Soạn bài: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

phong-van-va-tra-loi-phong-van-12527-2

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

1. Khái niệm:

Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, ( đang được dư luận quan tâm).

2. Hình thức:

– Phỏng vấn trực tiếp
– Phỏng vấn qua điện thoại, mạng Internet,…

3. Mục đích:

Mục đích phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để trò chuyện để hiểu biết về một người nổi tiếng, về một chủ đề có ý nghĩa xã hội mà người hỏi muốn quan tâm và dư luận đang chú ý. Ngoài ra còn có nhiều mục đích khác như biết được sự ảnh hưởng của các nhân người nổi tiếng, triển vọng hoặc những vấn đề vướng mắc của xã hội.

Một xã hội thực sự dân chủ văn minh không thể không có vai trò của phỏng vấn. Vì dân chủ phải đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội, văn minh là thể hiện nhận thức, hành động của mọi người trong xã hội phải có tính văn hóa.

II. Những yêu cầu cơ bản đối hoạt động phỏng vấn.

1. Chuẩn bị phỏng vấn.

Muốn phỏng vấn tốt, yêu cầu trả lời được cần: trước khi phỏng vấn: Xác định rõ mục đích phỏng vấn, có sự hiểu biết nhất định về vấn đề và đối tượng phỏng vấn, từ đó xây dựng đề cương phỏng vấn với câu hỏi thích hợp.

2. Tiến hành phỏng vấn.

+ Dù người phỏng vấn đã có những câu hỏi chuẩn bị sẳn nhưng cần phải linh hoạt với những tình huống cụ thể.
+ Cần có thái độ tôn trọng người phỏng vấn và qui tắc giao tiếp
+ Cần đặt câu hỏi ngắn gọn, đễ hiểu đi thẳng vào vấn đề
+ Cần tránh những câu hỏi thiếu tế nhị hoặc xúc phạm đến người phỏng vấn.
+ Cần ghi chép, lắng nghe, ghi chép , suy nghĩ để có cách ứng xử khéo léo trong việc duy trì và phát triển mạch phỏng vấn.
+ Kết thúc cuộc phỏng vấn phải “cám ơn”

3. Biên tập sau khi phỏng vấn.

+ Cần sử lý trung thực những thông tin thu nhận được,
+ Có thể sửa lại một số câu trả lời sao cho ngắn gọn, đúng hướng.
+ Khi đăng báo cần phải được người phỏng vấn đồng ý.
+ Nếu có điều kiện thì ghi hình, chụp ảnh những biểu hiện của người được phỏng vấn.

3. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn.

– Chuẩn bị chu đáo những kiến thức , kỹ năng liên quan đến phỏng vấn.
– Phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về vấn đề được hỏi với thái độ thẳng thắn, chân thành. Ngoài ra còn phải chú ý đến cử chỉ, hành động

III. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

A. Chủ đề phỏng vấn: Có thể chọn một trong các chủ đề
1. Về việc giảng dạy và học tập môn Ngữ Văn THPT.
2. Hỏi chuyện một người bạn từ vùng quê ra.
3. Phỏng vấn một du học sinh vừa trở về VN công tác.
4. Phỏng vấn để viết Trang vàng truyền thống của trường( Thầy hiệu trưởng, một giáo viên gắn bó với nhà trường, một bác lao công, một học sinh)

Phỏng vấn một nhà văn hoặc một nhạc sĩ nối tiếng.

I. Chuẩn bị:

Ví dụ đề 4: Việc lựa chọn đối tưọng phỏng vấn rất quan trọng. Ứng với mỗi đối tượng khác nhau, có nội dung phỏng vấn khác nhau:
VD: Thầy Hiệu trưởng: có thể hỏi về quá trình xây dựng trưởng thành của trường, những thành tích nổi bật, gần đây…

– Giáo viên: Hỏi về những gương mặt giáo viên và HS đã làm nên truyền thống nhà trường.

– Bác lao công: Kỉ niệm, thay đổi của nhà trường…
Ví dụ đề 1.

– Xác định chủ đề: Phỏng vấn về một mặt nào đó của việc dạy và học Ngữ Văn THPT.(Chương trình, SGK, việc giảng dạy của GV, việc học tập của HS, thi cử, chọn nghề trong tương lai…)

– Xác định mục đích: để nắm thực trạng việc dạy học hay tìm ra biện pháp nâng cao chất luợng…
Xc định đối tượng trả lới: Giáo viên hay HS, nhiều người hay chỉ một người.

– Xác định hệ thống câu hỏi phỏng vấn: (Bám sát chủ đề, có hợp thành hệ thống hợp lí và chặt chẽ chưa, các câu hỏi có giúp khai thác triệt để thông tin chưa?…) Mở đầu và kết thúc cuộc phỏng vấn?

Thực hiện:

– Tiến hành phỏng vấn trên cơ sở các câu hỏi đđ chuẩn bị, thảo luận, nhận xét góp ý:

+ Về nội dung: Người PV đã nắm chắc chủ đề, mục đích, đối tượng PV?
+ Về phương pháp: Ngoài câu hỏi đã chuẩn bị, người phỏng vấn đã dùng những PP nào để dẫn dắt, trò chuyện, cho câu chuyện đúng hướng và gợi nhiệt tình trả lời phỏng vấn, có ứng xử khéo léo không?

– Trả lời PV: Về nội dung : đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho chủ đề phỏng vấn chưa? có trung thực và riêng biệt không? Có câu trả lời nào thông minh, thú vị?
– Về thái độ: người trả lời có thắng thắn, trung thực, nhã nhặn, tôn trọng và có thiện chí?

IV. Rút kinh nghiệm:

– Kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn? khắc phục điểm yếu của bản thân bằng cách nào?
– Theo nhóm sử lại bản phỏng vấn , kiểm tra lại xem tốt hơn chưa?
– Cùng các bạn trong nhóm tiếp tục thực hiện luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.