Phân tích ý nghĩa nguyên lý tảng băng trôi qua đoạn trích Ông già và biển cả của Huê – minh –- uê.
Nguyên lý tảng băng trôi là một phương pháp viết văn dựa trên hình ảnh tảng băng trôi (bảy phần chìm và một phần nổi) tức để miêu tả những tình huống, tư tưởng tác phẩm chỉ đề cập đến một phần hiện thực nổi bật, còn bảy phần ý nghĩa còn lại sẽ để cho độc giả tự tìm hiểu, suy nghĩ và sáng tạo theo sở thích, cá tính của mỗi người thông qua những nội dung nhân vật và câu chuyện mà tác giả đã xây dựng lên. Qua hình ảnh ông lão đánh cá Xan-tia-gô trong tác phẩm “Ông già và biển cả”, tác giả Hê-minh-uê là người đề xướng nguyên lý “Tảng băng trôi” để lên án chiến tranh, ca ngợi lao động, con người thời bấy giờ tại đất nước Mỹ.
Đoạn trích kể chuyện ông già chinh phục con cá kiếm trên biển cả mênh mông. Câu chuyện kể thật đơn giản nhưng lại gợi mở nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc. Người đọc tự suy ngẫm để rút ra hàm ý sâu sắc sau câu chữ và đồng sáng tạo với nhà văn.
– Lớp nghĩa thứ nhất mang lại cho người đọc: một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất, đẹp nhất trong đời đi câu của ông già và cuộc hành trình nhọc nhẵn, dũng cảm của người lao động trong mỗi xã hội vô tình. Đó là một phần nổi của nguyên lý.
– Lớp nghĩa thứ hai: Kể về chuyện ông già và con cá kiếm không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa một ông lão đi câu với một con mồi, mà qua lối độc thoại có tính đối thoại giữa ông già và con cá kiếm, người đọc có thể nhận thấy mối quan hệ lớn hơn: mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên luôn là đối thủ xứng đáng, là cuộc chiến không cân sức. Nhưng dù thiên nhiên có hung dữ tới đâu thì con cá người nhỏ bé, giàu ý chí kia vẫn cố gắng để chiến thắng. Hình tượng ông già chinh phụ con cá là biểu tượng của người anh hùng trên biển cả không thôi khác vọng, ngược lại hình tượng con cá kiếm cũng là biểu tượng kì vĩ cho vẻ đẹp, cho sức mạnh man dại của tự nhiên. Để chiếm lĩnh được nó, con người không chỉ có sức mạnh mà con người phải có trí khôn, lòng quả cảm mới có thể giành chiến thắng.
– Lớp nghĩa thứ ba: Tuỳ vào người đọc đồng sáng tạo, có thể suy rộng ra, đó cũng là thể nghiệm về thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc theo đuổi ước mơ sáng tạo, rồi trình bày trước mắt người đời, cũng gặp biết bao sóng gió, cam go như hình tượng ông già đối mặt với biển cả, biển đời. Và trên đường đời của bất cứ ai, người ta đều phải trả giá cho sự thành bại của mình. Nhưng cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, con người vẫn không thôi khát vọng.
→ Lớp nghĩa thứ hai và ba chính là bảy phần chìm trong nguyên lý tảng băng trôi mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Ông già và biển cả của Hê-minh-uê