Qua bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy), cảm nhận nghĩa tình thủy chung giữa con người và vầng trăng
- Mở bài:
Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ và tiếp tục bền bỉ sáng tác sau ngày đất nước giải phóng. Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm. Vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. “Ánh trăng” thể hiện sâu sắc đặc điểm nghệ thuật ấy của ông. Bài thơ thể hiện mối giao tình cảm động giữa con người và vầng trăng thông qua một cuộc gặp gỡ bất ngờ.
- Thân bài:
Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. Ba năm sau khi bước ra khỏi cuộc chiến có biết bao thay đổi khiến người lính không khỏi giật mình.
Từ trong gian khổ đi về với đời sống yên bình và tiện nghi, con người đã đánh mất biết bao giá trị tốt đẹp mà mình đã gắn bó, duy trì trong suốt bao năm. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao mà tình nghĩa, đói khổ mà đầy ắp yêu thương.
Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ hiện về trong hồi ức của con người:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”.
Hồi nhỏ được sống hòa mình trong thiên nhiên rộng lớn, với cỏ đồng, có sông, có bể, có vầng trăng hiền hòa. Trăng hồn nhiên, trần trục, vô tư và tươi đẹp. Trăng dâng cho con người ánh sáng, ước vọng và những niềm mơ trường xa xôi. Vầng trăng ấy gắn chặt với kí ức về tuổi thơ hồn nhiên và tươi đẹp biết bao. Có thể nói, trăng là một phần rất quan trọng không thể thiếu trong đời sống con người thuở ấy.
Lúc ở rừng, vầng trăng cũng tìm đến bầu bạn cùng với người lính. Những đêm rừng dài đăng đẳng, không gian xa lạ và đơn điệu, vầng trăng chính là hình ảnh đẹp nhất gợi nhớ về quê hương và làm bùng lên khát khao hòa bình. Vầng trăng vẫn dõi theo con người đến mọi miền, vẫn cứ hồn nhiên, vô tư, tỏa sáng. Trăng cùng con người hành quân, cùng con người chiến đấu, băng qua lửa đạn của kẻ thù. Vầng trăng là người đồng chí kiên trung, cùng con người vào sinh ra tử, không bao giờ xa rời.
Có thể thấy, trăng muôn đời vẫn thế, bình dị và thủy chung với con người. Dù là lúc còn bé thơ, vui đùa trên ruộng hay khi trên chiến trường ác liệt. Trăng vẫn nghĩa tình, thủy chung. Tác giả ngỡ như sẽ không bao giờ như sẽ không bao giờ quên được cái vần trăng ấy. Nó giống như lời hứa sâu sắc.
Thế nhưng, từ khi cuộc chiến kết thúc, con người trở về với cuộc sống yên bình, hòa mình vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, dựng xây đất nước, con người dần lãng quên vầng trăng nghĩa tình năm xưa:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Chiến tranh kết thúc, hòa bình mở ra, sự vất vả hi sinh không còn nữa, đời sống vật chất lên ngôi khiến cho tình nghĩa hao mòn. Con người bận rộn trong cuộc sống mưu sinh, thiếu hẳn giây phút thảnh thơi, lãng mạng để nhìn ngắm thiên nhiên và suy ngẫm nữa. Bởi thế, vầng trăng – biểu tượng của cái đẹp, cái vĩnh hằng, cái quá khứ nghĩa tình nhiều đi qua bầu trời nhưng đã không được được chú ý, lạnh mặt làm ngơ như người dưng qua đường.
Sự vô cảm ấy có thể xuất phát từ cuộc sống quá nhiều bận rộn, toan lo; cũng có thể là do con người đã vô tình, ích kỉ. Tưởng rằng con người đã lãng quên rong lặng lẽ, vầng trăng xưa sẽ mãi mãi bơ vơ trên bầu trời.
Sự cố bất ngờ xảy ra: điện áp, đèn tắt, phòng tối, vội bật trung cửa sổ, đột ngột nhìn thấy vầng trăng tròn vằn vặt sáng trên bầu trời cao. Tuy có chút bất ngờ nhưng con người vẫn hướng mặt lên nhìn trăng và nhận thấy có cái gì đó như rung rung trong mắt. Kí ức tuổi thơ tươi đẹp và hao mòn trong quá khứ nghĩa tình chở về tràn ngập trong tâm hồn
Tình huống không có gì mới mẻ nhưng sự kiện lại có sức khơi gợi lớn khiến người đọc phải suy nghĩ. Vầng trăng dù trải qua bao thời gian vẫn không hề thay đổi, Trăng vẫn tròn trịa và sáng rực, đều đặn đi qua bầu trời từng đêm. Chỉ có con người là vô tình vô nghĩa, có cuộc sống vật chất tiện nghi đã vội lãng quên người bạn chân tình năm xưa. Con người vô tình lãng quên ấy cái quá khứ nghèo khó, khổ đau nhưng đầy ấp áp nghĩa tình năm xưa. Bởi thế cái rung rung ấy chính là giọt nước mắt vừa mừng rỡ đề cập đến “cố nhân”, vừa là giọt nước mắt tuổi thơ hối hận trước sự vô tình của mình
Suy ngẫm của tác giả và bài học làm người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”.
Vầng trăng cứ tròn và tỏa sáng từ ngày xưa cho đến hôm nay còn con người thì khi đời sống thay đổ đã mau chóng lãng quên. Trăng là hình ảnh của quá khứ, nghĩa tình thủy chung, vô tư, vô lợi. Trăng là tấm lòng trong sạch và cao thượng. Trăng là biểu tượng của đức hi sinh. Trăng là cái đẹp tỏng tâm hồn của con người trong quá khứ
Người là hình ảnh của đời sống hiện tại ích kỉ, vô tình? Con người là nỗi đau của con người trong hiện tại, sự bần khuông giả dối. Dù thế vầng trăng vẫn im phăng phắc không hề oán giận. Đó cũng là sự nghiêm khắc nhắc nhở con người phải trở về với quá khứ ân nghĩa thủy chung một thời gắn bó
- Kết bài:
Trăng là biểu tượng của đất nước, của lí tưởng cao đẹp tưởng mà con người phải gìn giữ. Người là biểu tượng của sự suy thoái của đạo đức, nhân cách, nhân phẩm. Mối giao tình cảm động giữa con người và vầng trăng có lúc mờ nhạt nhưng chưa hẳn đã ngụi tắt. Nó vẫn còn đó, chỉ tạm lắng xuống (và bị che lấp đi) bởi đời sống tiện nghi nhưng chỉ cần được khơi mở lại, phủ lớp bụi mờ à sẽ bừng sáng. Cả bài thơ là lời nhắc nhở trong hiện tại không nên vì chạy theo vật chất mà đánh đổi cả lương tâm, cả quá khứ của mình.