»» Nội dung bài viết:
BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
– Nguyễn Công Trứ –
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ.
– Nguyễn Công Trứ ( 1778 – 1858 ), xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– 1819 thi đỗ giải nguyên và được bổ nhiệm làm quan.
– Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực: văn hoá, xã hội, kinh tế, quân sự.
– Con đường làm quan không bằng phẳng.
– Ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích là Hát nói.
– Nhận xét: Nguyễn Công Trứ là một người có chí lớn, chí “kinh bang tế thế” ( trị nước giúp đời), tung hoành ngang dọc. Chí làm trai theo ông thì “Đã mang tiếng…núi sông”, hay ” không công danh thà nát với cỏ cây”, nhưng con người sống với lí tưởng cao đẹp ấy luôn đối mặt với “thế thái nhân tình gớm chết thay, lạt nồng trong chiếc túi vơi đầy”, vì vậy đôi khi ông thấy: “chen chúc lợi danh đà chán ngắt, cúc tùng phong nguyệt mới vui sao”.
– Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử, trung thành với lí tưởng trí quân trạch dân; cuộc đời đầy thăng trầm; sống bản lĩnh, phóng khoáng và tự tin, có nhiều đóng góp cho dân nước;
– Nguyễn Công Trứ là người đặt nền móng quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam.
2. Tác phẩm:
– Thời điểm sáng tác: Sau năm 1848, là năm ông cáo quan về hưu.
– Thể loại: Hát nói – Là một trong những thể điệu của ca trù.
– Nội dung: Ngất ngưởng chỉ tư thế, thái độ cách sống ngang tàng, vượt thế tục của con người. Đó là phong cách sống nhất quán của Nguyễn Công Trứ: Kể cả khi làm quan, ra vào nơi triều đình, và khi đã nghỉ hưu. Tác giả có ý thức rất rõ về tài năng và bản lĩnh của mình -> Gợi mở cảm hứng chủ đạo.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
– Từ “ngất ngưởng” xuất hiện 5 lần. Nghĩa thực của từ “ngất ngưởng” là : Trạng thái của một đồ vật có chiều cao trong tư thế ngả nghiêng, không vững chắc, lúc lắc, chông chênh, gây khó chịu cho mọi người )
⇒ “Ngất ngưởng” chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ, phục lễ” của nhà nho để hình thành một lối sống thật hơn, dám khẳng định chính mình, khẳng định bản lĩnh cá nhân bắt nguồn từ ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân → Đó chính là nội dung xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, làm nổi bật cá tính con người ông.
Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách cảu bản thân, Nguyễn Công Trứ trong “bài ca ngất ngưởng” đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho. Ngất ngưởng chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ, phục lễ” của nhà nho để hình thành một lối sống, thật hơn, dám là chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân…
Ngất ngưởng đối lập với lễ, danh giáo.
2. Phong cách ngất ngưởng trong chốn quan trường (6 câu đầu):
Trong thời gian làm quan, Nguyễn Công Trứ đã thể hiện thái độ “ngất ngưởng” của mình rất nhiều trong các tp của ông, như: ông cho rằng kẻ làm trai là phải mang lấy cái nợ và phải tung hoành ngang dọc để trả cho trọn cái nợ ấy
– Tuyên ngôn về chí nam nhi: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” – Quan niệm sống là hành động, là dấn thân.
– Tự hào về công trạng và tài năng của mình, có ý thức cao về giá trị cá nhân:
+ Tài học (thủ khoa).
+ Tài chính trị (tham tan, tổng đốc)
+ Tài quân sự (thao lược) đã làm ông thành “một tay” (con người nổi tiếng) về tài trí.
Tuy nhiên, đối với Nguyễn Công Trứ, công danh không chỉ là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm, vì vậy ông coi đó là sự dấn thân tự nguyện đem tự do, tài hoa nhốt vào vòng trói buộc → phù hợp với tâm trạng của con người đã trải qua bao nhiêu phiền luỵ chốn quan trường. Ông coi việc làm quan là mất tự do vậy mà vẫn ra làm quan : Vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.
→ 6 câu thơ đầu là lời từ thuật chân thành của nhà thơ lúc làm quan khẳng định tài năng và lí tưởng trung quân, lòng tự hào về phẩm chất, năng lực và thái độ sống tài tử, phóng khoáng khác đời ngạo nghễ của một người có khả năng xuất chúng. Ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Đây là thái độ sống của người quân tử bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.
– Nghệ thuật: Hệ thống từ Hán Việt uy nghiêm trang trọng, âm điệu nhịp nhàng, nhiều điệp ngữ ⇒ khẳng định tài năng lỗi lạc, địa vị xã hội vẻ vang, xứng đáng một con người xuất chúng.
2. Ngất ngưởng khi đã về hưu (10 câu tiếp):
– Năm cáo quan là một sự kiện lạ, phong cách khác người. Quan niệm sống hưởng lạc theo sở nguyện cá nhân:
+ “Được mất … ngọn đông phong”
+ “Khi ca… khi tùng” “khi” lặp đi lặp lại tạo cảm giác vui vẻ triền miên .“ Không …tục”: không phải là Phật, không phải là tiên, không vướng tục , sống thoát tục, sống không giống ai, sống ngất ngưởng → trêu ngươi khinh thị cả thế gian kinh kì
– Tuyên ngôn khẳng định cá tính, bản lĩnh:
+ “Chẳng trái Nhạc.. Nghĩa vua tôi cho trọn đạo sơ chung”.
– Quan niệm sống:
+ Không quan tâm được mất
+ Không bận lòng khen chê
+ Vui vẻ, không vướng tục
→ Một nhân cách, một bản lĩnh cao, chấp tất cả, không để luỵ và khinh tất cả những gì của thói thường.
– Tổng kết cuộc đời mình, Nguyễn Công Trứ cho rằng hai điều quan trọng nhất đối với kẻ nam nhi là trách nhiệm “kinh bang tế thế” và đạo nghĩa vua tôi. Ông đã giữ được trọn vẹn, đã thực hiện một cách xuất sắc.
– Khi làm quan trong triều, ông cũng không chấp nhận sự khom lưng, uốn gối hay thói quỵ luỵ thường thấy ” trong triều ai…như ông”Khẳng định tài năng, phẩm giá, lòng trung nghĩa vua tôi. Tấm lòng và lời thề của tác giả suốt đời vì dân vì nước.
→ Khẳng định bản lĩnh, khẳng định tài năng sánh ngang bậc danh tướng, là bề tôi trung thành.
3. Khẳng định vị thế của một bản ngã (Câu thơ cuối).
– Vừa hỏi vừa khẳng định: trong triều không có ai sống ngất ngưởng như ông cả ⇒ Bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
4. Nghệ thuật.
– Vận dụng thành công thể hát nói để bộc lộ tài năng, nhân cách cũng như quan niệm sống của tác giả.
– Giai điệu thơ hóm hỉnh, trào phúng.
5. Ý nghĩa văn bản.
Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
Bài ca ngất ngưởng đã thể hiện một quan niệm của một danh sĩ đầu thế kỉ XX, dựa trên phẩm chất và bản lĩnh thực sự.