»» Nội dung bài viết:
NỖI THƯƠNG MÌNH
(trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Nguyễn Du.
Xem thêm tác giả Nguyễn Du.
2. Tác phẩm.
– Vị trí đoạn trích: Thuộc phần: Gia biến và lưu lạc, từ câu 1229 đến câu 1248.
– Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: 4 câu đầu: Cuộc sống ở lầu xanh.
+ Phần 2: 8 câu tiếp theo: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.
+ Phần 3: 8 câu cuối: Bi kịch tâm trạng của Kiều thể hiện qua cảnh vật.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Cuộc sống ở lầu xanh:
– “Bướm lả ong lơi” → Hình ảnh ước lệ chỉ người hiếu sắc.
– “Cuộc say đầy tháng”
– “Trận cười suốt đêm”
→ Chỉ cuộc sống lạc thú chốn lầu xanh.
– “Lá gió cành chim” → Điển tích điển cố chỉ người phụ nữ tiếp khách 4 phương.
– “Sớm đưa Tống Ngọc”
– “Tối tìm Trường Khanh”
→ Điển cố điển tích chỉ chung loại khách làng chơi.
⇒ Nghệ thuật: Ẩn dụ, sử dụng điển tích điển cố, ước lệ tượng trưng… Diễn tả cuộc sống nhục nhã, ê chề kéo dài của Kiều trong cảnh sống tấp nập, lả lơi trăng gió nơi lầu xanh.
2. Tám câu tiếp: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều.
* Hai câu đầu: Hoàn cảnh:
– Thời gian:
+ “Khi tỉnh rượu” khi con người tỉnh táo trong nhận thức.
+ “Lúc tàn canh” là khi đêm muộn.
– Không gian: Lầu xanh lúc vắng vẻ, tĩnh lặng cô đơn.
→ Hoàn cảnh rất phù hợp cho con người nảy sinh cảm xúc.
⇒ Kiều nhận ra sự cô đơn nhục nhã của mình, nàng đau đớn khi ý thức sâu sắc thân phận của mình.
– Điệp từ: “mình” được lặp lại 3 lần => nhấn mạnh, hằn sâu nỗi đau đớn, xót xa của Kiều.
* 6 câu tiếp theo: Đối lập quá khứ và hiện tại:
– Quá khứ : “Khi sao phong gấm rủ là” cuộc sống tươi đẹp, no đủ êm đềm, sống hạnh phúc.
– Hiện tại nói liên tiếp ở 3 câu: “Giờ sao… bấy thân” → hiện tại thay đổi chóng mặt, không nơi nương tựa, Kiều nặng nề, chán chường.
⇒ Bằng các thủ pháp nghệ thuật: điệp từ, phép đối xứng, đối lập… đã diễn tả sự giày vò, đau đớn trong tâm hồn Thuý Kiều, nàng thờ ơ, tủi nhục, buồn bã.
3. Tám câu cuối: Bi kịch tâm trạng của Kiều thể hiện qua cảnh vật:
* Cảnh thiên nhiên:
– “gió tựa”, “hoa kề”, “tuyết ngâm”, “trăng thâu” →Cảnh đẹp, tao nhã, mang tính chất ước lệ.
– Thú vui: “nét vẽ”, “câu thơ”, “cung cầm”, “nước cờ” → Cầm, kì, thi, họa.
⇒ Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh nhưng chất chứa nỗi buồn của con người.
* Tâm trạng :
– Thúy Kiều không vui, phó mặc cho khách làng chơi.
– Nàng thờ ơ với cả thiên nhiên.
– Niềm khao khát có cuộc sống tự do của Kiều.
⇒ Bằng các bút pháp nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, sử dụng câu hỏi tu từ… Tác giả đã cất lên tiếng kêu cứu của một con người có tài sắc, có tình cảm, có ý thức khi nhân phẩm bị đẩy lùi trong hoàn cảnh trớ trêu, bất hạnh.
* Thái độ của tác giả :
– Tác giả cảm thông với hoàn cảnh sống của Thúy Kiều, trân trọng những phẩm giá cao đẹp của nàng.
– Tố cáo, phê phán chế độ phong kiến và xã hội đồng tiền đã khiến con người đau khổ.
– Đòi quyền sống tự do, chính đáng cho con người.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Cảm thương cho số phận Thúy Kiều, ngợi ca phẩm chất của người con gái tài hoa bạc mệnh.
– Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du: Ý thức thương thân xót phận lần đầu tiên được xuất hiện trong văn học.
2. Nghệ thuật:
Từ ngữ, hình ảnh ước lệ, phép đối, câu hỏi tu từ, điển tích, điển cố….