ay-nghia-hon-truong-ba-va-xac-anh-hang-thit

Phân tích ý nghĩa và giá trị vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Phân tích ý nghĩa và giá trị vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

  • Mở bài:

Lưu Quang Vũ – nhà viết kịch xuất sắc của nước ta sau năm 1975 . Kịch của ông phản ánh nhiều vấn đề nóng bỏng có tính chất thực sự của đời sống ông đã có nhiều đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Đặc sắc trong nội dung tác phẩm của ông là cách tái dựng tình huống, kết hợp tính muôn thuở và tính thời sự, tính kịch và chất thơ. Ngôn ngữ nghệ thuật trau chuốt gợi cảm có chiều sâu. Sung đột kịch xoay quanh xung đột trong cách sống và trong quan niệm sống.

  • Thân bài:

1. Ý nghĩa ẩn dụ đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba – xác anh hàng thịt.

Trước hết đó hoạt động kịch đã đầy mâu thuẫn, xung đột kịch tới cao trào. Xác anh hàng thịt tỏ ra lấn át hồn Trương Ba: sỉ nhục hồn Trương Ba, hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ, không thể chịu được nước.

+ Xác anh hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người.

+ Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người. Đó là hai thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau.

+ Thể xác có tính độc lập tượng đối, có tiếng nói, có khả năng tác động vào linh hồn.

+ Linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác, để hoàn thiện nhân cách.

2. Đối thoại giữa hồn Trương Ba và gia đình:

Trong đoạn đối thoại đó tính cách Trương Ba đã có sự thay đổi.

+ Trở nên thô vụng hơn: làm gãy cây, gẫy liễu.

+ Trở nên xa lạ hơn với người thân, vợ, con, cháu không muốn gần gũi vì tính tình của Trương Ba đã thay đổi.
Trước sự thay đổi đó hồn Trương Ba có nhận ra và ông cảm thấy không thể sống như vậy được nữa, không thể khuất phục trước thể xác là tự đánh mất mình.

3. Thái độ của Trương Ba khi Đế Thích có ý định cho nhập vào cu Tị – một em bé hàng xóm vừa chết:

Trước hết Trương Ba rất thương yêu cụ Tị – em bé hàng xóm vừa chết, bạn của cháu nội yêu quý của ông.

Ông không thể chấp nhận sự tái diễn bi kịch sống trong thân xác của người khác: “Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”, vì thế hồn Trương Ba đã xin cho cụ Tị được sống, còn mình thì xin được chết. Chính hành động đó chứng minh cho ý thức về sự hợp nhất giữa linh hồn và thể xác.

Ý nghĩa đoạn kết: Thể hiện rõ nhất quan niệm sống của Trương Ba đồng thời cũng khẳng định được nhân cách cao thượng của ông và tư tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm. Đoạn kết đầy chất thơ và có đủ ba hình ảnh của sự sống : hai đứa trẻ và sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người.

  • Kết bài:

Lưu Quang Vũ được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nên văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Các vở kịch của ông mang đậm dấu ấn hiện thực cuộc sống, phản ánh chân thực và sinh động các vấn đề của thời đại. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây tiếng vang nhất của Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.


Bài tham khảo:

  • Mở bài:

Lưu Quang Vũ là một tài năng đa dạng, là nhà viết kịch thành công nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ngoài kịch, ông còn sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, vẽ tranh nhưng kịch là có những đóng góp đặc sắc nhất. Kịch của ông sắc sảo và dữ dội vì vậy ông trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu, là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. “Hồn trương ba, da hàng thịt” là vở kịch được viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đó là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc.

  • Thân bài:

Đoạn trích từ cảnh VII và đoạn kết của vở kịch, diễn tả sự đau khổ và dằn vặt và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba. Trương Ba là một người làm vườn giỏi, giỏi đánh cờ, rất yêu thương vợ và con cháu. Do thái độ làm việc tắc trách của Nam Tào, mà Trương Ba phải chết bất ngờ. Vì yêu quý Trương Ba mà Đế Thích (một vị tiên giỏi cờ) đã hóa phép cho hồn Trương Ba sống lại. Hồn Trương Ba thì nguyên vẹn nhưng phải mượn xác anh hàng thịt để trú ngụ. Trú ngụ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: Lí trưởng hạch sách, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ… Bản thân Trương Ba đau khổ vì sống trái tự nhiên, giả tạo.

Đặc biệt thân xác anh hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và do những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác. Trương Ba quyết định trả lại xác cho anh hàng thịt và xin cho cu Tị sống lại còn mình chết hẳn, không nhập vào thân xác ai nữa.

Qua vở kịch, tác giả khẳng định: Cuộc sống là quý giá nhưng phải sống đúng với mình, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Tuy nhiên, con người cũng phải đấu tranh với nghịch cảnh để chống lại sự tầm thường, dung tục để hoàn thiện nhân cách.

Từ một câu chuyện cổ tích, Lưu Quang Vũ đã nhận thấy sự tương đồng giữa ý nghĩa câu chuyện và cuộc sống hiện tại của con người. Nhân vật trương Ba là một hóa thân tài tình của nhà văn. Lưu Quang Vũ đã để cho nhân vật tự đấu tranh kịch liệt. Những lực lượng khác từ bên ngoài tuy có tác động nhưng rất mờ nhạt. Chủ đề câu chuyện được bộc lộ rõ nhất qua cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.

1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.

Sự hoán đổi thân xác và linh hồn giữa trương Ba và anh hàng thịt là một việc tình cờ, là lỗi của các vị thần. Sự nhầm lẫn đó đã khiến cho hồn Trương Ba Trong thân xác hàng thịt đã vô cùng đau khổ, bức bối, chán nản, ngày càng thấy xa lạ với mọi người, với chính mình, nên đã cố gắng thoát ra khỏi xác.

Hồn khinh bỉ, xem thường xác hàng thịt, xem nó chỉ là cái vỏ bên ngoài “âm u đui mù” “ không cảm xúc” “không tư tưởng không ý nghĩa gì” chỉ biết đến những hưởng thụ thấp kém. Điều đó khẳng định linh hồn “có một đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch thẳng thắng”. Hồn Trương Ba luôn phủ nhận sự lệ thuộc vào thân xác vốn không phải là của mình và tìm cách thoát ra khỏi nó để tồn tại độc lập.

Ngược lại với nỗi đau khổ của linh hồn Trương Ba, xác hàng thịt luôn cười nhạo hồn Trương Ba với lí lẽ: “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chịu theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch thẳng thắng”. Nó khuyên Hồn Trương Ba hãy thóa hiệp, quy phục vì “chẳng còn cách nào khác đâu” “ đã bảo chúng ta là một”

Đó là sức mạnh âm u đui mù ghê gớm của thân xác có thể lấn át và điều khiển linh hồn. Xác tỏ ra lấn lướt, ranh mãnh, sỉ nhục hồn, dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lí, phải chấp nhận thực tại. Trước những lí lẽ ti tiện của xác thịt, hồn Trương Ba đã ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh của mình và bế tắc, tuyệt vọng, đành nhập trở vào xác hàng thịt.

Xây dựng cuộc đấu tranh kịch liệt ấy, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định Hồn Trương Ba là ẩn dụ cho linh hồn con người với những giá trị tinh thần, đạo đức thanh cao chân chính. Xác hàng thịt là ẩn dụ về thể xác phàm tục của con người với những ham muốn bản năng, tầm thường, dung tục.

Từ cuộc đối thoại đó tác giả đã gửi những thông điệp đầy ý nghĩa triết lí. Con người là hòa hợp thống nhất giữa linh hồn và thể xác. Thể xác có tính độc lập tương đối, nó có tiếng nói riêng có khả năng tác động vào linh hồn.

Hồn Trương Ba có cuộc sống hổ thẹn khi phải sống chung với phần thể xác dung tục và bị sự dung tục đồng hóa. Từ đó đó tác giả cảnh báo: khi con người phải sống dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thẳng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. Vì thế phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.

2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân.

Vì phải thỏa mãn những đòi hỏi của xác hàng thịt, hồn Trương Ba dần dần thay đổi. Bởi thế ông bị người thân xa lánh, sợ hải, thậm chí ghét bỏ, ghê tởm…

Vợ Trương Ba: Thấy rõ nhất sự thay đổi của ông “ông bây giờ còn biết đến ai nữa… ông đâu còn là ông Trương ba làm vườn ngày xưa”. Điều đó khiến hồn Trương ba buồn bã, đau khổ, định bỏ nhà đi và nhường Trương Ba cho vợ anh hàng thịt.

Cái Gái: tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục. Nó trách móc: “bàn tay giết lợn” đã làm gãy cái diều, “ bàn chân to bè” giẫm nát cả cây… và lên án, xua đuổi “ ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tề! Cút đi!”

Cô con dâu: thông cảm xót thương cho tình cảm trớ trêu của bố chồng “con biết bây giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng chị cũng lo sợ, đau đớn khi cảm thấy bố mình thay đổi “ Mỗi ngày…. Một đổi khác dần, mất mát dần” không còn “ hiền hậu tốt lành như  xưa”

Trước phản ứng của mọi người, hồn Trương Ba hiểu ra những đau khổ mình đã, đang và sẽ gây ra cho họ. Ông trở thành kẻ xa lạ, thậm chí đáng ghét trong mắt người thân. Sự tồn tại của ông trở nên vô nghĩa. Trương Ba rơi vào tình trạng nguy kịch, sự bế tắc và tuyệt vọng.

Khi những đau khổ, sự tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, hồn Trương Ba cảm thấy rất hụt hẫng, cô đơn. Cả thế giưới dường như quay lưng lại với ông. Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải đi đến quyết định dứt khoát. Trương Ba quyết định gặp Đé Thích để hỏi cho ra lẽ.

3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích.

Giũa Đế Thích và Trương Ba có quan niệm khác nhau về sự sống. Đế Thích quan niệm về sự sống rất đơn giản. Với Đế Thích, sống chỉ để được sống (với hàm nghĩa là không chết). Chính Trương Ba cũng đã chất vấn Đế Thích điều này: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!”. Với quan niệm đó nên Đế Thích đã cho Trương Ba sống nhờ xác hàng thịt. Mục đích của Đé Thích là để Trương ba được sống tiếp, còn sống như thế nào ông không quan tâm đến.

Khi Trương Ba đòi rời bỏ thân xác bẩn thỉu ấy, Đế Thích còn đề nghị sửa sai bằng cách cho Trương Ba sống nhờ xác cu Tị. Đó cũng là một đè nghị đối với trương Ba chẳng có gì khác biệt.

Đế Thích là đại điện cho một số người vẫn đang sống giả tạo mà không ảnh hưởng gì. Họ mạc nhiên với cuộc sống. Họ vô tư sửa cái sai của cuộc sống bằng cái sai khác. Họ không quan tam đến quá trình vận động, sụ tương thích giữa các vật thể. Đối với họ, sự tồn tại theo nghĩa chân thật nhất mới có giá trị. Cái chân thật tôn quý ấy không có gì khác ngoài bản năng hết sức đê tiện và thấp hèn.

Khác với Đế Thích, Trương Ba có  quan niệm hoàn toàn khác. Với ông, con người phải sống hài hòa giữa thể xác và linh hồn không thể “bên trong một đàng bên ngoài một nẻo”. Không thể sống vô trách nhiệm với mình như một kiểu tồn tại được. Không thể sống lệ thuộc vào người khác dù là của cải chứ đừng nói đến thể xác. Sống nhờ đồ đạc, của cải của người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt.!

Mâu thuẫn trong quan niệm của hồn Trương Ba và Đế Thích về ý nghĩa cuộc sống đã tô đậm chủ đề tác phẩm. Được sống làm người là quí giá, nhưng được sống là chính mình, sống trọn vẹn hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn quí giá hơn nhiều.

4. Quyết định cuối cùng của Trương Ba.

Đế Thích khuyên Trương Ba hãy chấp nhận cuộc sống hiện tại vì cho rằng cảnh ngộ của Trương Ba không phải là cá biệt. Đế Thích lại muốn sửa sai bằng cách đề nghị hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. Rốt cuộc, mục đích của Đế Thích là muốn Trương Ba phải sống.Không muốn sống bằng thân xác anh hàng thịt thì sống bằng thân xác của cu Ti, một em bé mới vừa chết. Tâm ý của Đế Thích là rất tốt. Nhưng cách thực hiện thì mù quáng, vô trách nhiệm.

Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối không sống nhờ thân xác ai cả và cũng không chấp nhận cách sửa sai của Đế Thích. Bởi “có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác.” Việc đúng đắn ấy là việc gì không ai biết nhưng chắc chắn sẽ tố đẹp hơn, cao thượng hơn.

Cuối cùng Trương Ba xin Đế Thích làm cho cu Tị sống lại còn mình thì trả xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết vĩnh viễn. Cu Ti số đã tận. nhưng nhờ lòng tốt của Trương Ba mà sống lại. Qua đó ta thấy Trương Ba là người giàu lòng nhân ái, đầy trách nhiệm và tình thương với bản thân và với mọi người xung quanh. Dũng cảm chiến đấu chống lại sự giả tạo và dung tục bảo vệ quyền được sống vẹn toàn, hợp với lẻ tự nhiên để hoàn thiện nhân cách.

Qua cuộc đối thoại ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong việc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo, bảo vệ quyền sống toàn vẹn của con người. Cái chết của Trương Ba là sự hóa thân khẳng định cái thiện thắng cái ác, sự sống đích thực còn mãi. Đó chính là chất thơ trong kịch của Lưu Quang Vũ.

Từ cuộc đối thoại trên, tác giả cũng gửi gắm những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc và về lẽ sống – chết ở đời. Con người là một thể thống nhất hồn xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Con người phải sống là chính mình, thật là mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác. Đó mới là hạnh phúc!

Điều đó cũng có nghĩa là khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thể xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, và cũng không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Phải sống chân thật, sống vì mọi người vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người. Đó mới là lẽ sống cao đẹp.

5. Màn kết của vở kịch khẳng định sự bất tử của linh hồn.

Hồn Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình. Cái Gái và cu Tị ăn trái na, và gieo hạt na vào đất “cho nó mọc thành cây mới ông nội tơ bảo vậy. Những cây sẽ nói nhau mà lớn khôn. Mãi mãi…”. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật của muôn đời.

Màn kết giàu chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát, lạc quan cho bi kịch đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của Chân, Thiện, Mỹ và sự sống đích thực, giàu giá trị nhân văn.

Lưu Quang Vũ không những sáng tạo lại cốt truyện dân gian mà còn kí thác vào đó triết lí nhân sinh của mình. Tác phẩm rất thành công trong việc xây dựng đối thoại, giàu kịch tính, đậm chất triết lí tạo nên chiều sâu cho vở kich. Hành động của nhân vật phù hợp với tính cách, góp phần hoàn thiện tính cách nhân vật và làm phát triển tình huống truyện. Nghệ thuật dựng cảnh, những đoạn độc thoại nội tâm sống động làm nên giá trị bất hủ của vở kịch này.

  • Kết bài:

Dựa vào câu chuyện dân gian nhưng tác phẩm lại đặc ra nhiều vấn đề mới mẻ, hiện đại, có tư tưởng triết lí và nhân văn. Từ việc tắc trách của Nam Tào mà Trương Ba, một người làm vườn giỏi, giỏi cờ phải chết một cách bất ngờ đến việc hồn Trương Ba đau khổ xin với Đế Thích cho ông ta chết hẳn là một sự vận động toàn diện, thánh thiện của con người. Qua đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp. Được sống làm người làm quý giá thật, nhưng được sống đúng là chính mình, sống trọn vẹn với giá trị vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể và tâm hồn. Con người luôn phải đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.


Giá trị nhân văn cao cả của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả (con người và phong cách)
– Giới thiệu tác phẩm (giá trị của tác phẩm)
– Giới thiệu vấn đề nghị luận : giá trị nhân văn

II. Thân bài:

1. Giải nghĩa giá trị nhân văn:

– Giá trị nhân văn của một tác phẩm là sự lột tả mâu thuẫn tâm lý của các nhân vật trong đời sống, hay chính mâu thuẫn trong từng con người, trong cái trong sáng có sự sa ngạ, lầm lạc và trong ánh sáng có bóng tối. Nó là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa đẹp và xấu, giữa hy vọng và tuyệt vọng của con người.

2.  Biểu hiện giá trị nhân văn trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.

– Hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ thân xác anh hàng thịt.

– Nỗi đau đớn giày vò của Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ, sống khác mình, qua các chi tiết:

+ Lời dẫn kịch: ngồi ôm đầu một hồi lâu, bịt tai lại, như tuyệt vọng, bần thần nhập lại xác anh hàng thịt,…

+ Lời của nhân vật : Ta… ta đã bão là mày im đi, Trời,…

+ Lời độc thoại nội tâm: Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải là của ta ạ…

3. Ý nghĩa nhân văn của tác phẩm :

– Ý nghĩa nhân văn của vở kịch là ở chỗ Lưu Quang Vũ đã khẳng định, tôn trọng cái cá thể, khẳng định vị trí, vai trò của cá nhân trong xã hội. Qua lời thoại đầy chất triết lý, nhà văn gửi bức thông điệp kêu gọi con người như sống chính mình. “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, câu nói đơn giản của nhân vật Hồn Trương Ba chính là chìa khóa mở ra giá trị nhân văn của tác phẩm.

– Ý nghĩa nhân văn của vở kịch còn là ở chỗ nhà văn đã đấu tranh cho sự hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách con người. Để cho nhân vật Hồn Trương Ba khước từ cuộc sống vay mượn thân xác người khác, Lưu Quang Vũ đã mở hướng cho nhân vật vươn tới một lẽ sống đích thực, dẫu thân xác có trở về hư vô.

* Đánh giá

– Cảnh VII, của vở kịch giàu giá trị nhân văn: Cần tạo cho con người có được sự hài hòa giữa hai mặt tinh thần và vật chất ; không được kỳ thị những đòi hỏi vật chất của con người ; cần tôn trọng quyền tự do cá nhân ; cần biết rút kinh nghiệm về những sai lầm để hướng tới tương lai.

– Giá trị nhân văn mà Lưu Quang Vũ đặt ra đến nay vẫn còn nguyên vẹn và vẫn còn mang tính thời sự.

III. Kết luận

– Khẳng định giá trị của tác phẩm (nội dung, nghệ thuật).

– Khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ.

Phân tích Hồn Trương ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang