phan-tich-truyen-di-san-mat-dat-truyen-cua-nguoi-lo-lo

Phân tích truyện Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô)

Phân tích truyện Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô)

  • Mở bài:

– Truyện thơ “Đi san mặt đất” (trích thần thoại “Mẹ trời, Mẹ đất”) giúp chúng ta hiểu trong nhận thức của người Lô Lô xưa quá trình đào tạo thế giới là một quãng thời gian rất dài, từ khi con người mặt đất còn sống chung, ăn chung ở chung, con người phải đi từng bước từng bước tạo dựng, làm nên mặt đất từ những sự vật thô sơ ban đầu, phải huy động mọi lực lượng, con người rồi loài vật,…

  • Thân bài:

– Nhan đề “Đi san mặt đất” nói lên quá trình “đi san” của người Lô Lô. Trong văn bản, người Lô Lô phải “đi san mặt trời”, Họ cần phải “đi san mặt đất” bởi vì:

Bầu trời nhìn chưa phẳng”.
“Mặt đất còn nhấp nhô”.

– Công việc ấy do các thành phần đảm nhiệm: “con trâu sừng cong”, “con trâu sừng dài”, con người, cóc, ếch, trời.

1. Hoàn cảnh sống của con người.

– Con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên.

+ Ăn chung, ở chung giữa thiên nhiên.

+ Trồng bắp trên núi cao.

+ Uống nước nơi mỏm đá.

→ Cuộc sống con người có nhiều khó khăn, thử thách khi con người phải phụ thuộc vào thiên nhiên để có cái ăn, cái mặc.

→ Lý giải cuộc sống của con người của ban sơ và thể hiện khát vọng muốn vượt lên thiên nhiên để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

2. Công việc san mặt đất.

– “Bầu trời nhìn chưa phẳng”

– ” Mặt đất còn nhấp nhô”.

→ Người Lô Lô muốn khám phá thêm vùng trời cũng như vùng đất mới, đất còn nhấp nhô thì họ sẽ đi san đất để chinh phục, mở rộng vùng đất đó

→ Đây là công việc chung của mọi người: “San đất là việc chung”

3. Ý nghĩa công việc san mặt đất.

– Đi san mặt đất là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô

– Cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.

4. Giá trị nội dung và nghệ thuật.

– Truyện lý giải cách con người sinh sống thủa ban sơ.

– Truyện cho thấy cái nhìn của người xưa về thế giới tự nhiên, thể hiện tình cảm yêu mến, ngợi ca đối với công ơn của thế hệ cha anh đi trước.

– Truyện được ghi chép lại bằng thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người.

Bài văn tham khảo:

Bài làm 1:

“Đi san mặt đất” lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Truyện “Đi san mặt đất” có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:

“Ngày xưa, từ rất xưa…
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa…
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm”

Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ “bụng đá” “Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá”. Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi “Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô” nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.

Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:

“Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài”

Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên “Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy”. Truyện “Đi san mặt đất” của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện “Đi san mặt đất” còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.

Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho truyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.

Bài làm 2:

“Đi san mặt đất” là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.  Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân.

Đọc truyện “Thần trụ trời”, ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc “Prô-mê-tê và loài người”, ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện “Đi san mặt đất” lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Truyện “Đi san mặt đất” có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ.

Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:

“Ngày xưa, từ rất xưa…
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa…
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm”

Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau.

Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ “bụng đá” “Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá”. Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi “Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô” nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.

Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:

“Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài”

Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch.

Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên “Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy”. Truyện “Đi san mặt đất” của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới.

Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện “Đi san mặt đất” còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.

Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho truyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.

“Đi san mặt đất” là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.

Bài làm 3:

Quá trình phát triển của con người rất dài, không thể kể ra trong thời gian ngắn được. Nó gồm rất nhiều thời kì, mỗi thời kì lại đều chứa đựng sự tiến hóa của con người. Từ những ngày ăn lông ở lỗ, đến thời kì cả kinh tế và xã hội đều phát triển như hiện tại. Con người vận dụng trí tưởng tượng để kể lại câu chuyện khai phá đất đai qua các câu truyện truyền thuyết. Đi san mặt đất có những luận điểm đơn giản, kể về cuộc sống của lớp người quá khứ.

Truyện “Đi san mặt đất” kể về quá trình khai khẩn đất hoang của con người lúc bấy giờ. Mọi người khi đó vẫn cùng cùng lao động, cùng chung sức để khám phá những miền đất mới. Người Lô Lô có những nhận định đơn sơ về quá trình tiến hóa ấy.

Theo họ, khi trái đất vẫn còn là hình thái sơ khai, con người chỉ cần hợp sức đi khai hoang và cải tạo lại để sống. Họ cũng không thể xác định thời gian chính xác quá trình bắt bắt đầu từ khi nào, chỉ biết rằng “từ rất xưa”.

“Ngày xưa, từ rất xưa…
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa…
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm”

Những cụm từ “ngày xưa, rất xưa, mấy nghìn năm, nghìn đời” khiến cho người đọc liên hệ về một khoảng thời gian xa xôi mù mịt. Tuy nhiên, ngày ấy con người lại có sự đoàn kết và tình người mà bây giờ chúng ta phải ngưỡng mộ.

Họ ăn chung, sống chung, cùng nhau làm việc để khiến cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Người Lô Lô xưa đã biết cách trồng trọt trên nùi cao, uống nước từ bụng đá. Không bỏ cuộc trước hành trình đầy những khó khăn, họ đã từ những “chưa bằng phẳng, nhấp nhô” tạo nên một thiên sử mới.

Theo thời gian, họ cũng biết cách mượn sức của loài vật để thay thế sức lao động của con người. Cũng từ đó, người xưa đã đúc kết được những kinh nghiệm sống và lao động quý giá. Hình ảnh những loài vật khác ở đây cũng được nhắc tới.

Đúng như lịch sử, những loài động vật như chuột, ếch không tham gia vào quá trình phát triển của thế giới, vậy nên nền văn minh loài người mới phát triển vượt bậc như hiện tại. Tuy nhiên, hình ảnh đó cũng đã cho thấy người xưa đã biết cách kêu gọi sự trợ giúp từ thiên nhiên.

Người Lô Lô đã dựa vào sức người, không có trợ giúp từ máy móc hoặc loài vật mà có thể san bằng mặt đất. Ta thấy được sức mạnh và tiềm lực vô hạn của con người. Đây chính là một trong những nét đặc sắc của truyện. Về mặt nghệ thuật, truyện khá thú vị và mới lạ khi truyền thuyết không được kể dưới dạng văn xuôi, mà là thơ. Điều này khiến cho người đọc thấy hứng thú và mới lạ hơn.

Giọng điệu được người Lô Lô sử dụng rất vui tươi, không hề mang nhiều đặc điểm của những ngày lao động vất vả bấy giờ. Có lẽ đối với họ, công việc này là công cuộc chinh phục tự nhiên đầy thành tựu. Với nghệ thuật điệp từ một cách khéo léo, câu chuyện cũng đưa người đọc trở về khoảng thời gian xa xôi, trong khoảng không ấy hình ảnh những người Lô Lô đầy phi thường.

Phép nhân hóa những loài vật cũng khiến câu truyện trở nên gần gũi, bình dị hơn. Bởi ngôn từ đơn giản và lại nhiều màu sắc, câu chuyện có thể dễ dàng tiếp cận nhiều lứa tuổi người đọc khác nhau.

Trong khi Prô-mê-tê và loài người nói về nguồn gốc tạo nên con người, truyện Đi san mặt đất lại là hành trình con người mở rộng đất đai để phát triển cuộc sống. Nhờ những biện pháp nghệ thuật, người đọc dễ dàng hình dung được quá trình khó khăn ấy. Đến bây giờ khi đọc lại, ta cũng phải thốt lên lời khen ngợi với những người xưa, không chỉ về sức mạnh mà còn về những nét văn hóa nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

Bài làm 4:

“Đi san mặt đất” trích “Mẹ Trời, Mẹ Đất” là tác phẩm thần thoại bằng thơ nổi tiếng của người Lô Lô. Cũng như các thần thoại khác, tác phẩm ra đời nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên và thể hiện ước mơ khám phá thế giới, chinh phục chúng của người Lô Lô. Bằng sự quan sát tinh tế và trí tưởng tượng phong phú, người Lô Lô đã sáng tạo ra những câu chuyện thần thoại bằng thơ ấn tượng, đi sâu vào lòng người đọc.

Trong nhận thức của người Lô Lô xưa, quá trình tạo lập thế giới do bàn tay con người tái tạo. Tuy người Lô Lô xưa có nhận thức khá nguyên sơ nhưng họ đã thể hiện ý thức cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống. Tác phẩm như một khúc ca khẳng định vai trò của con người trong quá trình tạo lập thế giới.

“Đi san mặt đất” ca ngợi công lao của con người trong quá trình cải tạo thiên nhiên. Ngay từ đầu tác phẩm, ta có thể nhận thấy đặc trưng của truyện thần thoại qua các yếu tố không gian, thời gian. Người Lô Lô xưa đã khắc họa thời gian, không gian sống của con người khi chưa san phẳng bầu trời và mặt đất một cách sinh động, gần gũi.

Thời gian mang tính chất cổ xưa được tái hiện trong tác phẩm “Ngày xưa, từ rất xưa/ Người già không nhớ nổi/ Mấy trăm, mấy nghìn đời/ Ngày xưa, từ rất xưa/ Người trẻ không biết tới/ Mấy nghìn, mấy vạn năm”. Từ “xưa” được lặp lại bốn lần kết hợp với các cụm từ “mấy trăm”, “mấy nghìn đời”, “mấy nghìn”, “mấy vạn năm” làm thời gian như dài ra vô cùng vô tận.

Không gian lịch sử của tác phẩm nổi bật lên là không gian bản làng, không gian sinh tồn của cộng đồng, dân tộc. Đó là không gian miền núi với thượng nguồn, núi non về cây cối “Người mặt đất ăn chung/ Cùng đi và cùng ở/ Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá/ Người mặt đất sống chung/ Cùng ở và cùng đi”. Bởi vì “Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô” ảnh hưởng việc sinh sống và đi lại nên con người phải đi san phẳng để làm ăn. Cách nói này cũng thể hiện khát vọng tìm kiếm những vùng trời, vùng đất mới còn nhấp nhô để người Lô Lô mở rộng và chinh phục. Và việc san phẳng bầu trời, mặt đất là việc chung vì vậy cần có sự hỗ trợ của muôn loài.

Bằng ngôn từ tinh tế, thể thơ năm chữ và nhịp thơ linh hoạt, tác giả dân gian đã khắc họa quá trình san phẳng bầu trời và mặt đất một cách sống động. Trước tiên họ chọn trâu sừng cong, dài, sau đó đeo cái ách cho trâu để trâu đi cày, bừa san mặt đất “Kiếm con trâu sừng cong/ Chọn con trâu sừng dài/ Đẽo cho trâu cái ách/ Đục lỗ ách luồn dây. Chão dẻo làm dây cày/ Thừng dài làm dây bừa/ Trâu cày bừa san mặt đất”.

Cách diễn tả này khiến ta hình dung quá trình san mặt đất của người Lô Lô xưa chính là cách họ lao động, trồng trọt kiếm sống. Cuộc đi san mặt đất của họ gắn liền với con trâu – con vật gần gũi cho người làm nông “con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Các loài động vật được nhân hóa cũng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Những loài vật: trâu, chuột chũi, cóc, ếch đều tham gia vào quá trình đi san mặt đất “Người tìm hang chuột chũi/ Gọi hắn, hắn rung râu/ “Suốt ngày trong lòng đất/ Tôi có thấy trời đâu”/ Người lại tìm cóc, ếch/ Đứa tặc lưỡi ngồi nhìn/ Đứa thì kêu ộp oạp:/ “Chân tay tôi đều ngắn/ San mặt đất sao nên?/ Để chúng tôi gọi lên/ Xin trời đổ nước xuống!”.

Người Lô Lô chung tay san mặt đất để làm ăn, họ không quản ngại mệt nhọc, khó khăn. Họ nghĩ rằng đó là việc của chung, muốn chinh phục thiên nhiên cần có sự đoàn kết “Chẳng quản gì nhọc mệt/ San đất là việc chung”, “Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy/ Nhiều sức, chung một lòng/ San mặt đất cho phẳng/ Nhiều tay chung một ý/ San mặt đất làm ăn”.

Nếu thần thoại “Thần Trụ Trời” của người Kinh thần linh là hình tượng trung tâm thì trong “Đi san mặt đất”, con người đã trở thành chủ thể.

Xuyên suốt văn bản thể hiện nguyên nhân và quá trình con người phải đi san phẳng bầu trời và mặt đất. Với trí tưởng tượng sáng tạo, người Lô Lô xưa đã khiến thần thoại bằng thơ của họ đi sâu vào lòng người nghe. Những câu thơ không chỉ thể hiện khao khát, ước mơ của người dân trong quá trình chinh phục thiên nhiên mà còn phản ánh đời sống sinh hoạt người Lô Lô xưa một cách tinh tế.

Thần thoại “Đi san mặt đất” đã bộc lộ cái nhìn ngây thơ, hồn nhiên của người xưa về thế giới tự nhiên. Tác giả dân gian cũng gửi gắm trong tác phẩm tình cảm yêu mến, ngợi ca đối với công ơn của các thế hệ ông cha đi trước. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về cách giải thích thế giới tự nhiên của người Lô Lô cổ đại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang