phan-tich-truyen-ngan-nguoi-trong-bao-cua-se-khop-12561-2

Phân tích truyện ngắn Người trong bao của nhà văn Sê-khốp

Phân tích truyện ngắn “Người trong bao” của nhà văn Sê-khốp.

  • Mở bài:

– An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904), là nhà văn Nga kiệt xuất. Ông để lại hơn 500 truyện ngắn, truyện vừa. Tác phẩm của ông lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo của tầng lớp cầm quyền Nga đương thời, phê phán sự bất lực của giới tri thức và sự sa đọa về tinh thần của một bộ phận trong số họ.

– Truyện ngắn “Người trong bao” được sáng tác trong thời gian nhà văn đang dưỡng bệnh tại bán đảo Crưm – thời kì xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế, nặng nề cuối thế kỉ XIX – môi trường ấy đã đẻ ra lắm kiểu người kì quái, và người trong bao Bê-li-cốp là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn.

  • Thân bài:

1. Chân dung, tính cách của nhân vật người trong bao Bê-li-cốp.

a. Chân dung:

– Cặp kính đen, gương mặt nhỏ bé, nhợt nhạt, choắt lại như mặt chồn…

– Ăn mặc: đều màu đen

– Phục sức: giầy, ủng, kính, ô… đều để trong bao

– Ý nghĩ: giấu vào bao

– Cái tên Bê-li-cốp ít ai gọi mà được gọi bằng tên người trong bao

Chân dung kì quái, lập dị, thu mình vào trong vỏ bọc, tạo cho mình một cái bao để ngăn cách, bảo vệ khỏi những ảnh hưởng, tác động của thế giới bên ngoài.

b. Tính cách:

– Câu nói cửa miệng: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao

– Nhút nhát, sống cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi tất cả, thích sống rập khuôn như cái máy vô hồn

– Luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ hủ, bảo thủ và luôn cho rằng sống như thế mới là sống, mới là công dân tốt, là nhà giáo có trách nhiệm

– Không hiểu mọi người xung quanh, không hiểu xã hội, cứ nhởn nhơ, tự nhiên, đắm chìm trong sự tôn sùng quá khứ

Bức chân dung về một con người có tính cách kì quái, lạc lõng, khủng khiếp : hèn nhát, cô độc, giáo điều, thu mình trong vỏ bọc và cảm thấy mãn nguyện khi ở trong đó. Lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tinh thần của anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc, trong dân cư thành phố nơi y sống. Tất cả đều sợ y, ghét y, tránh xa y.

2. Cái chết của Bê-li-cốp.

a. Nguyên nhân:

– Vì ngã đau, mắc bệnh lại không chịu chữa chạy.

– Vì bị sốc trước thái độ của chị em Va-ren-ca.

– Sâu xa hơn : cái chết là hệ quả tất yếu của tạng người, của cách sống, quan điểm sống của y.

→ Cuối cùng Bê-li-cốp đã tìm cho mình một cái bao tốt nhất đúng như mong muốn và nguyện vọng của y.

b. Sau khi Bê-li-cốp chết :

– Mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, như thoát khỏi gánh nặng

– Nhưng chẳng bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ. Do ảnh hưởng, tác động nặng nề, dai dẳng của lối sống, kiểu người như Bê-li-cốp đã đầu độc bầu không khí trong sạch, lành mạnh của đạo đức, văn hóa nước Nga

→ Hiện tượng, lối sống, kiểu người Bê-li-cốp mang tính quy luật trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.

3. Nghệ thuật.

– Hình tượng cái bao mang hàm nghĩa sâu sắc:

+ Nghĩa gốc: Là vật hình túi dùng để bao, gói đồ vật, hàng hóa…

+ Nghĩa biểu tượng: Lối sống, tính cách của Bê-li-cốp.

+ Rộng hơn: Một kiểu người, một bộ phận trí thức, nhân dân Nga nửa cuối thế kỉ XIX với lối sống thu mình trong bao, trói buộc, tù hãm.

– Chọn ngôi kể: Người kể chuyện là Bu-rơ-kin, nhân vật Tôi, người thuật lại câu chuyện của Bu-rơ-kin là tác giả. Cách lựa chọn ngôi kẻ tạo được tính chân thực, khách quan, gần gũi, tạo được cấu trúc kể truyện lồng trong truyện, hấp dẫn người đọc.

– Giọng kể : mỉa mai, châm biếm, trầm tĩnh, bình thản.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: Bê-li-cốp tiêu biểu cho cả một kiểu người, một lối sống.

– Nghệ thuật tương phản: lối sống của Bê-li-cốp đối lập với lối sống của chị em Va-ren-ca, tập thể giáo viên, nhân dân thành phố…

– Nghệ thuật biểu tượng: hình ảnh cái bao, người trong bao, cái chết của Bê-li-cốp.

– Kết thúc truyện: độc giả tự phát biểu được tư tưởng, chủ đề tác phẩm, tạo được ấn tượng độc đáo cho bạn đọc.

  • Kết bài:

– Lên án gay gắt lối sống thu mình vào trong bao và tác hại của nó với hiện tai và tương lai nước Nga.

– Lời kêu gọi mọi người phải thay đổi cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ.


Tham khảo 1:

Phân tích truyện ngắn “Người trong bao” của nhà văn Sê khốp.

1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp – một “người trong bao”.

Chân dung Bê-li-cốp được vẽ bằng những nét khá cụ thể và đặc biệt rất kì dị : cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn, hắn nổi tiếng vì cách ăn mặc, phục sức khác người: tất cả đều để trong bao, mang bao, cho vào bao (giày, ủng, kính, ô,…). Đến ý nghĩ của mình, y cũng cố giấu vào Y không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ một vấn để nhỏ, to nào,…

Từ những nét vẽ rất thành công, nhà văn khái quát khát vọng mãnh liệt, kì dị của Bê-li-cốp: Thu mình trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao để có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng, tác động của cuộc sống bên ngoài. Sống với mọi người, giữa mọi người trong môi trường xã hội, trong một trường học, khát vọng ấy càng trở nên khó hiểu, trái khoáy và lập dị hơn.

Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ (hắn rất say mê tiếng Hi Lạp cổ). Bê-li-cốp chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều rập khuôn như cái máy vô hồn,… Tính cách kì quặc của Bê-li-cốp được tác giả đẩy lên cao hơn nữa với khá nhiều dẫn chứng sinh động trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày (buồng ngủ, quan hệ với đồng nghiệp, cả mối tình đầu muộn mằn của y với Va-ren-ca,…). Bê-li-cốp sống trong cô độc. Hắn luôn luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả. Câu nói cửa miệng của hắn là: “Nhỡ lại xảy ra chuyện gì thì sao!”. Chính vì kiểu sống và tính cách như thế cho nên mối tình đầu muộn mằn của y với Va-ren-ca, khi y đã ngoài bốn mươi tuổi, vẫn không thành là điều dễ hiểu.

Điều đáng nói là dù đầy nhược điểm, nhưng bản thân Bẽ-li-cốp lại luôn luôn thoả mãn, luôn hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình. Y cho rằng sống như y mới là sống, làm việc như y mới là làm việc, mới là người có trách nhiệm, người công dân tốt của nhà nước, người viên chức mẫn cán đối với cấp trên. Đó là lẽ sống, lối sống, triết lí sống tự nhiên của y. Bê-li-cốp tự nguyện,tự giác tuân thủ nghiêm túc và thường xuyên cái lối sống trong bao đó. Y không hề biết và không thể biết mọi người nghĩ về y, sợ y, chế giễu y, khinh ghét y, ghê tởm y như thế nào. Cái đáng lưu ý nhất trong tính cách của Bê-li-cốp, cái làm cho y trở nên kì quái nhất, cô độc nhất chính là ở chỗ đó.

Bê-li-cốp luôn tự tin ờ cách sống đúng mực của mình. Y rất ngạc nhiên và không thể chịu đựng được cách sống của chị em Va-ren-ca. Y càng ngạc nhiên đến hoảng hốt vì lại có thể có người vẽ bức tranh châm biếm chế giễu mối tình đầu trong sạch và chân thành nhất của Y không hiểu vì sao để đáp lại thịnh tình của y, cái anh chàng Cô-va-len-cô lại có thề đối xử thô bạo, bất nhã với y đến như vậy.

Quả thật, Bê-li-cốp không hiểu mọi người xung quanh, không hiểu xã hội, cuộc sống đương thời. Y cứ nhởn nhơ, tự nhiên đắm chim trong quá khứ, trong những xác tín cực kì lạc hậu, đen tối như cặp kính đen luôn gắn với đôi mắt nhỏ của mình. Bê-li-cốp quả thật là một con người lạc lõng, cô độc, kì quái, khủng khiếp với chân dung và tính cách của y. Đó thực là một kẻ hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao, trong vỏ ốc và cảm thấy yên tâm, sung sướng, hạnh phúc, mãn nguyện trong đó. Đó là người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao hay người mang vỏ ốc.

Lối sống và con người Bê-li-cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống và tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thành phố nơi y sống. Mọi người ghét y, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y. Đôi khi có một người cũng muốn tò mò thử thay đổi cách sống của y bằng cách gán ghép y với Va-ren-ca, nhưng chẳng ăn thua gì! Có người như Gô-va-len-cô khinh ghét ra mặt, nói thẳng vào mặt Bê-li-cốp, gây gổ với y, to tiếng với y, đẩy y ngã lăn xuống cầu thang,… Nhưng tất thảy, xét đến cùng, đều không những chẳng thể làm gì để có thể thay đổi, biến đổi cách sống, tính cách của Bê-li-cốp mà ngược lại, còn luôn bị tính cách ấy, lối sống ấy đầu độc, ám ảnh tinh thần mọi người suốt mười lăm năm trời, cho đến tận khi Bê-li-cốp chết.

Nhưng đáng buồn thay, ngay cả khi Bê-li-cốp chết, tính cách và lối sống của y vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của cả dân thành phố, không tài nào thoắt ra được. Bởi, Bê-li-cốp đâu chỉ là một tác nhân kì quái nhất, cổ hủ nhất, tầm thường, dung tục nhất, mà toàn bộ hình ảnh con người y, tính cách y chính là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX. Nó chỉ có thể chấm dứt, hoặc thay đổi tận gốc cùng với cả xã hội bằng một cuộc cách mạng xã hội mà thôi!

Trong cấu trúc nghệ thuật của truyện, nhà văn đã để Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ. Cái chết của nhân vật chính đã gây ra không ít những ngạc nhiên cho những người xung quanh trong trường, trong thành phố nơi y sống và làm việc.

Có thể xem việc để Bê-li-cốp chết một cách bất ngờ là một “ý đồ nghệ thuật” của Sê-khốp. Đó là cách để tác giả đẩy tính cách nhân vật lên tới đỉnh cao. Xét về mặt lô gích cuộc sống, đó là cái chết tất yếu. Bê-li-cốp với tạng người, cách sống của y, dẫn đến cái chết như thế là lô gích. Nhất là với cái chết, với việc được nằm vĩnh viễn trong quan tài, cuối cùng Bê-li- cốp đã tìm được cho mình cái bao tốt nhất, bền vững nhất. Đó vẫn là mong muốn thành thực nhất của y.

Với mọi người, khi Bê-li-cốp còn sống, họ sợ hãi, câm ghét y; khi y chết, họ cảm thấy được thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu, cuộc sống của họ lại diễn ra như cũ, như khi Bê-li-cốp còn sống: nặng nề, mệt nhọc, vô vị và tù túng vô cùng. Từ cách thể hiện nghệ thuật này, nhà văn khái quát ảnh hưởng, tác động dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê-li-cốp, lối sống Bê-li-cốp lên bầu không khí ngột ngạt, nặng nề của vãn hoá, đạo đức xã hội nước Nga đương thòi như thế nào.

2. Hình tượng cái bao.

Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. Nó có thể bao hàm và gợi ra cho người đọc những ý nghĩa sau:

– Nghĩa đen (nghĩa gốc): Vật dùng để bao, gói, đựng đồ vật, hàng hoá,… hình túi, hình hộp, …

– Nghĩa bóng (nghĩa chuyển): Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp.

– Nghĩa tượng trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao – một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mà còn có ý nghĩa phổ quát hơn nhiều.

3. Chủ đề tư tưởng của truyện.

– Người trong bao lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.

– Truyện cũng bức thiết cảnh cáo và kêu gọi mọi người cần phải thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, vô vị và hủ lậu như thế mãi!

4. Nhưng đặc sắc nghệ thuật của truyện được thể hiện ở:

-Cách chọn ngôi kể: Tác giả đồng thời sử dụng cả hai hình thức người kể chuyện và nhân vật kể chuyện. Nhân vật trong truyện đồng thời cũng là nhân vật kể chuyện (Bu-rơ-kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi). Tác giả vẫn giữ ngôi thứ ba, kể lại câu chuyện của Bu-rơ-kin. Nhờ cách chọn ngôi.kể như vậy, tác giả vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây được cảm giác gần gũi và chân thật của câu chuyện.

– Tạo ra cấu trúc kể truyện lồng trong truyện:

+ Truyện kể của tác giả về hai người đi săn về muộn.

+ Truyện kể của Bu-rơ-kin về Bê-li-cốp.

– Giọng kể: Giọng mỉa mai, châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bê-li-cốp được khắc hoạ một cách rất điển hình – một tính cách kì quái mà chân thực từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động đến tính cách, lối sống.

– Biện pháp đối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược:

+ Bê-li-cốp và chị em Va-ren-ca, Cô-va-len-cô.

+ Bê-li-cốp và cán bộ giáo viên trường trung học, nơi y làm việc và mọi người trong thành phố.

– Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: Hình ảnh cái bao và lời nói “Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao?”. Hình ảnh và lời nói này đều vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng.

– Kết thúc truyện bằng cách trực tiếp phát biểu chủ để qua một cáu cảm thán (hoặc câu hỏi tu từ: Không thể song như thế mãi được!) gây ấn tượng mạnh với người đọc.

  • Kết bài:

Người trong bao” có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với đương thời ở nước Nga. Không những thế, lối sống trong bao, kiểu người trong bao với những biến thể, dị bản khác nhau có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài cho đến tận ngày nay. Chỉ đến khi nào xã hội loài người trở nên trong sạch, lành mạnh, tự do, khi mỗi cá nhân ý thức được mục đích và cách sống của mình thống nhất. Tất với các chuẩn mực văn hoá, đạo đức của cộng đồng hiện đại,… thì lối sống trong bao mới triệt để chấm dứt


Tham khảo 2:

Phân tích truyện ngắn “Người trong bao” của nhà văn Sê khốp.

  • Mở bài:

Sê Khốp là nhà văn Nga xuất sắc sinh ra và lớn lên trọng một thị trấn nghèo, nhưng ông có được sự hiểu biết to lớn về văn học, và thấu hiểu cuộc đời của những con người trong thời đại mà ông đang sống, chính vì vậy để phản ánh được cuộc sống của những con người đó ông đã viết lên truyện “Người Trong Bao” để có thể phản ánh về một tầng lớp người trong xã hội Nga cũ.

  • Thân bài:

Truyện đã phản ánh được mạnh mẽ con người Nga lúc bấy giờ, với hình ảnh độc đáo và chi tiết Sê Khốp đã phản ánh được một tầng lớp đáng bị lên án và chê trách mạnh mẽ, những giá trị to lớn mà tác phẩm này để lại đó là dùng lối ẩn dụ và dùng cái riêng để nói về cái chung của cả một thời đại họ đang sống, trong khung cảnh của nước Nga lúc bấy giờ xuất hiện những con người luôn mang trong mình những nỗi khiếp sợ về thế giới bên ngoài, như nhân vật Bê-li-cốp trong truyện đã diễn tả sâu sắc được điều đó. Câu chuyên xoay quanh vấn đề của ông Bê li cốp với một cách sinh hoạt kì quái, tất cả mọi thứ ông đều cất giữ trong bao, ví dụ như ô hắn để trong bao, chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao, đặc biệt cái khuôn mặt của hắn cũng như lúc nào cũng để trong bao vì lúc nào hắn cũng giấu mặt qua chiếc áo bành tô…Mọi thứ của ông đều được gói trong bao, với kiểu cách sinh hoạt kì lạ làm cho người xem có nhiều hứng thú khi quan sát diễn biến của câu chuyện này.

Những tình tiết ly kì của câu chuyện nó xen vào những yếu tố kì lạ của nhân vật làm nên những cảm xúc đặc biệt của người xem, ở đây mọi điều như đang cuốn vào những vóng xoáy của chiếc bao, không thoát khỏi không gian chặt hẹp của nó.. một con người kì lạ đã làm cho người đọc hiểu được một điều rằng con người này chỉ suốt bó mình trong những điều nhỏ nhất của chiếc bao, không dám đi ra thế giới bên ngoài, cuộc sống bó hẹp trong những không gian nhỏ bé và hạn hẹp nhất.

Mọi hành động của ông thật quái dị khiến cho người xem có cảm giác như đang đi sâu vào thế giới của người trong bao với những tình huống làm nên tiếng cười sâu sắc và mạnh mẽ nhất, những nỗi lo sợ và hạn hẹp của ông giáo viên này để lại cho người đọc một cái nhìn sâu sắc nhất của con người tư sản của nước Nga thời bấy giờ. Những điều đó đã phản ánh được lối sống thừa thải của một tầng lớp trí thức lúc bấy giờ. Những cách sinh hoạt quái gở đã làm nên một con người trong bao với những diện mạo khiến người xem cảm thấy lực cười, khi sống trong một khoảng không gian bị bó hẹp của những cái bao. Cuộc sống của người giáo viên này dường như không có ý nghĩa, khi kiểu cách sinh hoạt đó làm hạn chế đi những điều tốt đẹp của giới trí thức.

Tất cả mọi điều con người này làm đều mang những tư tưởng sợ hãi, và hàng loạt những chi tiết thể hiện mạnh mẽ được điều đó như trong căn buồng ngủ của ông cũng ngột ngạt và bó hẹp, khi đi ngủ dù trời lạnh hay nóng ông vẫn đắp chăn kín đầu, tất cả mọi thứ đều được bó hẹp trong cảm giác của ông, nó mang cho ông những nỗi sợ hãi, và con người này đã được miêu tả với những chi tiết rất sâu sắc và lột tả mạnh mẽ được lối sống của cả một tầng lớp tri thức Nga lúc bấy giờ, mọi cảm xúc được lan tỏa và thể hiện một cách rõ ràng và chi tiết nhất.

Nhân vật Bê-li-cốp đã là một đối tượng để nhà văn sử dụng để có thể lột tả chi tiết về xã hội Nga lúc bấy giờ những cảm xúc sâu sắc nhất đã được thể hiện ở đó. Cách sống của ông không chỉ ảnh hưởng đến tầng lớp tri thức mà ông hay tiếp cận mà nó còn ảnh hưởng đến cả một thành phố lớn như Nga, tư tưởng sống bị bó hẹp, với cuộc sống chật vật và gian nan đã mang đậm giá trị cốt lõi là phản ánh đối tượng của tác phẩm là một tầng lớp tri thức bảo thủ ích kỉ, có lối sống hẹp hòi…

Tất cả mọi người khi nhìn thấy con người này chắc hẳn ai cũng đều có cảm xúc riêng và đặc biệt có thể có thái độ khinh bỉ đối với một lối sống lực cười, với kiểu cách khác lạ đã mang đậm giá trị tố cáo phản ánh mạnh mẽ những tầng lớp to lớn của xã hội Nga khi đó, những con người mang trong mình những tri thức nhưng lại hành động một cách bảo thủ và không có lợi ích gì cho xã hội này. Những hình ảnh về mối tình của ông với cô gái Cô-va len cô, nhưng cô ta đã xin Bê-li-cốp để cho cô yên, cô đã đẩy ông ta ngã cầu thang, nhưng trong cái vỏ bọc của chính mình, ông đã bình yên vô sự như không có điều gì xảy ra. Nhưng rồi những giọng điệu chê bai đã thể hiện một cách mạnh mẽ và chi tiết nhất đã được thể hiện với những câu cười haha ha tất cả đã mang đậm giá trị và ý nghĩa sâu sắc nhất về con người.

Những tiếng cười đó mang những lời chế diễu sâu sắc nhất đối với chính tác giả, những cảm xúc và sự chấm dứt về cưới xin rồi thì rất nhiều những điều mà trong câu chuyện đang đề cập đến thì chúng ta thấy cuộc sống của nhân vật này đáng để cho con người chê trách và khinh bỉ. Sau vụ đẩy lộn ở trường, hắn trở về nhà với cái bao của chính mình, và sau một tháng hắn chết… trong những chi tiết được miêu tả trong bài là hắn đang im lặng trong chiếc quân tài và đây có lẽ là điều mà cuộc sống của hắn muốn. Tất cả mọi điều đã để lại những cảm xúc sâu sắc nhất trong cái nhìn của mỗi người về cuộc sống nhỏ hẹp của nhân vật. Có lẽ cái chết đó đã mang lại một sự giải thoát mạnh mẽ về tư tưởng của nước Nga lúc bấy giờ tránh khỏi một tư tưởng nhỏ hẹp để ảnh hưởng đến cả một thế hệ lớn. Và cần phải giải thoát nước Nga khỏi tư tưởng và xóa bỏ đi những tầng lớp tri thức bảo thù, ích kỉ này… Tất cả những điều đó ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và con người của cả một dân tộc nước Nga.

Tác phẩm đã để lại cho người đọc một cái nhìn sâu sắc nhất về toàn bộ nước Nga thời bấy giờ những cảm xúc đó đã mang đậm những nét đặc trưng và phản ánh sâu sắc về những con người không có chút tư tưởng tiến bộ, cần xóa bỏ đi những con người đó tại xã hội này. Những hoàn cảnh của xã hội cũng được biểu lộ một cách da diết và có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mỗi con người nó đều ngập tràn những cảm xúc và nảy sinh trên đó là biết bao nhiêu bài học quý giá về cuộc đời và ý nghĩa của con người. Một bộ mặt của nước Nga đang dần đang hé mở và biểu lộ một cách có ý nghĩa nhất, chúng ta đang được chứng kiến những khoảng khắc tuyệt vời và mang đậm sự tố cáo, khi tác giả đã vẽ ra một nền xã hội chân thực, với những con người tri thức nhưng mang tầm trưởng giả lớn, điều đó nó làm cho con người của chúng ta đang được biểu lộ một cách có ý nghĩa và chi tiết nhất cho cuộc đời của mỗi con người.

Ở đây những chi tiết đã biểu lộ và thể hiện một cái nhìn đầy màu sắc, trong tâm hồn của con người, họ được sống và rung động trong những khoảng khắc đang nhớ và da diết nhất về cuộc đời của chính mình, biết bao nhiêu cảm xúc và những nỗi nhớ dạt dào khi xã hội đang lâm vào con đường với những lối sống bị bó hẹp mạnh mẽ, và nó thể hiện những nỗi nhớ da diết và trầm lặng trong chính tâm hồn của con người, mỗi chúng ta đều có thể thấy được điều đó, qua những cảm xúc riêng và những nét vẽ tiêu biểu đậm giá trị tố cáo, và phản ánh về xã hội này, mỗi người chúng ta cần phải biết và thấu hiểu nó một cách sâu sắc và có ý nghĩa nhất về cuộc đời và giá trị của mỗi người, khi sống trong xã hội lúc bấy giờ.

Những hình thức xã hội cũ kĩ đã được thay bỏ và nồng ghép vào đó là sự xây dựng nhân vật một cách chi tiết và giàu có về ý nghĩa nhất, nó tố cáo mạnh mẽ tầng lớp và sự thống khổ trong mọi tầng lớp của con người, chúng ta cần phải biết sống và tạo nên được điều đáng quý và hiểu được xã hội đang cần gì, đó là điều tốt nhất.

  • Kết bài:

Bê-li-cốp thực sự là một hình tượng nhân vật độc đáo không chỉ với văn học Nga mà còn với văn học thế giới. Đây là một nhân vật điển hình, khác biệt, không giống với khuôn mẫu của bất kỳ nhân vật nào khác. Sê Khốp đã sử dụng hình ảnh Bê-li-cốp để phê phán một bộ phận trí thức Nga hèn nhát, bảo thủ, nhu nhược và ích kỷ. Qua câu chuyện của Bê-li-cốp, nhà văn đã nhắc nhở rằng Bê-li-cốp chính là sản phẩm của một chế độ Nga hoàng ngột ngạt, bức bách, cần có thay đổi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang