phan-tich-ve-dep-hinh-tuong-cay-xa-nu

Phân tích vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Phân tích vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

  • Mở bài:

Nguyễn Trung Thành (bút danh khác của Nguyên Ngọc) là một cây bút gắn bó với con người và vùng đất Tây Nguyên kiên cường bất khuất. Nguyên Ngọc đặc biệt thành công khi viết về Tây Nguyên qua tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” và truyện ngắn “Rừng xà nu”. Qua Rừng xà nu, vẻ đẹp hình tượng cây xà nu được khắc họa đậm nét mang tính sử thi hùng tráng.

  • Thân bài:

“Rừng xà nu” được ra đời trong những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1965), tác phẩm đã đưa người đọc trở về với vùng đất Tây Nguyên đau thương mà anh dũng, kiên cường. Rừng xà nu là câu chuyện kể về cuộc đời một con người nhưng qua đó ta có thể thấy số phận của một dân tộc như nhà văn đã có lần tâm sự “Rừng xà nu là câu chuyện của một đời người và được kể chuyện trong một đêm, đó là cái đêm dài như một đời người”. Chính vì vậy, cho dù chỉ là một truyện ngắn nhưng nó lại có ý nghĩa khái quát rộng rãi. Đọc Rừng xà nu chắc ít ai có thể quên được hình ảnh một loại cây có sức sống man dại đó là cây xà nu. Đây là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa biểu tượng, được tác giả xây dựng bằng những ngôn từ giàu chất tạo hình cùng với một niềm cảm hứng say mê mảnh liệt.

Xà nu vốn là loài cây thuộc họ thông mọc nhiều ở Tây Nguyên. Đây là loài cây có sức sống mãnh liệt, nó có thể sinh sôi nảy nở ngay cả trên những vùng đất khô cằn hay khí hậu khắc nghiệt “một loài cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ , ứ nhựa, tán  lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi vừa mênh mông, tưởng như đã sống từ ngàn đời còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận..” Chính loài cây có sức sống man dại và trong sạch ấy đã trở thành nỗi ám ảnh đối với Nguyễn Trung Thành khi viết về Tây Nguyên và nhà văn đã tâm niệm: Dù viết về ai, viết về câu chuyện gì, tác phẩm dứt khoát phải mang tên Rừng xà nu và chắc chắn “cái chuyện này sẽ bắt đầu một khu rừng xà nu và truyện cũng sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần, bất tận”.

Cũng chính vì tâm niệm ấy mà khi mở đầu tác phẩm nhà văn đã tập trung miêu tả rất kĩ lưỡng về cây xà nu bằng một đoạn văn khá dài “cả rừng xà nu có hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, nhọn hình mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.

Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây non vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong chất dầu còn loãng, vết thương không lành cứ loét mãi ra, năm mười hôm thi cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như một thân thể cường trán. Chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đa ngã. Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che trở cho làng.

Khi kết thúc tác phẩm cũng là cây xà nu nhưng không phải là cây xà nu, đồi xà nu mà là rừng xà nu nối tiếp nhau chay đến chân trời trong tầm mắt của cụ Mết, của Dít và của Tnú khi Tnú trở lại đơn vị sau một ngày một đêm về thăm làng. Đây là kết cấu câu truyện theo kiểu đầu cuối tương ứng có ý nghĩa đặc biệt. Hình ảnh ấy không chỉ cho thấy sức sống bất diệt của cây xà nu dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù mà còn tượng trưng cho sức sống quật cường của người dân làng Xô Man nói riêng và của người dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong câu chuyện về cuộc đời Tnú, về cuộc nổi dậy của người dân làng Xô Man, hình tượng cây xà nu chính là một ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Không chỉ xuất hiện lúc mở đầu và kết thúc mà xà nu còn có mặt xuyên suốt chiều dài tác phẩm. Cây xà nu đã trở thành một “nhân vật” gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt của người dân làng Xô Man, chứng kiến biết bao thăng trầm, biến cố cũng như bước đường trưởng thành của dân làng Xô Man. Đã bao đời nay xà nu đã ăn đời ở kiếp với người dân làng Xô Man. Lửa xà nu cháy giần giật trong bếp của mỗi nhà, Tnú và Mai dùng tấm bảng nứa xông khói xà nu để học chữ và khi Tnú đọc thư của anh Quyết cũng dưới ánh lửa xà nu. Cụ Mết để lại với dân làng trang sử bi hùng của làng Xô Man gắn với một quãng đời của Tnú trong nhà lớn bên bếp lửa xà nu cháy sáng.

Khi Tnú bị giặc bắt, bọn chúng đã dùng giẻ tẩm nhựa xà nu quấn vào mười đầu ngón tay của Tnú để đốt, nhựa xà nu bén rất nhanh và cháy rất đượm biến mười ngón tay của Tnú trở thành ngọn đuốc nhưng anh không hề kêu van. Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát nơi đầu lưỡi. Răng anh cắn nát môi anh rồi.

Chính hành động tàn bạo đó của giặc là động lực thúc đẩy người dân làng Xô Man vùng lên chiến đấu. Và cũng chính đống lửa mà thằng Dục đã đốt lên để dân làng nhìn rõ cảnh bọn chúng tra tấn Tnú giờ đây đã trở thành đống lửa soi rõ xác của mười tên lính giặc nằm ngổn ngang “đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ”. “Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ”. Cả đêm ấy, cả rừng xà nu ào ào rung động dưới ánh sáng của lửa xà nu, người dân làng Xô Man dưới sự chỉ huy của cụ Mết vào rừng lấy vũ khí đứng lên đồng khởi.

Khi viết về cây xà nu, rừng xà nu, nhà văn đã miêu tả như một nhân vật có linh hồn, có tính cách và được khắc họa trong sự hòa nhập, tương ứng với những tác phẩm của người dân làng Xô Man. Dường như giữa rừng xà nu và người dân làng Xô Man nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung có một mối quan hệ rất gần gũi, gắn bó. Cây xà nu như cũng có những cảm giác giống như con người: biết đau thương, căm giận và cũng biết yêu thương, tự hào.

Trong toàn bộ tác phẩm, khi miêu tả con người tác giả lại thường hay so sánh với cây xà nu. Khi miêu tả cây xà nu, ông lại hay dùng những từ ngữ, hình ảnh về con người. Hãy chú ý khi nhà văn miêu tả hình ảnh của cụ Mết: “ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”. Và khi nhà văn miêu tả những cây xà nu bị đạn đại bác chặt nửa thân mình “có nhưng cây bị chặt đứa ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm đen lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”.

Thông qua những hình ảnh đầy giá trị tạo hình, xà nu như được khắc, chạm thành hình, thành khối, mang nét đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên. Nhưng hình tượng cây xà nu dưới ngòi bút của Nguyễn Trung Thành không chỉ mang những giá trị tả thực về một loài cây rất đặc trưng của rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ mà còn mang những ý nghĩa biểu tượng cho sức sống và phẩm chất của con người.

Khi viết về loài cây và cánh rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã thường xuyên sử dụng phép tu từ nhân hóa. Xà nu mang tính cách như con người, có mối liên hệ mật thiết với con người. Hình tượng cây xà nu là tiêu biểu cho sức sống quật khởi của dân làng Xô Man va được miêu tả trong sự chiếu ứng với con người. Hình ảnh cây xa nu con mới mọc lên thay thế những cây đã ngã, ngọn xanh nhọn hình mũi  tên lao thẳng lên bầu trời, tiếp lấy ánh sáng mang ý nghĩa biểu tượng cho thế hệ trẻ của làng Xô Man với sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ, ham mê lý tưởng ngay từ khi còn nhỏ đã nhọn hoắc tinh thần cách mạng. Đó là Dít, Heng… thế hệ trẻ sẽ tiếp nối bước cha anh làm cách mạng, giải phóng quê hương, giải phóng đất nước. Các thế hệ làng Xô Man: lớp này tiếp nối lớn khác, tiếp tục cuộc chiến đấu trường kì. Anh Quyết hi sinh đã có Tnú và Mai. Mai ngã xuống có Dít, bé Heng tiếp nối bước chân của Dít giống như bom đạn kẻ thù có thể khiến rừng xà nu “không cay nào không bị thương” nhưng dù có tàn bạo đến đâu cũng không thể hủy diệt toàn bộ khu rừng.

Hình ảnh những cây xà nu đại thụ ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng mang bóng dáng cụ Mết – người già làng ngực căng tràn – người nuôi dưỡng ngọn lửa khát vọng tự do, người là chỗ dựa tinh thần cho các thế hệ con cháu. Cụ Mết được hình dung như một cây xà nu lớn, vững chải, hiện thân cho truyền thống thiêng liêng của bao thế hệ người dân làng Xô Man. Hình ảnh rừng xà nu ưỡn tấm ngực che chở cho làng còn mang ý nghĩa ẩn dụ về những con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước trong những năm chống Mĩ. Những cây xà nu “ở chỗ vết thương nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyệt thành cục máu lớn” là hình ảnh những con người làng Xô Man như Tnú bị thương máu chảy đặc quyện, tim thâm giống như nhựa xà nu.

Với ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình kết hợp với biện pháp nhân hóa, Nguyễn Trung Thành đã làm hiện lên trước mắt người đọc như một nhân hóa, Nguyễn Trung Thành đã làm hiện lên trước mắt người đọc như một thước phim tư liệu về toàn cảnh cánh rừng bị đạn đại bác cày nát, xơ xác hoang tàn: vết thương chiến tranh đau đớn, khoét sâu vào thiên nhiên. Cánh rừng đau thương mang ẩn dụ về nỗi đau thương của dân làng: mẹ con Mai bị đánh đập dã man đến chết, Tnú bị thương…

Nhưng từ cảnh đổ nát đau thương ấy rừng xà nu vẫn ngời lên vẻ đẹp hoang sơ, nhựa xà nu là máu nhưng cũng là vàng, dưới ánh nắng hè, vô số hạt bụi từ nhựa cây bay ra lóng lánh thơm ngào ngạt, thơm mỡ màng, từng luồng nắng thẳng tắp từ trên cao dọi xuống tạo ra không gian ba chiều càng làm nổi bật vẻ đẹp rắn rỏi, man dại và tráng lệ, huy hoàng đầy chất thơ của rừng thiêng. Dân làng Xô Man cũng thế, trong đau thương mất mát càng không bị khuất phục mà trả lại càng ngời lên vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, gan góc, dạn dày.

Dùng sự vật thiên nhiên để trở thành một biểu tượng nghệ thuật trong văn chương hiện đại đã không còn là xa lạ. Những rừng bạch dương trải dài tít tắp, “sương trắng nắng tràn” biểu tượng cho vùng quê nước Nga, những cây anh đào thấp thoáng tâm hồn người Nhật, rặng tre thẳng tắp kiên cường “ở đâu cũng xanh tươi, cho dù đá sỏi đá vôi bạc màu” là sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam.

Phong cảnh rừng xà nu đặc trưng cho miền đất Tây Nguyên vĩ đại và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây xà nu cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán là vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống từ ngàn đời, còn đây thơm lừng. Nệm lá dưới mặt đất trải thảm êm ru. Nguyễn Trung Thành đặc biệt say mê thích thú với vẻ đẹp của loài cây này. Trước khi viết tác phẩm, tác giả từng phát biểu: “dù viết về ai, về câu chuyện gì, tác phẩm dứt khoát phải mang tên Rừng xà nu”.

Cây xà nu biểu tượng cho con người của vùng đất này, đau thương mà anh dũng. Những ngọn đồi, những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau, chạy đến hút tầm mắt đến tận chân trời cho phép ta nghĩ: cây xà nu không chỉ tượng trưng cho một làng Xô Man bé nhỏ hay của một vùng rừng núi Tây Nguyên. Đó còn là biểu tượng của cả miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong những tháng năm chống đế quốc Mĩ.

Nguyễn Trung Thành đã sử dụng phép tu từ nhân hóa trên suốt trang văn đặc tả xà nu. Những câu văn tả cảnh thiên nhiên đặc sắc như đoạn mở đầu thật quý hiếm. Một rừng xà nu đầy sức sống không phải hiện lên qua trang văn, qua bức vẽ của người nghệ sĩ hay thước phim quay chậm của nhà điện ảnh, mà là rừng xà nu thực sự đang reo vui trong nắng trước mắt người đọc. Người đọc có thể thấy hình dáng, màu sắc, hương vị và sức nóng: “ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”.

  • Kết bài:

Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Nếu như cây xà nu là một hình tượng giúp cho tác giả thực hiện được sự bất diệt của sức sống Tây Nguyên thì đến lượt mình, Nguyễn Trung Thành cũng làm cho cây xà nu trở thành một hình tượng nghệ thuật bất tử.

Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang