Hoàn cảnh ra đời và các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

hoan-canh-ra-doi-va-cac-nhan-vat-trong-truyen-kieu-nguyen-du

Hoàn cảnh ra đời và các nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Truyện Kiều có tên gốc là “Đoạn trường tân thanh” (ta quen gọi là Truyện Kiều). Đây là truyện thơ kinh điển trong Nền Văn học Việt Nam, được viết bằng chữ Nôm theo thể lục bát của Nguyễn Du. Tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát. Cốt truyện dựa theo tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc nhưng có phần sáng tạo vô cùng khác biệt và đặc sắc. Chính điều đó làm nên giá trị nổi bậc của kiệt tác này.

Hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều:

Có nhiều giả thuyết xoay quanh hoàn cảnh ra đời của Truyện Kiều. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820) (ý kiến của nhà nghiên cứu văn học Hoàng Xuân Hãn). Hoàng Xuân Hãn cho rằng, Nguyễn Du đi xứ Trung Quốc đã tiếp cận được với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Trên cơ sở đó, đã tiếp biến mà viết ra Truyện Kiều.

Có thuyết lại cho rằng ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối Lê đầu Tây Sơn (ý kiến của học giả Đào Duy Anh). Học giả Đào Duy Anh căn cứ vào những ghi chép trong Đại Nam liệt truyện và đưa ra nhận định. Sách này có đoạn: “Ông giỏi thơ lại sành quốc âm, sau khi đi xứ về có Bắc hành thi tập và truyện Thúy Kiều còn lại đến ngày nay”. Đào Duy Anh phản bác: “Liệt truyện căn cứ vào khẩu truyền thiếu chính xác nên đã ghi là Bắc hành thi tập và truyện Thúy Kiều như nhân gian thường gọi chứ không ghi chính xác là Bắc hành tạp lục và Đoạn trường tân thanh đúng tên gốc của nó”.

Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn. Các học giả bằng việc khảo cứu tài liệu trong và ngoài nước tiếp tục truy nguyên nguồn gốc ra đời của Truyện Kiều. Dựa trên đó có thể khẳng định chắc chắn rằng Nguyễn Du có tiếp cận và tiếp biến cốt truyện tác phẩm Kim-Vân-Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Còn việc Nguyễn Du viết truyện Kiều khi nào vẫn còn chưa thấu rõ.

Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức.

Các nhân vật trong Truyện Kiều:

Hệ thống và tuyến nhân vật trong Truyện Kiều hết sức phong phú. Dường như họ ở mọi lứa tuổi, tầng lớp trong xã hội. Điểm tài tình của Nguyễn Du là ở nhân vật nào ông cũng đều khắc họa khá chi tiết, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung. Tuy có một vài nhân vật rất ít xuất hiện hoặc xuất hiện một lần rồi thôi nhưng cũng đủ để lại ấn tượng sâu sawcstrong lòng người đọc. Hệ thống nhân vật sau đây được liệt kê tuyến tính theo sự xuất hiện và mức độ khắc họa đậm nhạt của tác phẩm:

Vương ông: cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan. Trong “Kim Vân Kiều truyện”, hồi một nói ông tên là Vương Lưỡng Tùng, biểu tự là Tử Trinh. Nhà ông ở Bắc Kinh. Gia thế không có gì nổi bậc, chỉ tầm tầm bậc trung.

Vương bà: vợ của Vương ông. Vương bà là nhân vật ít được Nguyễn Du nói đến. Việc khắc họa nhân vật này cũng hết sức mờ nhạt.

Thuý Kiều: tức Vương Thuý Kiều, trưởng nữ của Vương ông, Vương bà, chị cả của Vương Thuý Vân và Vương Quan. Khi Thuý Kiều làm nữ tì trong Hoạn phủ được Hoạn phu nhân đặt cho tên là Hoa Nô. Khi Kiều vào ở trong Quan Âm các có đạo hiệu là Trạc Tuyền. Thúy Kiều là nhân vật chính đồng thời là nhân vật nổi bậc nhất, được Nguyễn Du tập trung khắc họa toàn diện. Ở nàng là hội tụ tuyệt vời của tài năng và sắc đẹp. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên với vẻ đẹp tuyệt diệu, vượt lên trên mọi giới hạn. Đó là một vẻ đẹp ngoại hạng, trác việt, chưa từng có ở trên đời. Tài năng của nàng cũng ở mức độ vượt trội, toàn tài. Ở tài năng nào, nàng cũng đạt đến mức tinh xảo . Có thể nói, Thúy Kiều là một nhân vật toàn thiện, toàn bích.

Thuý Vân: tức Vương Thuý Vân, thứ nữ của Vương ông, Vương bà, em gái của Vương Thuý Kiều, chị hai của Vương Quan. Thúy Vân cũng là người tuyệt sắc, một vẻ đẹp hiếm có ở trên đời. Nguyễn Du không miêu tả một tài năng nào của Thúy Vân cho thấy, nàng là một người con gái hiền thục, mẫu mực, luôn hướng đến làm tròn bổn phận.

Vương Quan: con trai út của Vương ông, Vương bà, em của Vương Thuý Vân và Vương Thuý Kiều. Vương quan là một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Cũng như Thúy Vân, ở Vương Quan cũng không có gì nổi bậc. Sau này, Vương Quan thi đỗ và ra làm quan cùng Kim Trọng.

Kim Trọng: Theo “Kim Vân Kiều truyện”, Kim Trọng có biểu tự là Thiên Lý. Kim Trọng vốn là một thư sinh hào hoa phong nhã, đọc nhiều kinh sách và chuyên chú trên con đường học thức, làm quan giúp đời. Ở Kim Trọng ta nhận thấy hình ảnh mẫu mực hội tụ đầy đủ phẩm chất của người đàn ông trong xã hội phong kiến: Nhân-nghĩa-lê-trí-tín. Đây là một nhân vật trung tính, hài hòa giữa các đối cực.

Đạm Tiên: Theo “Kim Vân Kiều truyện”, Đạm Tiên có họ tên đây đủ là Lưu Đạm Tiên. Đạm Tiên là một kĩ nữ tài sắc nhưng chết trẻ. Tuy Đạm Tiên không hiển hiện khi còn sống mà thông qua câu chuyện cuộc đời đầy bất trắc của nàng gây tác động vào các nhân vật. Có thể coi Đạm Tiên là một nhân vật thuộc thế giới siêu hình có tương tác vào thế giới thực của các nhân vật trong truyện.

Thằng bán tơ: người bán tơ lụa, kẻ đã vu khống hãm hại gia đình Thúy Kiều. Kiểu nhân vật này chỉ nằm trong mọt mắt xích nhỏ nào đó rồi mãi không còn được nhắc lại.

Mã giám sinh (nghĩa là “giám sinh họ Mã”): Theo “Kim Vân Kiều truyện”, Mã giám sinh có họ tên đầy đủ là Mã Quy, người mua Kiều cho Tú Bà, đẩy nàng vào lầu xanh lần 1. Mã Giám Sinh là kiểu nhân vật đểu giả, dâm ô, lưu manh, mất tính người. Hắn sống dựa trên nước mắt và xương máu của các kĩ nữ. Công việc của hắn là tìm mua các cô gái bán lại cho lầu xanh kiếm lời.

Tú bà (nghĩa là “bà Tú”): Theo “Kim Vân Kiều truyện”, Tú bà có họ tên đây đủ là Mã Tú. Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần 1. Tú Bà là nhân vật phản diện, chuyên gây nên nỗi khổ đau đối với các cô gái nhẹ dạ, cả tin. Tú Bà đại diện cho bản chất lừa lọc, tham lam của xã hội đương thời. Tuy nhân vật này không được nói đến nhiều lần nhưng qua ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du, hình ảnh Tú Bà hiện lên thực sự rõ nét, sinh động, hết sức chân thực.

Sở Khanh (người đàn ông có tính xấu, chuyên lừa tình những cô gái chân yếu tay mềm của Sở Khanh cũng chỉ xuất hiện một lần nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc. Vì tiền mà hắn đã nỡ lừa dối, hãm hại Thúy Kiều. Bản chất lưu manh, lừa lọc, dối trá, ngụy biện, hèn nhát, giả dối,… có lẽ được thể hiện cao nhất ở nhân vật này. Tên Sở Khanh đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ loại người có tính đểu giả, lừa tình trong xã hội ngày nay.

Thúc sinh (nghĩa là “thư sinh họ Thúc”): Còn được gọi là “chàng Thúc”, “Thúc sinh viên”, nghĩa là “sinh viên họ Thúc”), “Thúc lang” (nghĩa là “chàng Thúc”). Trong “Truyện Kiều” có câu “Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương”. Theo “Kim Vân Kiều truyện” Thúc sinh có họ tên đầy đủ là “Thúc Thủ”, biểu tự là Kỳ Tâm. Đã đem tiền chuộc Kiều khỏi lầu xanh (lần 1) và cưới nàng làm vợ lẽ. Có lẽ Thúc Sinh là nhân vật đã được Nguyễn  Du dụng công xây dựng một cách cao độ. Ở hắn là sự dâm ô, trụy lạc, thèm khát nữ nhân, đớn hèn và giả dối.

Hoạn Thư (nghĩa là “chị Hoạn”): vợ của Thúc sinh. Trong “Kim Vân Kiều truyện” Hoạn Thư được gọi là “Hoạn tiểu thư” (nghĩa là “tiểu thư họ Hoạn) hoặc “Hoạn thị” (nghĩa là “họ Hoạn”). “Kim Vân Kiều truyện” và “Truyện Kiều” đều không nói nhân vật tên là gì. Hoạn Thư là kiểu nhân vật bốc đồng, nóng nảy, ghen tuông mù quáng, khéo léo hơn người. Bằng lòng ghen của một người vợ, nàng đã hành hạ, sỉ nhục, đánh đạp Thúy Kiều tàn tệ. Và đến khi, Kiều luận tội nàng, nàng đã khéo léo lựa lời giãi bày thuyết phục đến tài tình khiến cho Thúy Kiều phải tha cho.

+ Hoạn phu nhân: mẹ của Hoạn thư.
+ Thúc ông (nghĩa là “ông họ Thúc”): cha của Thúc sinh
+ Khuyển: Theo “Kim Vân Kiều truyện”, Khuyển có họ tên đầy đủ là Hoạn Khuyển.
+ Ưng: Theo “Kim Vân Kiều truyện”, Ưng có tên đầy đủ là Hoạn Ưng.
+ Giác Duyên: ni cô Quan Âm các, người đã hai lần cứu vớt Kiều khi hoạn nạn.
+ Bạc bà: một Phật tử thường hay lui tới chùa Quan Âm các, cũng là đồng môn với Tú Bà.
+ Bạc Hạnh: cháu của Bạc Bà, kẻ lừa bán Thúy Kiều vào lầu xanh lần 2.

Từ Hải: Một anh hùng lừng danh, đầu đội trời, chân đạp đất. Từ Hải khởi binh chống đối triều đình giành nửa giang sơn. Từ Hải đã đem tiền chuộc Kiều khỏi lầu xanh (lần 2) và cưới nàng làm vợ. Sau đó, Từ Hải còn giúp Thúy Kiều báo ân báo oán hết sức chu toàn. Từ Hải là kiểu nhân vật anh hùng, khí phách phi thường, sự nghiệp vĩ đại. Từ Hải đại diện cho công lý và chính nghĩa trong xã hội.

Hồ Tôn Hiến: Tên người này theo âm Hán Việt tiêu chuẩn hiện đại thì phải đọc là “Hồ Tông Hiến”. Hồ Tôn Hiến là tổng đốc triều đình, đem quân đi điếu phạt Từ Hải. Hắn là người xảo quyệt, mưu mô, một tên đại gian thần khét tiếng. Hiểu rõ tâm tư của Thúy Kiều, hắn đã lừa phỉnh nàng khuyên Từ Hải quy hàng. Thúy Kiều trúng kế, Từ Hải bị giết giữa trận tiền. Thúy Kiều cũng bị hắn bắt và làm nhục.

Thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật bên cạnh việc điển hình hóa tính cách nhân vật là thủ pháp xây dựng nhân vật theo hướng đạm nhạt. Nhân vật đậm là nhân vật được trau chuốt kĩ lưỡng, tỉ mĩ và toàn diện từ hình thức cho đến tài năng, hành động và tâm hồn. Cuộc đời và số phận của họ nổi bậc, đôi khi là đặc biệt trên nền cảnh bình thường. Nhân vật nhạt thì ngược lại, họ dễ bị chìm khuất, bị tan ra với những đường nét nhạt nhòa với tính cách và số phận bình thường. Ở Truyện Kiều ta không thấy có nhân vật hề. Có lẽ ông cho rằng bản chất của xã hội đã là một sự giả dối tột cùng, con người thống khổ nỗi đau tận cùng của trần thế nên không cần thiết có mặt kiểu nhân vật này.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.