phan-tich-y-nghia-hinh-anh-cai-bong-tren-tuong-cua-vu-nuong-trong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong

Phân tích ý nghĩa hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Phân tích ý nghĩa hình ảnh “cái bóng” trên tường của Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Trong văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ đã sử dụng một phép ẩn dụ rất hay khiến người đọc phải suy nghĩ, đó là hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương. Do Trương Sinh vắng nhà đi đánh giặc nên Trương Đản luôn hỏi về bố, do đó Vũ Nương đã mượn chiếc bóng của mình để nói với người con đó là cha của mình. Trong những ngày cách xa, Vũ Nương nhớ thương chồng hết sức nên cô ấy chọn hình ảnh cái bóng vì trong suy nghĩ của cô,người chồng luôn ở bên cạnh như hình với bóng. Nhưng chỉ vì một hình ảnh cái bóng mà gây ra bao nhiêu là hậu quả.

Trong đời sống đối với chúng ta cái bóng là thứ luôn gắn liền với thân thể con người. Nó là một thứ mà hoàn toàn không thể nào tách ra hoặc làm nó không xuất hiện. Nó như là một phần của thể xác của chúng ta. Nhưng trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, hình ảnh cái bóng là một chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm làm cho văn bản trở nên thú vị hơn.

Chiếc bóng được Vũ Nương ví như cha của bé Đản vì nỗi nhớ chồng cũng như nỗi nhớ cha của đứa bé. Bé Đản tin đó là sự thật và luôn nhớ thương về cha – cái bóng của Vũ Nương ở trên tường. Với một đứa trẻ chỉ mới lên ba luôn tin là cha mình hằng đêm điều đến chơi với mình, mẹ ngồi cha cùng ngồi, mẹ đi cha cũng đi, chỉ có điều cha không bao giờ lên tiếng cũng như bế Đản lên. Cha – chiếc bóng của Vũ Nương đã lắp đi những nỗi nhớ nhung của bé Đản về cha cũng như của Vũ Nương về người chồng ở nên xa xôi đánh giặc.

Còn về phía Trương Sinh, một người ít học, hay suy nghĩ mơ hồ thì khi nghe bé Đản nói về người cha- chiếc bóng của Vũ Nương đã làm cho sự ghen tuông mơ hồ và những suy nghĩ về người vợ không chung thủy với mình. Vì lòng tự trọng của Trương Sinh quá cao nên đã đánh, mắng, sỉ nhục thậm chí ruồng bỏ người vợ bấy lâu nay hết mực chung thủy, hiền dịu mà không cho nàng giải thích. Làm tan nát hạnh phúc gia đình chỉ vì cái “tôi” của Trương Sinh quá cao. Câu chuyện đã được lên đoạn cao trào.

Chi tiết cái bóng trên tường của Vũ Nương đã tháo đi nút thắt của sự nghi ngờ của Trương Sinh và đã giúp cho Vũ Nương xóa đi được nỗi oan ức của như lấy lại được sự trong sạch của mình. Cũng nhờ vào cái bóng đã khiến cho Trương Sinh cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm với Vũ Nương.


Bài tham khảo:

Vai trò chi tiết nghệ thuật chiếc bóng trên tường của Vũ Nương

  • Mở bài:

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”” của tác giả Nguyễn Du là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa . Hình ảnh chiếc bóng trên tường của Vũ Nương trong trò vui đùa với con là một yếu tố độc đáo, có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy trái ngang, oan khuất của Vũ Nương .

Lúc ấy bé Đản chỉ mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin và hiểu lầm là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng lúc nào cũng im lặng và chẳng bao giờ bế nó. Nó nghĩ cha thật vô tâm nhưng lúc nào cũng vẫn ở bên nó để bảo vệ Vũ Nương và bé Đản.

Đối với người mới đi lính trở về như Trương Sinh thì việc bé Đản nói có một người cha khác rất dễ gây hiểu lầm. Cái bóng theo góc nhìn của Trương Sinh là một người đàn ông mà vợ đã ngoại tình khi mình không ở nhà, vốn có tính ghen tuông nên không cần rõ sự tình ra sau anh cho rằng vợ mình đã thất tiết và đó là nỗi nhục lớn nhất của người đàn ông thời xưa.

Việc làm của Vũ Nương ngay từ ban đầu xuất phát từ tấm lòng người mẹ là không hề sai. Vì thương con, sợ con buồn tủi vì không có cha nên nói với con rằng chiếc bóng của mình là cha của con. Trong lòng vốn chỉ định an ủi con, cho con một người cha như những bạn bè cùng lứa. Một bên là muốn cho con có cha, một bên lại không muốn dẫn đàn ông khác về, một lòng trung trinh cùng chồng nên việc lựa chọn chiếc bóng làm cha thằng bé đã là biện pháp tốt nhất.

Việc Vũ Nương nói cái bóng của mình đó là cha vì không muốn thấy con mình thiếu vắng tình yêu thương của một người cha, nhưng cách đó cũng có cái sai ẩn trong đó. Vì bé Đản luôn nghĩ chiếc bóng chính là cha của mình nên bé khi thấy Trương Sinh từ xa về nhà thì bé không biết đó mới là cha. Và đến khi bé Đản hỏi Trương Sinh ” Thế ra ông cũng là cha tôi ư? ” và nói rằng ” Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ đi ông đi, mẹ nằm ông nằm…. ” và thế là gây hiểu lầm cho Trương Sinh. Và cũng chính nó đã hại cho mẹ của bé đã bị Trương Sinh đánh oan và tìm đến cái chết.

Từ câu chuyện “Người con gái Nam Xương ” và hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương đã nói lên được tấm lòng thương yêu con của nàng Vũ Nương. Vì sợ rằng bé Đản sinh ra sẽ không có cha bên cạnh nên đã nhờ chiếc bóng của mình làm thay.  Qua đó, đề cao tính nết của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa. Tuy nhiên họ lại không được tôn trọng. Hình ảnh người cha hiện trên bức tường vào mỗi buổi tối trong mắt bé Đản cũng đã thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ. Từ góc nhiều góc nhìn khác nhau ta thấy hình tượng chiếc bóng của Vũ Nương là vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa.

  • Kết bài:

Vũ Nương dùng chiếc bóng của chính minh được in lên tường hằng đêm để bé Đản khỏi phai tủi thân vì vắng bóng cha đã gây ấn tượng và là điểm nhấn trong bài văn. Nhưng Trương Sinh đã không hiểu điều đó và kết tội Vũ Nương vì tinh hay ghen của mình, sau đó Vũ Nương đã tự tử nhưng Trương Sinh vẫn không hối hận. Điều đó đã phản ánh vị trí của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, những con người vĩ đại không được công nhận và bị đối xử không được giống như con người.

1 bình luận trong “Phân tích ý nghĩa hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang