So sánh bút pháp “thi trung hữu hoạ” trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) và Tràng giang (Huy Cận)
– Quan niệm “thi trung hữu họa” (tức trong thơ có họa/tranh/cảnh) đã chỉ ra một đặc trưng của thơ ca trữ tình là giàu hình ảnh. Nhưng khác với nghệ thuật vẽ, người họa sĩ dùng màu để vẽ tranh còn trong thơ ca, thi sĩ lại dùng chất liệu là ngôn từ để tạo nên chất “họa” trong thơ. Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung cảm nội tâm bởi thế giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào những điểm tựa tạo hình cụ thể để hữu hình hóa.
– Xét ở góc độ quan niệm “thi trung hữu họa” này thì giữa đoạn trích thơ Tây Tiến (Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/…/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi) và đoạn trích thơ Tràng giang (Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/…/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu) có điểm tương đồng. Cả hai đoạn trích thơ đều được tác giả vận dụng chất liệu ngôn từ gợi hình để phác họa ra bức tranh thiên nhiên phù hợp với cảm xúc, cảm hứng của mình. Tuy đối tượng cảm hứng của hai đoạn trích thơ này (cả hai bài thơ nói chung) đều là thiên nhiên nhưng cội nguồn cảm hứng lại khác nhau: Một miêu tả vẻ đẹp đẹp thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở (Tây Tiến), một bên miêu tả không gian bao la, cô quạnh đến rợn ngợp của sông Hồng về chiều.
+ Để phác họa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, trong đoạn trích thơ này, Quang Dũng vận dụng ngôn từ tạo hình chủ yếu là từ láy (khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), phép đối (lên – xuống), điệp từ dốc, phép nhân hóa súng ngửi trời…
+ Còn bức tranh sông nước cô liêu, hiu hắt nhưng cũng rợn ngợp của Tràng giang cũng được Huy Cận vận dụng chất liệu ngôn từ giàu tính tạo hình như từ láy (Lơ thơ, đìu hiu, chót vót), phép đối (Nắng xuống – trời lên, Sông dài – trời rộng). Ngoài ra những từ ngữ miêu tả không gian rộng như cồn nhỏ, nắng, trời, sông, bến cũng được vận dụng hiệu quả trong việc tạo tác không gian rộng lớn. Cách dùng âm thanh để miêu tả không gian cũng rất hiệu quả: Đâu tiếng làng xa.
– Xét về phương diện nghệ thuật, tức là việc vận dụng chất liệu ngôn từ nghệ thuật và phương tiện nghệ thuật (biện pháp nghệ thuật) để tạo hình trong hai khổ thơ có nhiều điểm tương đồng, như việc vận dụng ngôn từ giàu chất tạo hình, phép tương phản.
Nhìn chung, cả hai đoạn trích thơ trên là một trong những đoạn thơ tiêu biểu cho quan niệm “thi trung hữu họa”. Nó không chỉ mang lại một nét đẹp riêng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca mà còn trở thành một thành công trong việc kiến tạo nên bức tranh thiên nhiên vừa đẹp vừa lãng mạn của Việt Nam.
- Cảm nhận 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến”; của Quang Dũng
- Bút pháp “thi trung hữu họa” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang của Huy Cận