một cốt cách mạnh mẽ hào hùng, rất độc đáo. Bài Chí khí anh hùng là một trong những bài hát nói xuất sắc nhất của nhà thơ viết trong thời trai trẻ. Bài thơ biểu lộ chí khí ham hở lập công danh, để lại công danh sự nghiệp cho đời.
Mở đầu bài thơ, với lời lẽ phóng khoáng, nhạc điệu âm vang, dồn dập của lời thơ gợi lên trong lòng chúng ta nhiều ấn tượng sâu sắc, tuyệt đẹp:
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay giả giả vay…
…Thảnh thơi thơ túi rượu bầu”
Khổ thơ đầu nói về chí làm trai. Theo quan niệm của người xưa, người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang nợ tang bồng. Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên. Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: phải có chí lớn à bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn vua, trả nợ đời. Không thể sống ru rú trong xó nhà. Không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình. Phải đem tài trí đua tranh với đời.
Người có chí nam nhi, có chí anh hùng thì trường đua tranh vô cùng rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ: “vòng trời đất”, “nam, bắc, đông, tây” “trong bốn bể”. Mang “nợ tang bồng” thì phải hết sức sòng phẳng, nghĩa là có “vay” thì phải có “trả”.
“Ngang dọc dọc ngang” chỉ sự tung hoành đó đây; ngoài ra còn phải “vẫy vùng” đè sóng cưỡi gió, đem tài năng thi thố với thiên hạ.
Cái hay của khổ đầu bài hát nói là ở giọng điệu hào hùng. Thơ đầy nhạc, lôi cuốn, hấp dẫn. Nghệ thuật láy âm, điệp từ, luyến láy rất tài tình: “dọc ngang ngang dọc”, “vay giả già vay”. Nhà thơ làm hiện lên trước mắt người đọc, người nghe hình ảnh một đấng nam nhi đang tung hoành, vùng vẫy trong “vòng trời đất”:
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc
Nợ tang bồng vay giả giả vay
Chí làm trai nam bắc đông tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”
Khổ thơ thứ hai là khổ giữa của bài hát nói, có giá trị như một tuyên ngôn, thể hiện một quan niệm sống đẹp.
“Nhân sinh thế thượng thùy vô nghệ,
Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh.
Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh
Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ”
Con người sinh ra ở đời, ai mà chẳng có một nghề, một công việc để mưu sinh. Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết làm nên công danh sự nghiệp để lại tấm lòng son (đan tâm) trong sử sách, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Không nên lấy thành, bại, vinh, nhục để bàn luận anh hùng một cách vội vã, phiến diện. Cũng không nên xem thường người anh hùng khi chưa gặp thời thế. Trên đây là những lời tâm huyết của Nguyễn Công Trứ muốn nhắn gửi lại cho mai hậu.
Bài hát nói này có khổ dôi, đó là khổ thơ thứ ba. Giọng điệu thơ mang âm hưởng anh hùng ca thể hiện rõ chí anh hùng bằng những hành động, những việc làm cụ thể. Ngôn ngữ thơ trang trọng cổ kính. Hình tượng thơ mang tính chất ước lệ tượng trưng, lấy cái kì vĩ, tráng lệ để nói lên khát vọng công danh, chí nam nhi, chí anh hùng:
“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ
Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong
Chí những toan xẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”
“Mây tuôn sống vỗ”, “buồm lái trận cuồng phong” là hai hình ảnh tượng trưng nói lên cảnh ngộ đất nước gặp buổi khó khăn; loạn lạc và cách ứng xử của người anh hùng đứng trước thời cuộc, quyết đem tài năng và khí phách dẹp loạn, cứu nguy cho đời, làm sáng ngời lòng trung quân ái quốc.
“Xẻ núi lấp sông” tượng trưng cho những công việc phi thường, những sự việc to lớn, làm rạng rỡ quê hương xứ sở. Nguyễn Công Trứ đã trải qua những thăng trầm dữ dội, đã nếm nhiều vinh nhục trên con đường công danh. Có điều cần khẳng định là ông đã sống và hành động đúng như ông quan niệm.
Về mặt câu chữ, không phải ở sự mới mẻ, vì nhiều người đã viết, đã dừng, cái hay cái đẹp ở đây là với ngôn ngữ, hình ảnh ước lệ ấy, ông đã đặt đúng chỗ, nói đúng lúc, diễn tả một cách hùng hồn, lôi cuốn, chấn động cái chí khí kẻ sĩ của mình.
Khổ thơ cuối trong bài hát nói, theo thi pháp cổ gọi là khổ xếp, chỉ có 3 câu, câu cuối cùng gọi là câu keo, chỉ có sáu từ:
“Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.”
“Đường mây” là hình ảnh ẩn dụ, lấy từ câu chữ “thanh vân chí thượng” (lên đến tận mây xanh) ý nói thi đỗ, có địa vị cao sang, lập được công danh. “Thênh thênh cử bộ’“ nghĩa là bước đi thênh thênh, ung dung trên con đường công danh.
Ở khổ đầu, nhà thơ đã viết: “Nợ tang bồng vay giả giả vay”, ở khổ xếp lại viết: “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”, qua đó ta thấy dưới ngòi bót của Nguyên Công Trứ, ngôn ngữ thơ vừa hình tượng”, biểu cảm vừa mang tính hệ thống chặt chẽ. “v tay reo”, “thành thơi’ chỉ niềm vui hân hoan, toại nguyện, thảnh thơi ung dung với “thơ túi rượu bầu”, sống tại cuộc đời của những tao nhân mặc khách. “
Giọng thơ trở nên nhẹ nhàng, thư thái diễn tả niềm vui sướng và tự hào của kẻ sĩ sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với đời, đã trang trải hết nợ tang bồng. Và lúc ấy, có quyền được thảnh thơi vui sướng “thơ túi rượu bầu”, thưởng thức trăng thanh gió mát. có người cho đó là hưởng lạc. Chưa hẳn thế!
Mỗi một thời đại đều có một quan niệm anh hùng riêng. Chí anh hùng của tuổi trẻ thời kháng chiến là: “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt quơ, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Và ngày nay là đem tài trí phấn đấu cho mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh,…”, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Kết bài:
Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ rất đẹp. Ông đã sống với tất cả chí làm trai và chí anh hùng. Bài Chí khí anh hùng là một bài thơ đẹp và hay: đẹp ở giọng điệu lời ca, hay ở cốt cách hào hùng của kẻ sĩ.
Bài văn tham khảo 6:
Dẫu trải qua nhiều biến cố thăng trầm, Nguyễn Công Trứ luôn mang trong mình khát vọng công danh cao đẹp, bổn phận quân thân, vì dân giúp nước. Người nam nhi không chỉ có bản lĩnh kiên cường, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện lí tưởng “trí quân trạch dân” mà còn có tinh thần cao khiết, sống thanh bạch, không hám lợi danh. Nổi bật lên trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ được xem là một trong những nhà nho tài tử với bản tính phóng túng mạnh mẽ với triết lý sống tự do. Một quan niệm nhiều lần được ông nhắc từ thuở hàn vi và thời làm quan đắc chí, đó là “Chí khí anh hùng) ()Chí nam nhi).
Nguyễn Công Trứ không có quan niệm nào khác là con người sống trong xã hội phải chiếm lấy một địa vị trong xã hội. Nguyễn Công Trứ đã mang vào khái niệm chí nam nhi của Nho gia cái ý thức cá nhân về sự tự do phóng túng trong lối sống tạo nên nét riêng độc đáo và mang đến một màu sắc mới cho thời đại:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”.
Đây chính là tuyên ngôn lập thân của Nguyễn Công Trứ. Theo quan niệm của người xưa, người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang nợ tang bồng. Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên. Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: phải có chí lớn, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn vua, trả nợ đời. Không thể sống ru rú trong xó nhà. Không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình. Phải đem tài trí đua tranh với đời. Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, được sự giáo dục chu đáo của gia đình, với trí thông minh vốn có của mình đã tôi luyện nên ở con người ông một bản lĩnh sống cùng trí tuệ, khí phách hơn người:
“Có trung hiếu nên đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây
Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây
Phải hăm hở ra tài kinh tế”
(Phận sự làm trai – Nguyễn Công Trứ)
Quân tử là những người có hành động ngay thẳng, không khuất tuất vụ lợi cá nhân, bất chấp mọi khó khăn để thực hiện “chí nam nhi” của mình với non sông. Họ là những người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Đây là đối tượng đạo đức mà ông đặc biệt quan tâm, bởi đó chính là mẫu hình lý tưởng, con người trung tâm thời đại ông đang sống. Quan niệm về chí làm trai của người quân tử thời kỳ Lý – Trần với Nguyễn Công Trứ giống nhau ở chỗ tiêu biểu cho trạng thái tinh thần của tầng lớp nho sĩ đang cố sức vươn lên trong điều kiện mới của xã hội, nó được xây dựng dựa trên cơ sở những lý tưởng về chính quyền nhà Nguyễn lúc mới thành lập. Đấy là tinh thần nhập thế tích cực của nhà Nho vốn được giáo dục niềm tin về nguồn gốc vũ trụ thiêng liêng của nhân cách và tài năng của mình, muốn mang tài năng ấy cống hiến cho sự nghiệp cứu chúa, an dân. Ông muốn đem cái sở học cùng tâm nguyện chí làm trai ra góp phần, để kiến thiết một xã hội mới, trong niềm tin chủ quan và có phần chất phác của mình:
“Chí tang bỗng hẹn với giang sơn
Đường trung hiếu, chữ quân thân gánh vác”
(Nợ tang bồng – Nguyễn Công Trứ)
Trong tâm hồn, trong suy nghĩ của ông luôn luôn thường trực chí làm trai. Đây là động lực quan trọng giúp Nguyễn Công Trứ làm nên nghiệp lớn sau này. Điều hấp dẫn độc đáo là chí làm trai được ông nâng lên tầm vũ trụ, gắn với cảm hứng vũ trụ với hình ảnh to lớn, kì vĩ:
“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây
Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể”
(Chí làm trai – – Nguyễn Công Trứ)
Kẻ sĩ là người biết mệnh trời, hiểu luật đời, dám chấp nhận mọi khó khăn thử thách trên hoạn lộ, quyết tâm đến cùng, không bao giờ từ bỏ sứ mệnh để thực hiện bổn phận, trách nhiệm với non sông. Cái chí làm trai lẫy lừng giữa đất trời này luôn sôi sục trong tinh thần của ông trong suốt cuộc đời. Chí làm trai phải “dọc ngang, ngang dọc” trong trời đất, đủ sức “vẫy vùng nơi bốn bể”, đem tài năng thi thố với thiên hạ, làm nên sự nghiệp lớn “lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh”.
Người làm trai tự nhận trọng trách lớn lao về mình, tự gánh trên đôi vai cái “nợ tang bồng”. Phận sự ấy là gánh càn khôn, sự nghiệp, công danh, chí tang bồng, đường trung hiếu, chữ quân thân… mà đấng nam nhi không thể trốn tránh, chối từ mà trái lại phải làm cho xong dù ông ý thức sâu sắc để làm tròn chí nam nhi phải trải qua con đường với bao gian nan thử thách, như chàng thủy thủ đang băng vượt giữa dặm dài đại dương đầy “mây tuôn sóng vỗ”. Bản lĩnh và nhân cách là chỗ đó! “Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ Quyết ra tay buồm lái trận cuồng phong Chí những toan xẻ núi lấp sông Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”. Mỗi một thời đại đều có một quan niệm về chí làm trai riêng. Nhưng dù ở thời đại nào, đã mang phận làm trai, ai cũng mang khát vọng dấn thân để làm nên công danh sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Có vậy, mới xứng danh một đấng nam nhi đứng giữa đất trời