Soạn bài: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

bai-tho-mua-thu-cau-ca-cua-nguyen-khuyen

CÂU CÁ MÙA THU
(Thu điếu)
– Nguyễn Khuyến –

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả: Nguyễn Khuyến.

– Tác giả Nguyễn Khuyến (1835- 1909) xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, đỗ đầu trong 3 kỳ thi nên gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

– Làm quan được 10 năm sau đó lui về ở ẩn và dạy học

– Sáng tác: Chữ Hán – Chữ Nôm (800 bài)

– Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc; được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”.

2. Tác phẩm.

– Vị trí: Nằm trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

– Bố cục: Chia làm 2 phần:

+ Cảnh thu
+ Tình thu

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (6 câu đầu)

+ Hai câu đề: Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập, vừa cân đối hài hòa; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu.

+ Hai câu thực: Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu.

+ Hai câu luận: Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh, cao, trong, nhẹ.

–  Điểm nhìn:

+ Điển nhìn cảnh thu: Từ gần đến cao xa; Từ cao xa đến gần

+ Không gian, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động

– Vẻ đẹp cảnh thu:

+ Màu sắc: Nước trong veo; màu xanh: ao, sóng, trúc, trời, bèo; màu vàng: chỉ có chiéc lá vàng mùa thu rơi.

+ Các chuyển động rất nhẹ:  Sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa, cá đớp động

+ Ao thu:  nhỏ, thuyền câu: bé, con người như thu lại.

⇒ Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

2. Tình thu: Hình ảnh của ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế (2 câu sau)

– Câu cá nhưng thật ra để đón nhận: Cảnh thu, trời thu vào cõi lòng.

– Cõi lòng nhà thơ: Yên tĩnh, vắng lặng

– Không gian tĩnh lặng:  Cảm nhận nỗi cô quạnh

– Tâm trạng: buồn, đầy uẩn khúc trước thời thế

⇒ Thi nhân quay về cõi lòng để trầm tư.

3. Nghệ thuật.

– Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh.

– Vận dụng nghệ thuật tài tình: đối.

4. Ý nghĩa văn bản.

Vẻ đẹp của bức tranh thu, tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.

III. Luyện tập:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.