Soạn bài: Ôn tập kiến thức bài 3 – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Soạn bài: Ôn tập kiến thức bài 3 – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Câu 1. Tóm tắt các đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử được thể hiện trong ba văn bản đã đọc bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Văn bản: Vườn Quốc gia Cúc Phương

– Mục đích viết: Cung cấp thông tin về danh lam thắng cảnh Vườn Quốc gia Cúc Phương.

– Cấu trúc:

+ Có đầy đủ 3 phần.

  • Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về khu rừng Cúc Phương
  • Phần nội dung: Giới thiệu các nội dung liên quan đến khu rừng về vị trí địa lí, lịch sử hình thành, vẻ đẹp, cảnh quan,…
  • Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của khu rừng mang lại.

– Hình thức:

+ Sử dụng các đề mục để làm nổi bật thông tin chính như là Quần thể động, thực vật, cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá.

+ Một số từ ngữ chuyên ngành: Quần thể, thực vật, khảo cổ, …

+ Hình ảnh minh hoạ.

+ Yếu tố miêu tả.

– Cách trình bày thông tin: Trình bày theo cách phân loại từng đối tượng đi từ việc quần thể động, thực vật phong phú và đa dạng sau đó tác giả chia nhỏ từng mục về thực vật, về động vật.

– Sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ: Sử dụng các từ ngữ chuyên ngành kết hợp với hình ảnh minh hoạ.

Văn bản: Ngọ Môn

– Mục đích viết: Cung cấp thông tin về khu di tích lịch sử Ngọ Môn.

– Cấu trúc: Có đầy đủ 3 phần.

  • Phần mở đầu: Giới thiệu tổng quan về Ngọ Môn.
  • Phần nội dung: Giới thiệu các nội dung liên quan về khu di tích lịch sử.
  • Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của khu di tích lịch sử Ngọ Môn.

– Hình thức:

+ Sử dụng các đề mục.

+ Sủ dụng một số từ ngữ chuyên ngành.

+ Hình ảnh minh hoạ.

+ Yếu tố miêu tả.

– Cách trình bày thông tin: 

Văn bản trình bày theo các đối tượng được phân loại.

(1)  Giới thiệu tổng quan: Ngọ Môn là công trình kiến trúc triều Nguyễn hội tụ nhiều giá trị độc đáo. Vì vậy, từ lâu, cùng với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử khác, Ngọ Môn đã được xem là hình ảnh tiêu biểu cho cố đô Huế.

(2) Khái quát về các đối tượng được phân loại:

Đặc điểm kiến trúc Ngọ Môn, Nét tiêng trong cách trang trí Ngọ Môn.

(3) Giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

– Về hệ thống nền đài, hệ thống lầu Ngũ Phụng, trang trí lan can,…

– Sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ:  Sử dụng các từ ngữ chuyên ngành kết hợp với hình ảnh minh hoạ

Văn bản: Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn

– Mục đích viết: Cung cấp thông tin về khu di tích lịch sử Cột cờ Thủ Ngữ.

– Cấu trúc:

  • Phần mở đầu: Giới thiệu tổng quan về cột cờ.
  • Phần nội dung: Giới thiệu các nội dung liên quan về khu di tích lịch sử.
  • Phần kết thúc: Nhận xét khái quát về giá trị của khu di tích lịch sử.
  • – Hình thức:

+ Sử dụng các đề mục.

+ Sủ dụng một số từ ngữ chuyên ngành.

+ Hình ảnh minh hoạ.

+ Yếu tố tự sự.

– Cách trình bày thông tin: Văn bản trình bày theo các đối tượng được phân loại về lịch sử hình thành, kiến trúc, ý nghĩa lịch sử.

– Sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ:  Sử dụng các từ ngữ chuyên ngành kết hợp với hình ảnh minh hoạ.

Câu 2. Liệt kê ít nhất hai điều học được về việc đọc hiểu văn bản thông tin sau khi học kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Trả lời:

Sau khi đọc hiểu văn bản thông tin, em đã học được về cách trình bày các thông tin trong văn bản và có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ giúp văn bản thêm sinh động và sinh động hơn.

Câu 3. Khi đọc một bài phỏng vấn, cần chú ý điều gì?

Trả lời:

– Khi đọc một bài phỏng vấn, em cần chú ý:

+ Nội dung của cuộc trao đổi về một chủ đề nào đó.

+ Người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

+ Các câu hỏi cần đi theo chủ để.

+ Các số liệu trong bài cần được sắp xếp một cách hợp lí.

Câu 4. Theo em, phương tiện phi ngôn ngữ có vai trò như thế nào đối với việc trình bày thông tin trong văn bản thông tin?

Trả lời:

– Phương tiện phi ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc trình bày thông tin trong văn bản thông tin:

+ Giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

Câu 5. Khi viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cần đảm bảo những yêu cầu nào?

Trả lời:

Khi viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cần đảm bào những yêu cầu sau đây:

+ Cung cấp thông tin chính xác tới người đọc.

+ Có kết cấu ba phần.

+ Có các từ ngữ chuyên ngành, hình ảnh minh hoạ, bản đồ chỉ dẫn,… sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài.

+ Trình bày theo cách phân loại đối tượng,…

+ Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài.

+…

Câu 6. Ghi lại ít nhất hai kinh nghiệm về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Trả lời:

– Khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cần chú ý:

+ Trình bày các thông tin rõ ràng. Mạch lạc, chính xác.

+ Kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ một cách nhuần nhuyễn.

+ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói.

Câu 7. Vì sao danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xem là di sản quý giá của quê hương, đất nước?

Trả lời:

Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử được xem là di sản quý giá của quê hương, đất nước vì:

+ Những bảo tàng sống gắn với lịch sử hình thành và phát triển của đất nước.

+ Góp phần cho việc phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ, đem lại kinh tế to lớn cho nước nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang