soan-bai-tac-gia-nguyen-du-va-truyen-kieu

Soạn bài: Tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

Tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: thiên tài văn học Nguyễn Du.

–  Nguyễn Du (1765- 1802), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, là nhà thơ, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

– Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du:

+ Gia đình: Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương. Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh, một vùng đất quan họ nổi tiếng). Nguyễn Du sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học. Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khácmẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phứ.

+ Thời đại: Nguyễn Du sinh ra trong một thời đại bão táp của lịch sử. Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỉ XIX, là thời kỳ lịch sử có những biến động dữ dội: Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê – Trịnh; Trịnh – Nguyễn) tranh giành quyền vị. Khởi nghĩa nông dân nổi dậy khắp nơi mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược… Những biến cố đó có tác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực.

+ Bản thân: Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 -1796), rồi về ở ẩn tại quê nội ở Hà Tĩnh ( 1796 – 1802). Sau khi đánh bại Tây Sơn, NguyễnÁnh lên ngôi (1802), Nguyễn Du Ra làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Năm ( 1813-1814), ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, dưới triều Minh Mạng,Nguyễn Du lại được lệnh làm chánh sứ sang Trung Quốc lần 2 nhưng chưa kịp đi thì bịbệnh, mất tại Huế- Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người. Làngười có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ …. Cuộc đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

– Sự nghiệp văn học:

+ Nguyễn Du có nhiều tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm.

  • Tác phẩm chữ Hán: “Thanh Hiên thi tập”; “Nam Trung tạp ngâm”; “Bắc hành tạp lục”.
  • Tác phẩm chữ Nôm: “Truyện Kiều”; “Văn chiêu hồn”.

Từ gia đình, thời đại, cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễn Du một thiên tài kiệt xuất. Với sự nghiệp văn học có giá trị lớn, ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.

2. Kiệt tác văn học “Truyện Kiều”:

a. Nguồn gốc:

– Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo ra một kiệt tác văn chương “Truyện Kiều” bất hủ.

– Sự sáng tạo của Nguyễn Du:

+ Về nội dung: Từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã tạo nên một “Khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”.

+ Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán,… (trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với một ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.

– Nội dung tư tưởng:

+ Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan ; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp ; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ.

+ Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền. Bị ràng buộc bởi thế giới quan trung đại, Nguyễn Du tuy cũng lên án tạo hoá và số mệnh, nhưng bằng trực cảm nghệ sĩ, ông đã vạch ra đúng ai là kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế.

+ Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lí.

– Giá trị nhân đạo:

+ Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.

+ Tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, bất công, tàn bạo.

+ Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của conngười như: khát vọng về quyền sống, tự do, công lý, về tình yêu tự do và hạnh phú.

– Giá trị nghệ thuật :

+ “Truyện Kiều” là kiệt tác, đạt thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật làngôn ngữ và thể loại:

  • Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
  • Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên (bên cạnh bức tranh thiên nhiên sinh động là bức tranh tả cảnh ngụ tình);
  • Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người rất thành công (nhân vật chính diện được miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, còn nhân vật phản diện được miêu tả bằng bút pháp tả thực bốc trần).

“Truyện Kiều” là kiệt tác số một của văn học dân tộc Việt Nam, di sản văn học của nhân loại, là một “tập đại thành” của truyền thống nghệ thuật, văn hoá Việt Nam, tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng “nghĩ tới muôn đời”, vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân bản cao đẹp của con người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang