Số phận đau thương của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn
Hẳn không còn là điều phải bàn khi xác nhận “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm trữ tình. Bởi lẻ,toàn bộ khúc ngâm là sự giãi bày cảm xúc của người vợ có chồng đi lính xa nhà. Không quá để trao tặng cho Chinh phụ ngâm danh hiệu “quyển sách của nghìn tâm trạng”. Đó không chỉ là nỗi chia li khi chưa nên duyên được bao lâu đã phải ngậm ngùi chờ đợi chồng đi chiến đấu.
Hay nỗi nhớ nhung khi phải xa nhau trong một khoảng thời gian khá dài. Bởi lẽ, tác giả đã nhập vai vào người chinh phụ để bày tỏ muôn vạn những cung bậc, cảm xúc của người trong cuộc như buồn thương, oán trách, tiếc nuối, lo lắng, xót xa, nhớ nhung, mong ngóng, khát khao. Qua đó, nó cũng một phần nào cho thấy tình cảnh của người phụ nữ có chồng đi lính,đó chính là tâm trạng lẻ loi khi phải một mình gánh vác mọi thứ trong gia đình. Tình yêu và hạnh phúc đang ở độ nồng nàn đắm say phải tạm chia lìa, đứt đoạn. Người chinh phụ bắt đầu bước vào một quãng đường dài của sự chờ đợi mỏi mòn vô vọng, mọi gắng gượng và nỗ lực xua đuổi nỗi buồn của nàng đều trở nên bất lực.
Mở đầu cho tâm trạng cô đơn,trống vắng của mình. Người chinh phụ như không biết diễn tả thế nào ngoài việc kể ra những cảm nhận của mình, không có dấu hiệu nào gắn với tình cảm khiến người đọc vội lầm tưởng là một đoạn thơ tự sự :
“Tình gia thất nào ai chẳng có
Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương!
Mẹ già phơ phất mái sương
Con thơ măng sữa vả đương phù trì
Lòng lão thân buồn khi tựa cửa
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân”
Khổ thơ như đang kể lại hoàn cảnh gia đình của người chinh phụ. Trong vai trò là người khuê phụ thay chồng chăm sóc mẹ già và nuôi dưỡng con thơ, nàng hiện lên như một con người của bổn phận, trách nhiệm, hơn là con người của tâm trạng. Dấu vết của cảm xúc như không hề có mặt trong từng câu thơ. Nhưng không hoàn toàn như vậy. Bề sâu của những dòng thơ tưởng là tự sự ấy là nỗi niềm của người chinh phụ về tình cảnh đơn chiếc đáng thương của mình. Một thân “nuôi già dạy trẻ” càng giúp nàng thức nhận rõ hơn nỗi buồn cô đơn, lẻ loi của chính mình, từ đó dẫn dắt cho nỗi nhớ đến người ngoài biên ải.
Trong Chinh phụ ngâm, nổi bật và xuyên suốt là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Dù có khi người chinh phụ cũng hướng đến một đối tượng nào đó để tìm kiếm sự chia sẻ và thấu hiểu mình hoặc là nhân vật vô hình nào đó nhưng dường như cuộc đối thoại không thể thực hiện một cách trọn vẹn. Con người chỉ còn biết thông qua hình ảnh “ngọn đèn” để bày tỏ nỗi niềm đau khổ của riêng mình:
“Ngoài rèm, thước đã mách tin
Trong rèm, lòng đã có đèn biết chăng?
Đèn biết cũng dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn muộn nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.
Trước hết nó như một bức tranh tái hiện lại người đàn bà cô độc với chiếc bóng của mình, “một hình ảnh giản đơn mà mạnh mẽ.” Từ đó, giúp ta cảm thương hơn đối với người chinh phụ với nỗi nhớ chồng đằng đẵng bên lòng, khác nào chiếc bóng bên mình chẳng xa. Ban ngày, người vợ tất bật với con của mình đang “chờ bữa mớm cơm” và cũng gánh trách nhiệm dạy dỗ con cái “Rèn con đèn sách”.
Ngoài ra,người phụ nữ còn phải làm tròn bổn phận của một người con dâu. Nhưng chỉ khi màn đêm buông xuống, ấy mới là thời gian của sự hỗn độn trong tâm trạng lẻ loi của người chinh phụ. Nhưng đó “không là cô độc sầu não, với đau thương và nước mắt, mà là sự đơn độc ngập tràn tình yêu, da diết nhớ chồng mãnh liệt,khôn nguôi. Chính lẻ đó mà sau này Trúc Khê Ngô Văn Triện đã đưa cả mấy vần diễn Nôm Chinh Phụ Ngâm vào chính “Truyền kỳ mạn lục” để tả nỗi lòng người vợ có chồng tòng chinh.Muôn vàn tâm trạng của người chinh phụ đã được khúc ngâm này đúc kết và diễn tả một cách tinh tế.
Thế nên, thơ lẩy ra từ đấy có thể dễ dàng vận được vào cảnh huống của Vũ nương một mình nuôi con, chờ chồng. Này là cảnh vợ thay chồng nuôi dạy con thơ, “Ngọt bùi thiếp đỡ hiếu nam/Luyện con đèn sách thiếp làm phụ thân.” Này là cảnh người cô phụ, ngày thời tất bật công lênh, đêm về trông bóng đèn hao một mình “Ngoài rèm, thước đã mách tin/Trong rèm, lòng đã có đèn biết chăng”. Hai thể loại ở hai thời điểm khác nhau nhưng tâm trạng cô đơn ấy của người chinh phụ vẫn không hề thay đổi .Và cũng trong khúc ngâm này đã thể hiện niềm khát khao của người chinh phụ, ước được làm chiếc bóng theo chồng trên khắp nẻo đường xa. Bên cạnh đó, nó cũng như một chỗ dựa vững chắc, có khả năng vỗ yên con trẻ giữa bão giông bất trắc,khiển người phụ nữ cảm thấy phần nào an ủi cho số phận của mình: “Ước chi gần gủi tấc gan/Giở niềm cay đắng để chàng tỏ hay”.
Và chính trong đêm tối đó, khiển nỗi nhớ của người chinh phụ về người chồng của mình càng da diết hơn,khiến họ phải giở lại những vật cũ trước đây từ ngày đầu xuất giá cho đến nhưng món đồ được yêu thích : nào là xoa,gương lầu Tấn,nhẫn đeo tay,ngọc cài đầu.
Nhân vật trữ tình trong khúc ngâm cũng được miêu tả cụ thể qua rất nhiều những chi tiết bên ngoài lẫn bên trong. Chi tiết bên ngoài biểu hiện qua ngoại hình (trang phục, vật dụng đi kèm), dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ và việc làm, các mối quan hệ của nhân vật (đối với người chinh phụ đó là các mối quan hệ với vua, với chồng, với mẹ già và con thơ)….Điệp ngữ “cậy ai mà gửi tới” được lặp lại hai lần:
… “Cậy ai mà gửi tới cùng
Ngõ Chàng thấu hết tấm lòng tương tư
…….
Cậy ai mà gửi tới nơi
Để Chàng trân trọng dấu người tương thân”
“Cùng” và “nơi” tuy là hai từ ngắn nhưng mang lại nội dung và ý nghĩa không hề nhỏ. “Cùng” ở đây như một lời trách móc nhẹ nhàng của người phụ nữ: May thay thì Chàng sẽ hiểu được tấm lòng của người chinh phụ luôn một lòng chung thủy sắc son với người chồng của mình để mong một ngày sớm được đoàn tụ,sum vầy. “Nơi” ở đây như chỉ những chốn vui chơi mà hai người đã từng đến cũng như “chiếc nhẫn” với hi vọng mong chàng sẽ trân trọng nó như nàng đã và đang làm để nhớ thương chàng.
Chiến tranh không chỉ giáng họa cho kẻ ra đi mà còn gieo sầu, rắc thảm cho người ở lại. Nỗi đau hận nhất của chinh phụ là vợ chồng nàng còn quá trẻ, mới đẹp duyên lứa đôi, lửa hương vừa nồng đượm đã phải xa lìa nhau ; từ đấy, nước non cách trở, chẳng được cùng nhau chia sẻ chuyện tâm tình. Chính những điều ấy làm cho người chinh phụ cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cũng cần được sự an ủi,vỗ về cũng như sự quan tâm của chồng : “Cậy ai mà gửi tới nơi/Để chàng trân trọng dấu người tương thân”.
Có thể thấy, tâm trạng nhân vật tuy có rất nhiều sắc thái khác nhau nhưng đều đồng quy từ một chữ buồn nên ít nhiều nó có sự lặp lại. Tuy rằng sự lặp lại này cũng nằm trong dụng ý của khúc ngâm là làm cho nỗi buồn ngày càng được tăng tiến với cấp độ mạnh hơn đến mức trì trệ, ứ đọng, không gì giải tỏa và vượt thoát được của tình cảm, nhưng nó rất dễ gây mất hứng thú cho người đọc. Vì thế việc đưa vào chi tiết về việc làm, hành động của nhân vật sẽ mới lạ và lôi cuốn người đọc hơn, khiến họ tưởng chừng như diện kiến một gương mặt cảm xúc mới.
Chẳng hạn như, cùng viết về tâm trạng thẫn thờ, mệt mỏi đến quên cả dung nhan của người chinh phụ, khúc ngâm xuất hiện ba khổ thơ khác nhau, mà mỗi khổ là những biểu hiện bề ngoài không hề có sự lặp lại. Tiếp theo đó câu chuyện chủ yếu diễn tả tâm trạng trăn trở, cô quạnh của người chinh phụ. Đó là việc chồng quá hạn không về, cũng không có tin tức gì, và người chinh phụ đành phải tính thời gian bằng chu kỳ đào nở, sen tàn. Đó là tâm trạng sầu não đến vô hạn của nàng vừa lo lắng đến nóng ruột gan khiến người phụ nữ trở nên sầu não thêm khi người chinh phụ quanh quẩn trước hiên, sau rèm, vò võ dưới đêm khuya vắng, đối diện với hoa, với nguyệt. Đó là tâm trạng chán chường khi tìm chồng trong mộng nhưng mộng lại buồn hơn, lần giở kỷ vật của chồng mong tìm chút an ủi nhưng sự an ủi chỉ le lói, thấy thân phận của mình không bằng chim muông, cây cỏ có đôi liền cành: “ Thấy nhàn,luống tưởng thư phong/Nghe sương,luống sắm áo bông sẵn sàng”.
Ở đây, có thể thấy Đoàn Thị Điểm đã rất tinh tế và khéo léo sử dụng những hình ảnh biểu trưng chỉ thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, tác giả đã diễn tả được sự vận hành liên tục của thời gian vũ trụ. Thời gian bốn mùa thì vô tình trôi đi theo qui luật vốn có của nó, còn cuộc sống của người chinh phụ sao vẫn không thấy biến đổi. Nàng vẫn một mình âm thầm chờ đợi, âm thầm chịu đựng, có trách chồng sai hẹn thì cũng trong tâm tưởng làm sao mà giải bày ưu tư trực tiếp cùng chàng:
“Trải mấy xuân tin đi tin lại,
Tới xuân này tin hãy vắng không,
Thấy nhàn luống tưởng thư phong,
Nghe hơi sương sắm áo bông sẵn sàng.
Gió mây nổi không đường hồng tiện,
Xót cõi ngoài tuyết quyện mưa sa
Màn mưa trướng tuyết xông pha,
Nghĩ thêm lạnh lẽo kẻ ra cõi ngoài”.
Chỉ một đoạn thơ thôi nhưng hàm chứa nhiều thời điểm: Xuân, thu (gió mây), đông. Ở đây để chỉ thời gian, tác giả đã sử dụng nhiều hình thức phong phú. Có khi tác giả dùng trực tiếp những từ chỉ thời gian, từ xuân. Có khi lại là biểu tượng chỉ mùa thu (gió mây).Thông qua hệ thống hình ảnh: hơi sương, tuyết, từ đó người đọc có thể liên tưởng về một mùa đông khắc nghiệt băng giá. Qua đó tác giả đã khắc họa thật sâu sắc thêm tình cảnh lạnh lẽo,nỗi trống vắng của người chinh phụ khi phải quanh quẩn nơi chốn nhà mà không hề biết tin tức chồng mình giờ ra sao.
Cuối cùng, chán chường và tuyệt vọng, người chinh phụ đã không còn muốn cũng như không biết sẽ phải làm gì tiếp theo. Chính vì thế nàng đã nhờ vào sự vô hình của trời đất để với hy vọng tìm lại được niềm lạc quan,tin tưởng vào tương lai chồng mình sau này.Nhưng dường như ngay cả đất trời cũng đang trêu đùa cho thân phận đau khổ,lẻ loi của người chinh phụ.
Người chinh phụ hết mở lại đóng chiếc gấm thêu chữ, nửa tin nửa ngờ quẻ bói báo điềm gở khiến nàng đau khổ, mệt mỏi đến mức “ngẩn ngơ”, “bơ phờ”:
“Để chữ gấm phong thôi lại mở
Gieo bói tiền tin dở còn ngờ
Trời hôm tựa cửa ngẩn ngơ
Trăng khuya nương gối bơ phờ tóc mai
Việc cài trâm, giắt xiêm cũng trở nên uể oải, chán nản:
“Há như ai hồn say bóng lẫn
Bỗng thơ thơ thẩn thẩn hư không
Trâm cài xiêm giắt thẹn thùng
Lệch vừng tóc rối lỏng vòng lưng eo”.
Và cũng là tâm trạng “ngẩn ngơ” đó, nàng như trở nên vô hồn, bất động, không muốn làm bất cứ việc gì chỉ trừ duy nhất việc lặp đi lặp lại hành động quen thuộc hàng ngày “sớm lại chiều dòi dõi nương song”. Cụm từ láy “Thơ thơ thẩn thẩn” như càng chứng tỏ thêm tâm trạng thẩn thờ của người phụ nữ khi có thể xảy ra điềm gỡ,không may mắn. Nàng dường như lo lắng bồn chồn,đứng ngồi không yên hơn trước quẻ bói đó. Vừa trông ngóng tin chồng nhưng cũng vừa lo sợ tin ấy sẽ là tin xấu. Điều đó làm nàng càng thêm nhớ chồng nơi biên ải xa xôi.
Nhớ hình bóng của người chồng , người chinh phụ thỗn thức hướng cái nhìn nội tâm về miền biên ải xa xôi.Nếu như ở khổ trước người chinh phụ càng cảm thấy cô đơn buồn sầu tới bao nhiêu thì ở những câu này nỗi nhớ nhung của người chinh phụ lại càng tăng lên bây nhiêu cùng với sự thương nhớ ấy là tâm trạng lo lắng cho số phận của người chồng nơi xa Trạng thái lo lắng của người chinh phụ được tác giả thể hiện như một mạch ngầm dù người chinh phụ không nói ra nhưng ta vẫn cảm nhận được , thể hiện sự tinh tế trong miêu tả nội tâm của tác giả :
“Lòng này gửi gió Đông có tiện ?
Nghìn vàng xin gửi đền non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa với khôn thấu
Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong”.
Đầu tiên tác giả đã nhân hoá gió đông như một người đưa tin đến non Yên nhằm nhấn mạnh nỗi mong nhớ lo lắng của người chinh phụ về người chồng. Vì quá thương nhớ chồng mà người vợ phải nhún nhường xin hỏi ngọn gió để gửi tin cho chồng mình, phải nói đó là một người đưa tin đặc biệt , đưa một cái tin đặc biệt đó là cái tin về tình cảm yêu thương nhung nhớ của người vợ giành cho người chồng nơi chinh chiến.Ngoài ra cái tin ấy được đưa đến”non Yên”- một vùng hẻo lánh xa xôi nơi người chồng đang xông pha trận mạc ,khốn nguy vô cùng .Qua việc dùng bút pháp nhân hoá , hình ảnh ước lệ “non Yên” , “gió Đông”,câu hỏi tu từ tác giả mở ra không gian mênh mông gợi thêm nỗi trống trãi cô đơn cho cảnh vật từ đó xoáy sâu vào sự nhớ nhung khắc khoải, da diết của người chinh phụ.
Nỗi nhớ đằng đẳng ấy làm nàng mòn mỏi cuối cùng được nâng lên thành nỗi đau, một nỗi đau vô hình đã dược tác giả tạo hình ảnh rất sống động
Giống như tâm sự Thúy Kiều trong Truyện Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu – Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”, người chinh phụ thấy cảnh vật vô hồn, thê lương như tâm trạng của mình lúc bấy giờ: “Cảnh buồn người thiết tha lòng / Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
Đó là mối quan hệ giữa con người và tâm cảnh , người vui thì tâm trạng vui thấm vào cảnh vật nhìn đâu cũng thấy toàn niềm vui chất chứa sự sống. Còn người buồn thì nỗi buồn thấm vào tâm can nên nhìn cảnh vật thấy sầu não, thê lương. Ở đây hình ảnh “cành cây sương đượm”,”tiếng trùng”,”mưa phun” là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn chất chứa sâu lắng của người chinh phụ ,sự mòn héo của cảnh vật hay do lòng người mòn héo mà ra. Tác giả đã sử dụng điêu luyện thể thơ song thất lục bát, phối hợp các hình ảnh ước lệ “non yên”, ”gió Đông”,với hình ảnh ẩn dụ “sương đượm”,”mưa phun”, đặc biệt là sự thành công trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, tả cảnh ngụ tình tác giả đã đưa người đọc qua các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ trình một tâm trạng đau đớn tăng tiến theo đúng nghĩa của nó nên dù cảnh vật có đẹp đẽ,rực rỡ như thế nào thì nàng cũng không thể nào dịu bớt nỗi lo lắng, chờ đợi và theo thời gian sẽ thánh sự chán nản vì phải chờ trong tuyệt vọng. Những suy nghĩ cứ nối tiếp nhau làm náng trở nên lười nhát,không muốn làm gì :
“Đâu xiết kể muôn sầu, nghìn não.
Từ nữ công, phụ xảo đều nguôi
Biếng cầm kim, biếng đưa thoi,
Oanh đôi thẹn dệt, bướm đôi ngại thùa”.
Tình cảnh lẻ loi đó được chiếu ứng trong sự cảm nhận về thời gian đợi chờ đằng đẵng, không gian trống vắng vây bủa bốn bề và cuộc sống hoá thành vô vị, mất hết sinh khí. Trên tất cả là tâm trạng cô đơn và sự ý thức về thảm trạng mất đi niềm tin, đánh mất niềm vui sống và mối liên hệ gắn bó với cuộc đời rộng lớn. Náng trở nên chán làm tất cả mọi việc bởi lẻ trong suy nghĩ náng lúc bấy giờ thì có “trang điểm” tô son má hồng cũng chẳng ai xem : “ Nương song, luống ngẩn ngơ lòng vắng Chàng, điểm phấn, trang son với ai?”.
Dường như nàng muốn buông xuôi tất cả, không muốn chuyện trò hay làm những công việc hằng ngày như may vá thêu thùa. Ai cũng biết đối với người phụ nữ thì công việc làm đẹp là điều tất yếu và không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, bởi lẽ ai cũng muốn mình có một diện mạo xinh đẹp, duyên dáng. Thế nhưng ở đây người chinh phụ đã không còn thiết tha gì nữa, năm đợi tháng chờ mà tin tức về chồng vẫn bặt vô âm tín thì nàng còn trông mong gì nữa, nàng sửa soạn trang điểm còn có ý nghĩa gì nữa khi chồng không có nhà. Trong thâm tâm nàng lúc bấy giờ chỉ có nghĩ tới ngày gặp lại chồng, ngày được đoàn tụ. Điều đó thể hiện qua hình ảnh “Nương song” nơi cửa sổ chờ đợi và dường như việc làm ấy là chủ đạo ngay lúc ấy với náng, Người phụ nữ muốn biết chắc chồng mình sẽ không gặp điều gỡ thì nàng mới yên tâm tiếp tục làm việc khác.
Và có lẽ số phận của nàng cũng giống như những nàng tiên xinh đẹp trên thiến giới, họ cũng đang phải chịu cảnh chia ly với những người mà họ yêu thương, sống một cuộc sống vô cùng đơn độc và lạnh lẽo: “Khác chi ả Chức, chị Hằng,-Bến Ngân sùi sụt, cung trăng chóc mòng”.
Trạng thái tình cảm đó một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy bao nhiêu người trai ra trận và hệ quả tiếp theo là bao nhiêu số phận chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng, mặt khác xác nhận nhu cầu nói lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này. Không có gì khác hơn, đó chính là khả năng mở rộng diện đề tài, khai thác sâu sắc hơn thế giới tâm hồn con người, xác định nguồn cảm xúc tươi mới và khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong tiến trình phát triển chung của nền văn học dân tộc.
Sự chờ đợi vô vọng đã khiến nàng tê liệt cả tinh thần. Với việc miêu tả dáng vẻ bề ngoài, tác giả đã lột tả được trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm của người thiếu phụ.Người thiếu phụ hiện lên với vẻ mệt mỏi và buông xuôi, nỗi cô đơn đã giày vò cả tinh thần và thể xác của người thiếu phụ khiến nàng nhạt phấn phai hương. Nỗi cô đơn bao trùm cả lên không gian và thời gian, ngày và đêm. Trong và ngoài căn phòng đều tràn ngập nỗi cô đơn.
“Rượu cùng hoa rắp tả đàm,
Sầu làm rượu lạt,muộn làm hoa ôi
Gõ sanh ngọc, mấy hồi không tiến
Ôm đàn tranh mấy phím rời tay.”
Thời gian cứ dài dằng dặc và không gian thì mênh mông vô tận, người chinh phụ nhỏ bé và đơn độc trước không gian và thời gian. Biết nỗi đợi chờ là vô vọng, nàng đã cố gắng để đưa mình ra khỏi nỗi cô đơn. Gắng gượng điểm phấn tô son, dạo đàn nhưng càng cố gắng vùng vẫy càng lún sâu hơn vào sự tuyệt vọng. Chạm đến đâu cũng là chạm vào nỗi đau, cũng nhìn thấy cảnh lẻ loi đơn chiếc. Soi gương thì nước mắt đầm đìa bởi nàng phải đối diện với gương mặt thanh xuân đang mỏi mòn dần và thì xuân sắc đang phũ phàng trôi qua. Khúc đàn loan phượng thì gợi nhớ cảnh chồng vợ chia lìa.
“Ca quyên ghẹo làm rơi nước mắt,
Trống tiều khua như rứt buồng gan.”
Cảnh vật không san sẻ mà cộng hưởng cùng nỗi sầu của người chinh phụ khiến nàng đau càng đau, sầu càng sầu. Nỗi chờ đợi ngày càng vô vọng. Dường như người thiếu phụ thức trắng cả năm canh và bị nỗi nhớ nhung giày vò như rứt cả buồng gan
Lần theo những dòng suy nghĩ và những cảm xúc cuồn cuộn của nàng, chúng ta không thể khong thán phục trí thông minh và sự nhảy cảm của trái tim nàng. Nàng không thể tự lừa dối bản thân và cảm thấy hối hận khi để chồng mơ tưởng theo con đường công danh xuất chinh ra trận mà mình lại không cản ngăn, để đến nỗi bây giờ phải hối hận khi cả hai đều phải gánh chịu những nỗi đau ê chề:
Mặc dù tỏ nỗi nghi ngờ lòng chung thủy của chồng nhưng trong tận tâm can của nàng vẫn luôn nguyện cầu cho chồng bình an vô sự và nàng sẽ vẫn luôn giữ gìn tiết hạnh để chờ chồng trở về đoàn tụ với gia đình: “ Hướng dương lòng thiếp dường hoa”
Thế nhưng sự chờ đợi của nàng ngày càng trở nên vô vọng, từ năm này sang năm khác mà vẫn chưa nhận được tin tức gì ở chồng. Nàng bắt đầu bồn chồn và sợ hãi khi tuổi xuân ngày một qua đi một cách vô nghĩa:
“Một năm một lạt mùi son phấn
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi
Gió xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.”
Nỗi cô đơn trống vắng của nàng có ai hiểu thấu, khi mà tiên nữ như nàng Chức bị phạt phải xa rời chồng con nhưng họ một năm vẫn được gặp nhau một lần, còn nàng thì vẫn mãi mòn mỏi trông ngóng : “Nọ thì ả Chức chàng Ngâu/Tới trăng thu lại bắc cầu qua sông.”.
Càng như thế thì người chinh phụ càng cảm thấy nản chí,bởi họ không nhận được một chút hi vọng thấy được ánh sáng để tiếp tục niềm tin. Tới đây thì nỗi sầu ấy càng dâng cao hơn : “ Sầu ôm nặng, ai chồng làm gối? – Muộn chứa đầy, ai thổi làm cơm?”. Nỗi u sầu dường như đã trở thành một thói quen hằng ngày của chính người chinh phụ từ lúc nào mà ngay cả họ cũng không hề biết.
Tới đây thì hình ảnh” Nương song” được tác giả nhắc tới một lần nữa : “ Lòng theo, song chửa thấy người – Lên cao mấy lúc, trông vời bánh xe”. Điều đó cũng có thể khẳng định một điều tuy náng đang ở nhà nhưng tâm hồn và long thì luôn hường về người chông nơi biên ải ấy. Náng trông ngóng bốn bề phương xa, mong mỏi một tin từ chàng khiến nàng nghĩ rằng có lẻ :”Lòng nầy hóa đá cũng nên!”
.Điều đó làm nàng càng lo lắng thêm. Đời người thấm thoắt trôi qua rất mau nên càng phải tận hưởng cuộc sống gia đình yên ấm, an vui. Vậy mà cớ sao nàng phải chịu đựng những nỗi đau cả về vật chất lẫn tinh thần khi tuổi xuân đang phai nhạt thế chỗ cho tuổi già nhanh đến
“Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh.”
Nàng lo khi tuổi già đến cũng là lúc cận kề cái chết mà nàng vẫn phải lẻ bóng phòng không một mình. Qua tâm trạng của người thiếu phụ, khúc ngâm là tiếng nói oán trách chiến tranh phong kiến đã giày xéo lên hạnh phúc lứa đôi. Nỗi đau đớn, tủi hờn của người chinh phụ thể hiện nỗi khao khát hạnh phúc lứa đôi chân chính. Với nỗi niềm cảm thông sâu sắc, tác giả và dịch giả đã thể hiện rất tinh tế và thành công những trạng thái tâm lí phức tạp của người thiếu phụ, qua đó thể hiện thái độ của mình trước những cuộc chiến tranh, binh biến liên miên dưới chế độ phong kiến thế kỉ XVIII. Tuy tác phẩm không nói rõ tính chất cuộc chiến tranh mà người chinh phu tham gia, song dựa trên những điều kiện lịch sử khi tác phẩm ra đời, có thể nhận thấy, đó không phải là cuộc chiến tranh vệ quốc, mà là cuộc chiến giành giật quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc chiến phi nghĩa.
“Vì ai gây dựng cho nên nỗi này” là lời oán thán nặng nề nhất trong Chinh phụ ngâm, lời ai oán không mạnh mẽ nhưng uất ức và oán trách. Đó là một trong những giá trị của Chinh phụ ngâm. Nhưng cao hơn cả, tác phẩm là sự tiếp nối xuất sắc cảm hứng nhân đạo của nền văn học dân tộc, một lần nữa, những khao khát hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến lại được ủng hộ. Cùng với việc thể hiện hình ảnh ước lệ ,đoạn thơ đã thể hiện một cách tình tế khát khao về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ .Đồng thời thể hiện sự thương cảm sâu sắc của tác giả với ước mơ chính đáng của người phụ nữ cũng là lời tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa là biểu hiện của cảm hứng nhân văn cho tác phẩm. Trong đó, đề tài về thân phận người phụ nữ lại được góp thêm một tiếng nói mới đầy sức mạnh nhân văn.