so-sanh-truyen-thuyet-lich-su-va-chuyen-ke-lich-su

So sánh truyền thuyết lịch sử và chuyện kể lịch sử.

So sánh truyền thuyết lịch sử và chuyện kể lịch sử.

1. Về dạng thức tác phẩm.

– Truyền thuyết lịch sử: Tự sự (văn học dân gian).

– Chuyện kể lịch sử: Tự sự (văn học thành văn).

2. Về đặc điểm sinh tồn.

– Truyền thuyết lịch sử:

+ Trong hệ thống tác phẩm cùng nội dung, sự kiện lịch sử.

+ Trôi nổi theo dòng lịch sử.

+ Sản sinh nhiều dị bản.

– Chuyện kể lịch sử:

+ Tồn tại biệït lập, trong bộ chính sử.

+ Không thay đổi theo thời cuộc.

+ Không chấp nhận dị bản.

3. Đặc điểm và cách xử lý sự kiện lịch sử.

– Truyền thuyết lịch sử: 

+ Gạt bỏ những sự kiện ngẫu nhiên, thứ yếu để tìm ra cốt lõi, bản chất của từng biến cố, hành động, cá tính nhân vật lịch sử.

+ Sẵn sàng tô vẽ, sửa đổi sử theo quan điểm nhân dân.

– Chuyện kể lịch sử:

+ Được quyền chọn lọc nhưng phải tôn trọng sự thật, khách quan.

+ Không được làm sai lạc lịch sử.

+ Không được gạt bỏ hoặc thêm thắt chi tiết theo chủ quan người viết.

4. Thành phần nhân vật.

– Truyền thuyết lịch sử: Tất cả những người có công với đất nước (nổi tiếng hoặc vô danh).

– Chuyện kể lịch sử: Chỉ có vua và bề tôi (các trung thần).

5. Dấu hiệu hình thức.

– Truyền thuyết lịch sử:

+ Mở đầu là xuất thân nhân vật.

+ Tiếp theo là chuỗi công trạng.

+ Kết thúc có lời ca ngợi, chứng tích văn hóa.

– Chuyện kể lịch sử:

+ Mở đầu bằng ngày tháng năm.

+ Kể theo trình tự mốc thời gian.

+ Nhiều hành động, đối thoại.

6. Ngôn ngữ kể.

– Truyền thuyết lịch sử:

+ Mẫu câu đa dạng.

+ Từ ngữ biểu cảm, ngôn ngữ toàn dân.

– Chuyện kể lịch sử:

+ Câu ngắn gọn.

+ Từ ngữ hàm súc, dùng nhiều biệt ngữ, từ Hán Việt.

7. Giọng kể.

– Truyền thuyết lịch sử: Luôn thành kính, trang trọng.

– Chuyện kể lịch sử: Có cả khen, chê, mỉa mai.

8. Cách thức xây dựng hình tượng.

– Truyền thuyết lịch sử: 

+ Đặc tả ngoại hình, sử dụng ngôn ngữ, hành động để làm bật tính phi thường của nhân vật.

+ Đôi khi có miêu tả tâm lý.

+ Được quyền hư cấu, phóng đại.

– Chuyện kể lịch sử:

+ Chọn lọc cao độ ngôn ngữ, hành động để khắc họa nhân cách, tài năng của nhân vật.

+ Không được hư cấu, thêm thắt.

9. Chức năng tác phẩm

– Truyền thuyết lịch sử:

+ Đánh giá lịch sử theo cách nhìn của nhân dân.

+ Biết ơn, ngưỡng mộ, tôn thờ, người có công đức.

– Chuyện kể lịch sử:

+ Đánh giá lịch sử theo cách nhìn của tầng lớp thống trị.

+ Rút ra bài học nhân sinh.

+ Cảnh tỉnh, răn đe đời sau.

11. Thái độ người tiếp nhận.

– Truyền thuyết lịch sử:

+ Luôn có niềm tin.

+ Tăng thêm lòng ngưỡng mộ, biết ơn nhân vật lịch sử.

+ Có nhu cầu gắn tác phẩm với chứng tích văn hóa.

– Chuyện kể lịch sử:

+ Chọn được thái độ đánh giá, ứng xử với người, với đời.

+ Không có nhu cầu gắn tác phẩm với chứng tích văn hóa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang