Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) (Ngữ văn 11, tập 1, Cánh Diều)

trao-duyen-trich-truyen-kieu-nguyen-du-ngu-van-11-tap-1-canh-dieu

Đọc hiểu văn bản:

Trao duyên
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

* Nội dung chínhĐoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) là là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân khi muốn nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đây, Nguyễn Du đã khắc họa được bi kịch tình yêu, cùng với thân phận bất hạnh cũng như nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.

I. Trước khi đọc.

– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và nội dung bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

– Khi đọc hiểu các văn bản trích từ Truyện Kiều, các em cần chú ý:

+ Nhận biết những điểm tương đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm so với truyện thơ dân gian.

+ Bối cảnh của đoạn trích.

+ Nội dung chính của đoạn trích (Kể về ai? Về sự việc gì?,…)

+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích và tác dụng của chúng.

+ Đoạn trích đã làm sáng tỏ được điều gì về Truyện Kiều và Nguyễn Du?

– Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích: Gia đình Thúy Kiều mắc oan bởi lời vu cáo của tên bán tơ. Bọn sai nha ập đến nhà Kiều “Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”, bắt giam, tra khảo, đánh đập dã man cha và em trai của Kiều. Trước cơn gia biến, Kiều đã hi sinh mối tình với Kim Trọng để “bán mình chuộc cha”. Trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Kiều ngồi trắng đêm nghĩ về thân phận, nghĩ về tình yêu. Nàng nhờ cậy em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Đoạn trích trong văn bản dưới đây (từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều) thường được đặt nhan đề là Trao duyên.

– Tập đọc diễn cảm đoan Trao duyên theo nội dung cảm xúc, chú ý sự chuyển đổi từ lời đối thoại sang đan xen giữa đối thoại và độc thoại.

II. Trong khi đọc.

Câu 1. Chú ý lời nói, hành động, lí lẽ của Thúy Kiều khi thuyết phục Thúy Vân.

Trả lời:

– Lời nói, hành động và lí lẽ như thế của Thúy Kiều khi thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:

+ Kể về mối tình với chàng Kim:

+ “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.

+ “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim – Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở.

+ “Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi hình ảnh hai người tặng nhau quạt để tỏ ý trăm năm, uống rượu cùng nhau để thề nguyền chung thủy.

+ Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em: Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu. Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước → Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

Câu 2. Thúy Kiều để lại những kỉ vật nào trong tình yêu?

Trả lời:

– Kiều đem kỉ vật của tình yêu gửi gắm nơi em gái: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn và mảnh hương nguyền.

Câu 3. Chú ý việc Thúy Kiều hi vọng con đường trở về với tình yêu, nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng.

Trả lời:

+ “Xót người bạc mệnh, ắt lòng chẳng quên”

+ “Mất người còn chút của tin”

+ “Đốt lò hương ấy so tơ phím này”

→ Thúy Kiều hi vọng dù sau này nàng có mất đi thì vẫn còn những kỉ vật tình yêu đó, vẫn còn nhớ về mối nhân duyên này và có thể đối xử tốt với Thúy Vân.

Câu 4. Thúy Kiều nói với ai? Về điều gì? Tâm trạng của Kiều như thế nào?

Trả lời:

– Thúy Kiều nói với Kim Trọng về khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng.

– Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng “Ôi Kim Lang…”.

– Kiều tự trách than và đau đớn.

→ Tâm trạng của Kiều giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.

III. Sau khi đọc.

Câu 1. Đoạn trích Trao duyên kể lại sự kiện gì, thể hiện chủ đề nào của Truyện Kiều?

Trả lời:

– Trao duyên là lời Thúy Kiều nói với Thúy Vân. Việc bán mình thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi thao thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng khẩn khoản nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim.

– Đoạn trích thể hiện chủ đề của tác phẩm Truyện Kiều là thực trạng xã hội vô nhân đạo và số phận con người sống trong xã hội ấy mà cụ thể hơn là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 2. Thuý Kiều đã có lời nói, hành động và lí lẽ như thế nào để thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng?

Trả lời:

– Lời nói, hành động và lí lẽ như thế của Thúy Kiều khi thuyết phục Thuý Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:

+ Kể về mối tình với chàng Kim:

+ “đứt gánh tương tư”: mối tình dở dang, đứt quãng.

+ “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim – Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở.

+ “Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi hình ảnh hai người tặng nhau quạt để tỏ ý trăm năm, uống rượu cùng nhau để thề nguyền chung thủy.

+ Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em: Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu. Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.

→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.

Câu 3.  Vì sao sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng?

Trả lời:

– Sau khi cậy nhờ Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng, bi kịch của Thuý Kiều lại càng tăng vì nàng không thể bên người mình yêu nữa mà phải kết hôn với tên Mã Giám Sinh, một tên lửa đảo. Tương lai của nàng không biết sẽ lưu lạc đến đâu, bao giờ mới tái ngộ cùng người thân.

Câu 4. Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật trong tình yêu có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Những kỉ vật đó đại diện cho tình yêu của nàng và Kim Trọng. Việc Kiều đưa cho Thúy Vân kỉ vật chính là đem tình yêu của mình trao đi. Nàng mong những kỉ vật tình yêu có thể giữ thành của chung của cả ba người, tuy trao kỉ vật cho Vân nhưng nàng không thể trao được tình yêu chàng Kim, tình yêu càng sâu sắc và mãnh liệt bao nhiêu thì càng thấm bi kịch đau khổ bấy nhiêu.

Câu 5. Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại.

Trả lời:

– Kiều đối thoại với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.

+ Với Vân: Kiều biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.

+ Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.

+ Với Kim Trọng: Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn.

Câu 6. Phân tích một số biện pháp nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích Trao duyên (biện pháp ẩn dụ, cách dùng thành ngữ, độc thoại nội tâm,…).

Trả lời:

– Trong Trao duyên, để khắc hoạ tâm lí nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đối thoại và độc thoại của nhân vật:

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

→ Kiều ý thức rất rõ trao duyên cho em là việc cần thiết, quan trọng. Nàng không chắc Thuý Vân đã nhận lời nên mỗi từ Thuý Kiều nói ra đều được cân nhắc kĩ càng.

– Trong 8 câu thơ cuối đã sử dụng những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người. Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác. Kiều chuyển hẳn sang độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại với người vắng mặt (Kim Trọng).

– Hàng loạt các câu cảm thán gợi tình yêu mãnh liệt nhưng sự chia biệt là vĩnh viễn. Bi kịch càng lên cao, Kiều càng đau đớn, tuyệt vọng đến mê sảng, quên cả ý tứ để chuyển sang nói với người vắng mặt là chàng Kim. Thúy Kiều từ chỗ nhận mình là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng Kim.

– Đang độc thoại, nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau đến mê sảng.

Câu 7. Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Thuý Kiều qua đoạn trích Trao duyên.

Bài làm 1:

Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều. Đoạn trích đã thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật Thúy Kiều, tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều. Vì chữ hiếu nàng phải gả cho Mã Giám Sinh vốn dĩ trong cuộc sống chữ hiếu và chữ tình thường không được trọn vẹn cả hai. Với nàng Kiều cũng vậy, nàng chọn cứu cha nhưng không đành lòng phụ tình cảm của Kim Trọng. Từ đó, cho dù nàng đau xót, khóc than nhưng cũng phải dặn lòng trao tín vật và thuyết phục em gái mình thay mình đến với Kim Trọng. Qua đó ta thấy Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, một người con hiếu thảo, giàu ân tình và có tấm lòng thủy chung son sắt. Thúy Kiều là người con gái sống tại thời kỳ phong kiến phồn thịnh, những giáo huấn của lề thói tam tòng, tứ đức buộc chặt lên tấm thân của những người phụ nữ, chính bởi vậy mà sự hy sinh tưởng chừng rất lớn lao cao cả của Thúy Kiều đặt trong hoàn cảnh xã hội đó lại thấy sự hy sinh như vậy là rất đỗi bình thường. Qua đây có thể thấy, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thật sự đáng thương vô cùng.

Bài làm 2:

Đoạn trích Trao duyên của tác giả Nguyễn Du khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều đã đọng lại trong em vô vàn suy nghĩ. Một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo là thế nhưng lại bị chính cái xã hội đen tối phong kiến kia làm cho Kiều có cuộc đời gian truân, sóng gió. Với từng hành động “Cậy em, ngồi lên, lạy rồi sẽ thưa” em hiểu được sự trăn trở trong Kiều cùng với nhiều hi vọng và trông cậy vào Vân. Sự kí gửi tình cảm của nàng với em gái cho thấy Kiều đã xót xa, đau đớn như thế nào. Từng cử chỉ, hành động, lời nói của Kiều đều rất chân thực, đều rất chua xót, đau đớn. Với từng kỉ vật như chiếc vành, như bức tờ mây, Kiều đều trân trọng, đều luyến tiếc và níu giữ. Sự níu giữ ấy cũng vì nàng yêu, nàng trân trọng mối tình đẹp với Kim Trọng nhưng bị xã hội ấy vùi dập làm đau, làm đớn. Qua đó, em thấy càng thêm chua xót cho những suy nghĩ, cho số phận nàng Kiều hẩm hiu.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.