soan-bai-truyen-la-nha-thuyen-chai-le-thanh-tong-ngu-van-9-chan-troi-sang-tao

Soạn bài: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Soạn bài: Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông) – Ngữ văn 9, Chân trời sáng tạo

Chuẩn bị đọc.

Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp như sống chung thuỷ, tình nghĩa, vị tha,… của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ với các bạn về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.

Trả lời:

Một số nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng:

– Nhân vật Mị Châu trong tác phẩm “Mị Châu – Trọng Thủy”

– Nhân vật Tấm trong truyện “ Tấm Cám”

– Nhân vật mẹ Âu Cơ trong tác phẩm “Lạc Long Quân và Âu Cơ”

– …

Trải nghiệm cùng văn bản.

Câu hỏi 1. Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?

Trả lời:

Đoạn thơ là lời kể của người kể chuyện bởi trong đoạn có hô “vợ”, chồng” – là ngôi thứ 3.

Câu hỏi 2. Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?

Trả lời:

– Thúc Ngư không muốn học trong sách vở mà muốn học trong cuộc sống, chàng muốn đi đánh cá, muốn nhìn thấy vật thật hơn là chữ nghĩa.

– Cha Thúc Ngư lại muốn học con chữ, học làm người.

Câu hỏi 3. Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người thế nào?

Trả lời:

Trước cơn bão biển (sóng thần) kinh khủng, Ngọa Vân đã “giơ tay bắt quyết, hô to một tiếng “Biến! ‘Tức thì nàng biến thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng…” ngăn chặn làn sóng dữ, bảo vệ sự bình yên cho gia đình nhà chồng. Cho dù có làm “thiên cơ tiết lộ” không thể cùng Thúc Ngư “chung mộng đẹp nữa” nhưng Ngọa Vân vẫn làm.

→ Ngọa Vân có đức hi sinh, tính đảm đang gánh vác của người vợ, người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống. Tiếng khóc của Ngọa Vân, “một điểm rãi” gửi lại cho chồng trước lúc hoá rồng bay về phương tây bắc cũng thể hiện tình ân nghĩa sâu nặng của Ngọa Vân, của người vợ hiền thảo, thuỷ chung trong cuộc đời. Nhân vật Ngọa Vân mang bao phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

Suy ngẫm và phản hồi.

Câu hỏi 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Trả lời:

– Hai vợ chồng người thuyền chài đánh cá ở biển Đông. Nhà nghèo, mãi gần 60 tuổi mới sinh được đứa con trai, đặt tên con là Thúc Ngư.

– Năm Thúc Ngư 15 tuổi, người cha muốn cho con đi học nhưng Thúc Ngư không chịu cho rằng kiến thức trong sách không có ích nên không học, cha mẹ thương con, nên không ép buộc.

– Suốt ba năm trời, Thúc Ngữ thường bỏ nhà đi chơi xa. Có lần đến hai ba hôm mới về nhà. Cậu ta đi tìm vợ, tìm vợ tận “đào ấp” cách xa nhà cậu chừng một dặm. Vợ là dòng dõi “hải tiên”, con nhà giàu sang, tên Ngoạ Vân, rất xinh đẹp, có phép rút đường.

– Nhờ vậy, nhà Thúc Ngư giàu có nhanh chóng do đánh bắt được nhiều cá ngon mỗi khi ra khơi

– Đang sống hạnh phúc, nhưng cơn bão biển ập tới, khiến Ngoạ Vân phải hiện nguyên hình cứu gia đình chồng. Vì thiên cơ đã tiết lộ, nàng không thể nào chung sống cùng gia đình chồng được nữa bèn nói lời tạm biệt.

– Trước lúc tạm biệt, Ngoạ Vân đã nhổ ra một điểm rãi trắng trao cho Thúc Ngư và dặn đem hoà với nước thì sẽ không bị chìm, nói xong hoá thành rồng bay về phương Tây Bắc.

Các sự việc trong truyện sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian kì ảo

Câu hỏi 2. Em có đồng tình hay không đồng tinh với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em.

Trả lời:

– Em vừa đồng tình vừa không đồng tình với ý kiến của nhân vật Thúc Ngư.

Vì:

+ Đồng tình: Học trong sách vở thánh hiền đâu có hay bằng học trong cuộc sống; có đi đó đây mới nhìn rộng biết nhiều.

+ Không đồng tình vì học trong sách vở cũng là một cách học, giúp ta tiêp thu kiến thức của nhân loại sau đó áp dụng các kiến thức đã học ấy vào cuộc sống.

Câu hỏi 3. Phân tích tính cách nhân vật Ngoạ Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.

Trả lời:

Người xưa đã qua hành động phi thường chắn sóng dữ của Ngọa Vân để ca ngợi đức hi sinh, tính đảm đang gánh vác của người vợ, người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống. Tiếng khóc của Ngọa Vân, “một điểm rãi” gửi lại cho chồng trước lúc hoá rồng bay về phương tây bắc cũng thể hiện tình ân nghĩa sâu nặng của Ngọa Vân, của người vợ hiền thảo, thuỷ chung trong cuộc đời.

Câu hỏi 4. Nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ đề của văn bản.

Trả lời:

– Gia đình Thúc Ngư xuống biển đón con dâu.

– Vợ là dòng dõi “hải tiên”.

– Chi tiết rút đường của Ngoạ Vân.

– Ngoạ Vân hiện nguyên hình, cứu gia đình chồng trong cơn bão biển.

– Ngoạ Vân đã nhổ ra một điểm rãi trắng trao cho Thúc Ngư và dặn đem hoà với nước thì sẽ không bị chìm, nói xong hoá thành rồng bay về phương Tây Bắc.

– Những món ăn “ngon tuyệt phẩm, thơm lạ thường” mà cha Ngọa Vân thết đãi ông bà thông gia.

– Hình ảnh “gã bán kinh” kéo thuyền, đẩy thuyền như bay trên biển.

* Tác dụng: Làm câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn hơn phù hợp với chủ đề và nhân vật. Chính những phép thần thông như vậy mới phù hợp với dòng dõi tiên của Ngoạ Vân.

Câu hỏi 5. Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:

a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phân lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại/ độc thoại nội tâm? Những dấu hiện nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?

b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản

Trả lời:

a.

– Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự.

– Phần lời hát ở đoạn 4 là độc thoại.

– Dựa vào lời của nhân vật, các từ ngữ trong khổ thơ.

b. Tác dụng của việc dùng lời thơ cho văn bản giúp câu chuyện trở nên nhịp nhàng, sinh động, giàu sức biểu cảm hơn khiến người đọc dễ hình dung hơn về tính cách của các nhân vật.

Câu hỏi 6. Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?

Trả lời:

– Truyện lạ nhà thuyền chài có là truyện truyền kì, vì:

+ Có không gian truyền kì

+ Có các chi tiết kì lạ, hoang đường

+ Nhân vật là thần linh

+ Cốt truyện truyền kì

Câu hỏi 7. Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?

Trả lời:

– Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài vì lí giải sự kì lạ của câu chuyện, giúp em hiểu rõ câu chuyện, bài học tính triết lý câu chuyện mang lại, tóm tắt lại câu chuyện một cách ngắn gọn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang