Phân tích niềm khao khát của nhân vật Nhĩ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời trong truyện ngắn “Bến quê”.
1. Những suy nghĩ của Nhĩ khi nhìn ra quang cảnh qua khung cửa sổ:
Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ, Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu với những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn. Con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra: vòm tròi như cao hơn. Sau cùng là điểm nhìn của anh dừng lại ở cái bãi bên kia sông và cả một vùng phù sa lâu đòi của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non. Những màu sắc thân thuộc quả như da thịt, như hoi thở của đất màu mỡ”.
Thật kỳ lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi ấy bỗng như mới mẻ với anh trong buổi sáng đầu thu này, ngỡ như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Bởi đây là một chân tròi gần gũi mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến. Cho nên trong cái giờ phút cảm thấy sắp từ giã cõi đời, trong anh bỗng bừng dậy khao khát mãnh liệt là được đặt chân một lần lên cái bãi bồi bên kia sông, cái bãi bồi thân quen của hương mà suốt cả cuộc đời, dưòng như anh đã quên nó, hờ hững với nó. Giờ đây, lại được vẻ đẹp và sự giàu có của nó thì đã quá muộn và niềm khát khao ấy tuy bùr.ĩ lên mạnh mẽ nhưng chỉ là một niềm khao khát vô vọng, vì hơn ai hết, anh biết chắc mình sẽ chẳng bao giờ đến được đó.
Những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt khi mói nở: đậm sắc hơn khi đã sắp hết mùa, rồi lại càng thâm màu hon, một màu tím thẫm như bóng tối. Đó là ý nghĩa biểu tượng về không gian và thời gian: cái đẹp gần gũi bình dị rồi cũng tàn phai bởi thời gian luốn thay đổi vói những bước đi của nhịp hải hà. Những tảng đất lở bên bờ sông khi con lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ báo hiệu trước sự sống của nhân vật Nhĩ cũng đã sắp lụi tàn.
2. Chân dung và cử chỉ của Nhĩ ở đoạn cuối truyện:
Bây giờ, anh chỉ còn đôi bàn tay với những ngón tay vừa nắm chặt vừa run lẩy bẩy. Cánh tay gầy guộc đưa ra ngoài phía cửa sổ khoát khoát như đang hụt hẫng, cố bám víu hiện tại nhưng lại vô vọng bỏi chính cái sự vòng vèo và chùng chình của người con.
Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Chân dung của Nhĩ ở cuối truyện là chân dung của một con người đang đi vào cõi chết nhưng đã thức nhận được cuộc đời và chính mình trong “một nỗi mê say đầy đau khổ”, khiến mặt mũi “đỏ lựng một cách khác thường”.
Hành động cuối cùng của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Nhưng không dừng ở cụ thể, hình ảnh này còn mang ý nghĩa khái quát. Cái cánh tay giơ lên khoát khoát của con người đã bước tới ngưỡng cửa của cái chết phải chăng là ước muốn cuối cùng của Nhĩ gửi lại cho đời: anh muốn thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng sa vào những cái “vòng vèo, chùng chình”, hãy dứt ra khỏi nó để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị gần gũi và bền vững của gia đình và của quê hương.
Sang được bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm về cuộc đòi. Tính biểu tượng từ cái “bên kia sông” mở ra hai tầng ý nghĩa. Trước hết đó là một ước mơ: con người ta hãy đi đến cái “bên kia sông” của cuộc đời mà mình chưa tói.
Hình ảnh con sông Hồng phù sa là giao thoa giữa cái thực và cái mộng mà chiếc cầu nối là con đò qua lại mỗi ngày chỉ có một chuyến mà thôi. Muốn đến với cái thế giới ước mơ kia đừng có do dự, vòng vèo mà bỏ lỡ. Thế giới ước mơ ấy chẳng qua chỉ là trong tâm tưởng của con người nên có thể nó sẽ là một ước mơ tuyệt mĩ hoặc chẳng là cái gì cụ thể cả. Tuy vậy nó lại là cái đích mà con người ta phải kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa chắc đã đến được.
Cái vùng “tâm tưởng” ấy không phải ai cũng hiểu được nếu chưa ở độ chín của sự từng trải hoặc quá ngây thơ. Chẳng hạn như Tuấn, con trai anh, do không hiểu được cái thế giói ước mơ kia của Nhĩ, vâng lời bố mà đi nhưng không hề biết vì sao nó phải đi, ở bên kia sông có gì lạ. Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ thế bên hè” là lẽ đĩ nhiên. Còn Nhĩ, khi biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức. Nó cũng là “một cánh buồm vừa bắt gió căng phổng lên”. Hình ảnh đứa con, hình ảnh của ước vọng từ “cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo” cứ chập chờn, khi là đứa con, khi chính là mình. Hình ảnh tuyệt vòi, trẻ trung này là mơ ước của anh.
Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa. Đó là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của cuộc sống – những giá tri thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ, khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. Sự thức tỉnh đó “giống như một niềm mê say pha lẫn vói nỗi ân hận đau đớn” nhưng đó là một “sự thức nhận đau đớn sáng người cửa con người” (Lê Văn Tùng).
Những người xung quanh Nhĩ là những người rất tốt. Họ có lẽ sống ân tình, quan tâm đến mọi Hình ảnh cụ giáo Khuyến sáng nào đi qua cũng tạt vào thăm Nhĩ là một hình ảnh ân tình nuôi dưỡng tâm hổn. Một câu hỏi thăm về sức khoẻ, một lời động viên, an ủi ân cần. “Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khoẻ ra nhỉ?” thật cao quý và ấm áp nghĩa tình. Các cháu Huệ, Hùng, Vân. Tam, xinh tươi, ngoan ngoãn, nghe Nhĩ gọi chúng ríu rít chạy lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch chỗ nằm từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, lấy gối đặt sau lưng Nhĩ, làm cho anh như trẻ lại “toét miệng cười với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chăm sóc”. Huệ đã giúp nhiều nên đã quen với việc đỡ cho Nhĩ nằm xuống.
Đặc biệt là vợ con Nhĩ. Tuấn không hiểu mục đích của chuyến đi, nhưng vẫn sẵn sàng nghe lòi bố, dẹp thú đọc sách lại để đi sang bên kia sông. Vợ Nhĩ thì vì chồng mà từ một cô thôn nữ trở thành người đàn bà thị thành, vẫn mặc áo vá, tần tảo và chịu đựng, không kêu ca một lòi. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình yêu thương của gia đình và quê hương như thế?