phan-tich-van-ban-tinh-da-nghia-trong-bai-tho-banh-troi-nuoc-vu-duong-quy

Phân tích văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Vũ Dương Quỹ)

Phân tích văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Vũ Dương Quỹ)

  • Mở bài:

Vũ Dương Quỹ (1939 – 2021) là nhà giáo ưu tú, tác giả của nhiều bài viết bình giảng tác phẩm văn học trong nhà trường. Văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” được in trong Những ấn tượng văn chương, một tập phê bình văn học xuất sắc của tác giả.

  • Thân bài:

Bố cục đoạn trích Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước chia làm 2 phần. Phần 1 (từ đầu đến biết bao người): Nghĩa thứ nhất của bài thơ: tả thực. Phần 2 (đoạn còn lại): Nghĩa thứ hai của bài thơ: bài thơ nói về nhan sắc, thân phận và phẩm chất người phụ nữ.

1. Nghĩa thứ nhất: tả thực chiếc bánh trôi nước.

– Lí lẽ: Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi.

– Bằng chứng:

+ Tác giả đưa ra cách làm bánh trôi qua việc miêu tả quá trình ấy, qua đó thấy được Hồ Xuân Hương là một người am hiểu về miêu tả sự vật.

+ Bánh trôi như có linh hồn hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào nó.

2. Nghĩa thứ hai: nghĩa ẩn dụ về người người phụ nữ.

– Lí lẽ: Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ

– Bằng chứng:

+ Tác giả phân tích bài thơ sử dụng các bằng chứng trong bài để chứng mình về lí lẽ trên

+ Tác giả liên hệ tới thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đó là phụ thuộc, long đong nhưng bản lĩnh của họ sẽ vượt lên trên cảnh ngộ, vẫn son sắt thuỷ chung…

3. Đánh giá.

– Tác giả đã trình bày vấn đề theo hướng vừa khách quan vừa chủ quan. Về khách quan, tác giả đưa ra các thông tin về cách làm bánh trôi từ đó liên hệ tới hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương. Về chủ quan, tác giả đưa ra cảm nhận, ý kiến, đánh giá về chiếc bánh trôi chỉ riêng bài thơ Hồ Xuân Hương mới tạo nên được. Ẩn sau đó là biết bao nỗi niềm, tâm tư của Hồ Xuân Hương gửi gắm.

– Cách lập luận chặt chẽ, lo-ghíc, dễ hiểu đi từ hình tượng chiếc bánh trôi nước đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những bằng chứng xác đáng.

– Văn bản đưa ra các luận điểm, dẫn chứng xác thực về lớp nghĩa tả thực và nghĩa ẩn dụng trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua đó, văn bản đã cho ta thấy bài thơ Bánh trôi nước thể hiện hình thể xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc. Với bài thơ này, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã hai lần hoá thân, vừa làm chiếc bánh trôi vừa nhân danh người phụ nữ để tâm sự với bạn đọc, truyền tới bạn đọc nhũng tình cảm trong sáng, nhân văn. Bánh trôi nước đúng là áng văn chương đa nghĩa, độc đáo.

– Tác giả sử dụng các dẫn chứng cụ thể từ bài thơ để làm sáng tỏ luận điểm, kết hợp với phân tích, đánh giá để tăng sức thuyết phục cho bài viết. Cấu trúc bài viết chặt chẽ, logic. Giọng văn lôi cuốn, thể hiện niềm đam mê, say mê của tác giả đối với thơ ca và sự trân trọng dành cho tác phẩm của Hồ Xuân Hương.

  • Kết bài:

Qua bài viết, Vũ Dương Quý đã có những nhận xét tinh tế về nghệ thuật miêu tả, sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của nữ sĩ, qua đó khẳng định giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ. Qua việc phân tích tính đa nghĩa của bài thơ, tác giả đã cho thấy bài thơ không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống của người phụ nữ thời phong kiến mà còn thể hiện sự đồng cảm, trân trọng của tác giả đối với họ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang