Phân tích những phẩm chất phi thường của người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ.
- Mở bài:
Có thể nói, Quang Trung Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một nhà ngoại giao tài ba, một nhà chính trị lỗi lạc, một vị dũng tướng kiệt xuất, hiếm có trong lịch sử dân tộc. Đọc “Hồi thứ 14 – Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái chúng ta không khỏi ấn tượng và ngưỡng mộ sâu sắc trước những tài năng, phẩm chất và chiến công phi thường của người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ được khắc hoạ đậm nét trong chiến công thần tốc đại phá 29 vạn quân Thanh vào mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789). Các tác giả dù ở bên kia lý tưởng nhưng họ Ngô đã dành cho Quang Trung Nguyễn Huệ những trang viết đẹp đẽ hiếm có trong lịch sử.
- Thân bài:
Hình ảnh người anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ:
Trước khi miêu tả trực diện hình ảnh Nguyễn Huệ, tác giả đã gián tiếp nói về người anh hùng qua lời người cung nữ. Bọn tướng tá nhà Thanh vô cùng chủ quan, khinh địch khi sang nước ta. Chúng tiến quân chỉ lo cướp bóc, đình đám no say, tuyệt nhiên không phòng bị gì. Chúng nghĩ rằng nước ta nhỏ, muốn cướp nước ta dễ như đi vào chỗ không người. Chúng xem cuộc tiến quân lần này nhằm nhổ cỏ nước Nam. Còn vua quan triều Lê đã sớm đã bị khuất phục, chúng chịu luồn cuối trước kẻ thù để mong được yên thân, thậm chí là bán nước cầu vinh. Bởi thế, chúng xem Quang Trung Nguyễn Huệ và nghĩa quân Tây Sơn là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Câu kết với nhà Thanh, bè lũ vua vua bán nước đã bán rẻ lương tâm, danh dự, bỏ mặt dân tình bị cướp bóc, giết hại bởi kẻ thù.
Vượt lên khỏi những đầu óc tăm tối và thiển cận ấy, người cung nhân đã đánh giá cao tài năng cầm quyền của anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó là phẩm chất “anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân” của của bậc đại dũng tướng. Lại khẳng định thêm, Nguyễn Huệ “ẩn hiện như quỷ thần”. Người đã từng “bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn”. Người anh hùng ấy “chỉ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hơn sợ sấm sét”.
Nhận xét ấy quả thực không sai. Tài năng quân sự của Nguyễn Huệ được thể hiện qua những trang văn hào hùng, mang tính sử thi hùng tráng. Bí quyết trong nghệ thuật cầm quân của Nguyễn Huệ được thể hiện rõ nhất trên hai phương diện: thần tốc và bất ngờ.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa hết ngạc nhiên vì sao Nguyễn Huệ lại có thể vượt qua quãng đường từ Phú Xuân đến Thăng Long một cách nhanh chóng thần kì đến như vậy. Đi đến đâu là diệt gọn quân địch tới đấy, không cho tên nào trốn thoát. Cũng không mảy may làm tổn hại gì đến nhân dân. Cuộc hành quân cản mật, khiến thù ở Thăng Long chẳng mảy may hay biết.
Chính vì biết tổ chức cuộc hành binh thần tốc, mau lẹ, táo bạo mà Quang Trung đã giữ được thế bất ngờ và chủ động. Bất ngờ đến mức khi Nguyễn Huệ kéo quân vào thành yên ắng như chưa từng có gì sảy ra. Tôn Sĩ Nghị và vua Lê Chiêu Thống “tuyệt nhiên không nghe tin cấp báo gì cả”. Chúng vẫn điềm nhiên chăm chú vào yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc” nên khi “nhìn thấy quân tây Sơn thì kinh ngạc”. Trước mắt chúng: “tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới chui lên”, thế trận ào ào như thác đổ, lũ cuốn. Quá bất ngờ và khiếp sợ khiến chúng không còn khả năng chiến đấu dù quân số có rất đông. Mạnh thân ai nấy lo, chùng tìm cách thoát thân ra khỏi tình cảnh ngặt nghèo ấy.
Trong chiến tranh, nắm được thế bất ngờ đã cầm chắc một nửa chiến thắng. Tướng quân Tôn Sĩ Nghị vốn là người kiêu căng hợp hĩnh, lại là người đã từng thao luyện trên chiến trường, chiến công cũng không ít. Chỉ vì tự phụ, khinh địch mà tự đưa mình vào tình thế nguy nan. Không những sự nghiệp sụp đổ mà còn gây họa đổ máu cho biết bao tướng sĩ.
Đoàn quân ấy tuy đông nhưng bạc nhược, chưa đánh đã bại và chạy trốn vô cùng thảm hại. Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tác tác bỏ chạy. Chúng tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước. Đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy vào được nữa.
Giọng văn miêu tả hả hê, sảng khoái vô cung. Chiến thắng của Quang Trung làm ta nhớ lại khi xưa Lê Lợi phá quân Minh. Kẻ thù thất thủ, nhận lãnh cái chết thê thảm, chuốc nhục đến ngàn năm sau:
“Ninh Kiều máu cháy thành sông, tanh trôi vạn dặm,
Tụy Đông thấy chất đầy nội, nhơ để ngàn năm”.
Chiến trận đi qua, kẻ chết phơi thây, kẻ sống hoảng hồn tìm đường chạy trốn:
“Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường,
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước ”.
Một cảnh hoàng tàn chưa từng có khẳng định sự thất bại nhục nhã của kẻ thù cuồng bạo:
“Suối Lãnh Châu máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành đan xá thây chất thành núi cỏ nội đầm đìa máu đen”.
(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)
Tài năng lãnh đạo và cầm quân của Quang Trung Nguyễn Huệ:
Quang Trung Nguyễn Huệ là một danh tướng thực chiến trên chiến trường. Ông là người can đảm, tự tin, biết đánh giá TA và ĐỊCH một cách trung thực, khách quan và chính xác. Tự tin nhưng không khinh địch, không chủ quan và không kiêu ngạo. Với tài năng càm quân của Nguyễn Huệ, đoàn quân Tây Sơn đã chở thành một đội quân bất khả chiến bại.
Vua Quang Trung hiện ra trong “Hoàng Lê nhất thống chí” như là kết tinh của chính nghĩa và biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống chống giặc ngoại xâm. Chính vị minh quân này, trước khi ra Bắc đại phá quân Thanh đã chỉ rõ: “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta. Người phương bắc không phải nòi nước ta, bụng ắt khác”
Quang Trung Nguyễn Huệ còn được thể hiện ở mưu lược tài tình. Đối với người tài, ông luôn biết trọng dụng. Đối với binh sĩ ông xử phạt công minh, thấu tình đạt lý. Cụ thể ở hai tướng Sở và Lân. Dù thất bại trở về mang gươm chịu tội nhưng Sở và Lân đã không bị xử phạt theo quân pháp. Chính Nguyễn Huệ là người đã nhìn thấu thời cuộc. Không xử nặng mà ngược lại, ông an ủi và ngợi khen họ đã biết lo xa. Thoái lui để làm cho kẻ định quen thói chủ quan kiêu ngạo. Ấy lại là kế hay.
Trước hành động nhân nghĩa và tài trí ấy, Nguyễn Huệ đã được toàn quân kính phục. Muôn dân vì thế mà tin tưởng, ủng hộ nhiệt tình. Họ đã tấp nập đầu quân, cùng vị minh quân sáng suốt bảo vệ đất nước. Bởi thế chỉ trong mấy ngày quân Tây Sơn đã đông thêm hàng vạn. Nghĩa sĩ một lòng đoàn kết chiến đấu vì Tổ quốc.
Quang Trung Nguyễn Huệ cũng là người trù tính kế hoạch một cách kĩ lưỡng. Ông có tài nhận định tình hình, biết nhìn xa trong rộng hết sức sâu sắc và chính xác. Khi đã tính toán xong xuôi, ông mạnh mẽ khẳng định: “Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được quân Thanh”.
Có lẽ trong lịch sử từ xưa đến nay ít có ai lai dám định trước ngày chiến thắng như Quang Trung Nguyễn Huệ. Mà đó lại là chiến thắng trước một đội quân hùng hậu hơn mình hàng chục lần. Phải là một người có lòng tự tin phi thường thì Quang Trung mới khẳng định táo bạo đến vậy. Ông tin ở chính nghĩa, tin ở tướng sĩ. Ông tin ở chính bản thân mình mà liều thân đánh giặc cứu nước. Niềm tin của ông có sức lam tỏa mãnh liệt, khơi bừng niềm tin của các nghĩa sĩ hết lòng vì nước quên thân.
Quang trung còn là một vị dũng tướng ngoan cường, lẫm liệt trong chiến trận. Đánh giặc và chiến thắng chúng, đó là mục đích của lần xuất quân này. Quang trung trực tiếp chỉ huy một cánh quân tiến công. Trong trận chiến người chỉ huy ấy luôn sông pha nơi hiểm yếu “cỡi voi đi đốc thúc quân lính”. Sau những trận chiến sinh tử, người dũng tướng ấy xuất hiện thật phi thường. Khuôn mặt đen sạm vì thuốc súng, áo bào bị rách vài chỗ. Tư thế uy nghi, khí phách lẫm liệt ấy khiến cho tướng sĩ càng thêm ngưỡng mộ và phấn khích.
Quang trung Nguyễn Huệ là người có ý chí quyết tâm chiến thắng giặc ngoại xâm cùng với tinh thần yêu nước thương dân nồng nàn. Tinh thần ấy đã được thể hiện rõ nét qua lời dụ hàng chân tình nhưng nghiêm khắc của ông đối với quân sĩ, quân lính. Nguyễn Huệ là chủ tướng biết khích lệ động viên họ trong quân sĩ. Với quân sĩ đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Vì thế nghĩa quân trên dưới một lòng quyết không phụ ân cao.
Rõ ràng Nguyễn Huệ không những là nhà quân sư thiên tài. Không những thế, ông còn là nhà chính trị, nhà ngoại giao xuất chúng, có tầm nhìn xa rộng. Khi tiến đánh quân Thanh, ông cũng đã nghĩ đến mối quan hệ giữa nước ta và nhà Thanh. Ông trù tính trước mọi việc và nghĩ đến đối sách bang giao về sau. “Bị thua trận chúng ắt phải làm thẹn mà lo báo thù”.
Điều khiến người anh hùng lo lắng nhất chính là việc binh đao không dứt, muôn dân phải sống khổ cực. Cách suy nghĩ thấu đáo, tính toán cẩn trọng, cái tâm trong sáng, chí khí cao vời của Nguyễn Huệ cho thấy người anh hung áo vải Tây Sơn hoàn toàn không phải là loại anh hùng thảo dã. Nguyễn Huệ thực sự là một thiên tài có lòng nhân nghĩa vĩ đại.
Nhận định về Quang Trung Nguyễn Huệ, học giả Trần Trọng Kim viết: “Ông là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học”.
- Kết bài:
Quang Trung Nguyễn Huệ là hình ảnh sáng ngời, biểu tượng cho tinh thần và sức mạnh quật cường, cho ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh ấy mãi khắc ghi trong chúng ta niềm tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta và lòng biết ơn sâu sắc về người con ưu tú của cả dân tộc.