Phân tích văn bản Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn (theo Ngô Nam)

Phân tích văn bản Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn (theo Ngô Nam)

  • Mở bài:

Văn bản Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn in trong tạp chí Thế giới di sản, 6/2023.

  • Thân bài:

Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin.Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh. Văn bản đề cập đến những thông tin cơ bản về Cột cờ Thủ Ngữ – một di tích cổ bên sông Sài Gòn: năm xây dựng, nguồn gốc tên gọi, quá trình tồn tại, các sự kiện lớn gắn với địa điểm này. Qua đó giúp người đọc có thêm sự hiểu biết về nguồn gốc, lịch sử hình thành nên nơi đây, đồng thời bày tỏ quan điểm, những cảm nhận, đánh giá về di tích này.

Mục đích của văn bản này chính là cung cấp những thông tin cơ bản như thời điểm ra đời, nguồn gốc tên gọi, đặc điểm kiến trúc, chức năng, bề dày lịch sử … của di tích cổ – cột cờ Thủ Ngữ để mọi người hiểu rõ hơn về việc tại sao lại có cột cờ, ý nghĩa lịch sử của di tích mang lại.

Cấu trúc của văn bản đảm bảo đủ 3 phần của bài thuyết minh. Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về Cột cờ Thủ Ngữ. Phần nội dung: trình bày những thông tin cụ thể, những khía cạnh khác nhau của Cột cờ Thủ Ngữ. Phần kết thúc: nhận xét khái quát về Cột cờ Thủ Ngữ.

Tên đề mục các phần tương đương với những khía cạnh khác nhau của đối tượng được in đậm; sử dụng nhiều hình ảnh minh họa cho đối tượng. Cách trình bày thông tin theo trình tự thời gian (ứng với các mốc sự kiện, các năm). Phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” sử dụng cách trình bày thông tin theo trình tự thời gian kết hợp với yếu tố tự sự, biểu cảm có tác dụng tái hiện lại sự kiện theo một trình tự tuyến tính, đồng thời tác động mạnh mẽ vào cảm xúc của người đọc. Những chi tiết trong trên không chỉ khái quát được thời điểm ra đời, lí giải tên gọi của di tích Cột cờ Thủ Ngữ mà còn diễn giải được một quá trình thay đổi về diện mạo của khu di tích này.

Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh minh hoạ, các kĩ thuật in ấn (in ngiêng, in đậm,…) cung cấp hình ảnh một cách trực quan, làm người đọc dễ hình dung hơn về cột cờ. Hiểu rõ hơn cấu trúc của cột cờ.

Với cách sử dụng ngôn ngữ trang trọng, giàu tính biểu cảm phù hợp với chủ đề về di tích lịch sử, gây ấn tượng và tác động đến cảm xúc người đọc; kết hợp với hình ảnh minh hoạ sinh động, dễ hình dung; lồng ghép thông tin lịch sử, sự kiện một cách súc tích, đảm bảo tính khoa học, chính xác, giúp người đọc dễ tiếp thu và ghi nhớ, văn bản khẳng định Cột cờ Thủ Ngữ là chứng nhân cho những biến động lịch sử của Sài Gòn, là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, một di sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn và phát huy. Qua đó, gợi niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn di sản, khuyến khích lòng tìm hiểu lịch sử, vun đắp tình yêu quê hương và nâng cao ý thức bảo vệ di tích cho thế hệ mai sau.

  • Kết bài:

Văn bản Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn viết về Cột cờ Thủ Ngữ với tư cách là một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn. Thông qua văn bản bạn đọc được cung cấp một số thông tin cơ bản về Cột cờ Thủ Ngữ như năm xây dựng, nguồn gốc tên gọi, quá trình tồn tại, các sự kiện lớn gắn với địa điểm này… Từ những thông tin ấy, bạn đọc không chỉ hiểu biết hơn về một di tích cổ tại Sài Gòn mà còn có được những cảm nhận sâu sắc, đặc biệt đối với di tích này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang