»» Nội dung bài viết:
Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.
- Mở bài:
Cuộc sống con người là một hằng số hữu hạn của biển số thời gian, thời gian thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn. Thế nhưng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống”. Nhận định trên phải chăng đã đặt ra cho ta một câu hỏi, ta nên sống thế nào khi đời người quá nhỏ bé hư vô.
- Thân bài:
Sống – chết là gì?
Sống và chết là một quy luật tự nhiên. Chết là sự chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người. Từ ngàn xưa cái chết đã trở thành nỗi ám ảnh trong tiềm thức của con người, có người cho rằng chết là hết, là chấm dứt hết thảy mọi mối quan hệ với cuộc đời, là chìm vào thế giới vô cảm, vô thức, chúng ta cần phải hiểu biết về cái chết để biết về sống, ngược lại ta cần phải thông hiểu về sự sống để hiểu về cái chết.
Ý nghĩa của sự sống và cái chết đối với con người.
Sống chết chỉ có ý nghĩa khi con người nhận thức được tầm quan trọng của sự sống và cái chết. Cái chết là hành trình tất yếu của sự sống. Con người cũng như tạo vật, sinh ra với cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Đó là quy luật là định mệnh không thể cưỡng lại. Cho nên, bản thân cái chết chính là sự mất mát.
Thế nhưng, chết không phải sự kết thúc của cuộc đời mà nó là sự gián đoạn của một dòng chảy. Cái chết giống như một bến đỗ là nơi chúng ta lên tàu để chuẩn bị cho những chuyến đi khác. Con người ai cũng sẽ một lần phải chết. Không ai có thể trường sinh mãi mãi trừ khi họ chết đi. Cái chết sẽ không phải là sự mất mát lớn nhất của đời người nếu nó dùng để bảo vệ chân lí, tự do và chính nghĩa. Những người dám hi sinh tính mệnh của mình để bảo vệ lí tưởng, bảo vệ dân tộc, đất nước sẽ mãi mãi sống trong lòng mọi người. Vì vậy cái chết nó đúng là sự mất mát nhưng cái chết là sự hi sinh cho những người còn sống, cho Tổ quốc, cho những lý tưởng lớn thì sự mất mát đó bỗng trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.
Khi con người không nhận thức được ý nghĩa của sự sống. Họ sống mà tâm hồn trống rỗng. Họ thờ ơ, dửng dưng với những gì xung quanh mình. Họ đánh mất niềm tin, không dám bước tiếp vì sợ sẽ vấp ngã tiếp tục trên đường đời, họ không đủ can đảm để đứng dậy, họ không dám đối mặt với sự thật và cách mà họ chọn là sự trốn tránh yếu hèn để rồi làm lỡ phí thời gian quý báu, không kịp cảm nhận cái mới, cái hay, cái đẹp vốn có của cuộc đời. Dần dà tâm hồn họ sẽ bị chai sạn, mục đích sống bị thui chột. Họ không sợ cái chết, họ sợ cảm giác sống mòn chết mỏi trong cái ao đời phẳng lặng. Khi ra đi, họ chẳng có dấu ấn nào trong tâm hồn những người đang sống và họ cũng chẳng luyến tiếc cái cuộc sống vốn tẻ nhạt và vô vị mà họ đã trải qua.
Tâm hồn là cái đẹp bên trong của con người, là thước đo đánh giá nhân phẩm của cá nhân, là cách thể hiện rõ nhất suy nghĩ tính cách của một cá thể. Sự tàn lụi của tâm hồn nghĩa là tâm hồn bị tổn thương, héo úa, vàng vọt, mất đi sức sống, mất đi sự chân thành nguyên vẹn. Có thể hiểu, một tâm hồn tàn lụi là một tâm hồn không có ước mơ, hoài bão hay ước mơ, không còn biết đau khổ, hạnh phúc hay khát vọng điều gì…. Thậm chí là khát vọng sinh tồn. Bởi thế, nếu để cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống, đó mới chính là sự mất mát lớn nhất của đời người. Cái chết không phải là điều đáng sợ nhất mà trạng thái tồn tại còn khiến con người bất hạnh hơn cái chết mới chính là sự mất mát đáng tiếc nhất của một đời người.
Điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu, không phải chúng ta chết khi nào, mà quan trọng là chúng ta đã sống ra sao để tâm hồn không lụi tàn, để cuộc sống trở nên đầy ý nghĩa. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết mà chính là ở ý chí. Chính nội lực từ bên trong mới là nguồn sức mạnh quyết định ý nghĩa cuộc đời mỗi chúng ta.
Trong cuộc sống có rất nhiều người coi cái chết là điều đáng sợ, là điều mất mát rất lớn. Dĩ nhiên, không một ai muốn mình chết đi khi đời vẫn đẹp, khi chưa tận hưởng được hết hương vị cuộc đời. Thế nhưng, nếu sống chỉ để tồn tại, sống một cách lay lắt, vô nghĩa thì cuộc sống ấy thật không đáng mong muốn. Điều đáng sợ nhất là sự tàn lụi trong tâm hồn khi còn sống. Câu nói này không chỉ đơn thuần bàn luận về sự sống cái chết và ý nghĩa của nó, nó còn là lời phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay: sống thừa thãi trong cảnh sung túc xa hoa, cảm thấy mọi thứ đều trở thành chán nản, đâm đầu vào cuộc sống ăn chơi, trụy lạc, sa ngã vào tai tệ nạn xã hội… Lên án những thái độ sống hờ hững, vô cảm với cuộc đời, tiêu cực, không dám đối mặt với thất bại, không dám hi vọng và không biết cách tìm những điều mới lạ, chính bởi điều đó đã, đang và sẽ còn giết dần giết mòn nhiều tâm hồn con người, dẫn đến nhiều kết cục bi thương hơn nữa.
Rồi ai cũng phải chết một lần. Nhưng một người khi sống mà như đã chết thì thật là đáng sợ. Họ đánh mất niềm tin, không dám bước tiếp vì sợ vấp ngã, không đủ can đảm để đứng dậy, không dám đối mặt với sự thật và họ luôn trốn tránh yếu hèn để rồi làm đỡ phí thời gian quý báu. Không chỉ cảm nhận được cái đẹp cái hay dần dà tâm hồn của họ bị chai sạn không có tình thương, tâm hồn trở nên lụy tàn nhanh chóng, sự lụi tàn trong tâm hồn là một mất mát thực sự lớn, nó giết chết cái này, để cho cái xấu lẫn ác, cái tốt giết chết những nhân phẩm, phẩm rất quý báu của con người.
Làm thế nào để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống?
Để tránh làm cho tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống, con người cần phải sống để biết khi sinh tạo cơ hội cho người khác, biết cho đi mà không nhận lại, luôn giúp đỡ người khác để cuộc sống tràn ngập yêu thương, sống có mục đích, lý tưởng để luôn hướng về mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ. Tài sản có giá trị nhất trên đời mà bạn có thể sở hữu chính là một thái độ sống tích cực. Chỉ cần có tình yêu cuộc sống, tâm hồn bạn sẽ đầy ánh sáng và không bao giờ tàn lụi.
Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương sáng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, để sống có mục đích, lý tưởng đó là nữ anh hùng Võ Thị Sáu chị đã anh dũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong một lần công tác chị đã bị giặc bắt, bị tra tấn dã man. Nhưng chị vẫn quyết không khai nửa lời, sau cùng chúng quyết định đưa chị ra côn đảo để xử bắn, trên đường ra pháp trường chị còn ngắt bông hoa cài lên mái tóc. Dù đã hi sinh nhưng hình ảnh của chị vẫn còn mãi trong trái tim mỗi con người Việt Nam còn mãi trong những câu thơ, bài hát. Tâm hồn chị vẫn rực sáng, không bao giờ lụi tàn, tiếp thêm tinh thần yêu nước cho dân tộc ta.
Chết chưa phải là hết. Nhưng để cái chết ấy trở nên có ý nghĩa thì đời hỏi con người phải biết nỗ lực sống. Điều quan trọng là con người biết sống đẹp, sống có ích để tâm hồn không lụi tàn một cách nhanh chóng. Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người
Câu nói trên còn phê phán những con người sống hờ hững, vô cảm, không có tình người, sống mà tâm hồn già cỗi, thiếu tình thương, phê phán một bộ phận học sinh không có lí tưởng, không biết sống đẹp sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình, sống lầm đường lạc lối lối, sống tẻ nhạt, không dám xác định mình.
Mỗi người trong chúng ta không nên coi cái chết là một điều đáng sợ, hãy sống sao cho có ích, có ý nghĩa. Bởi thời gian thì vô hạn, mà đời người thì nhỏ bé, hãy làm tất cả những gì khi còn có thể, nói như nhà thơ Xuân Diệu:
“Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt
Còn hơn le lói đến ngàn năm”.
Đôi khi, trong cuộc sống, có những thời điểm mà tất cả mọi thứ đều dường như chống lại bạn, đến nỗi bạn có cảm tưởng mình không thể chịu đựng thêm một phút nào nữa. Nhưng hãy cố đừng buông xuôi và bỏ cuộc, vì sớm muộn gì mọi thứ rồi cũng sẽ thay đổi. Hãy luôn tin tưởng. hãy luôn hi vọng. Bởi khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, cái khác sẽ mở ra. Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội còn người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn. Tất cả chỉ mới là khởi đầu chứ không phải là kết thúc. Nếu bạn chấp nhận sống những tháng ngày vô nghĩa nghĩa là bạn đã chết trong tâm hồn. Điều đó quả thực thật đáng sợ.
Bài học nhận thức.
Một tâm hồn biết yêu cái đẹp gắn liền với một con người có phẩm giá, đó chính là giá trị tinh thần của con người. Giá trị ấy sẽ tồn tại bền vững với không gian và thời gian. Vì thế, nếu trong cuộc sống, không biết tranh thủ tận dụng mỗi thời khắc quý giá của cuộc đời thì sẽ là một lãng phí rất lớn, không thể tha thứ và cũng không thể sửa chữa. Mỗi người cần sống một cuộc sống thật ý nghĩa. Sống có ước mơ, có lí tưởng, có mục tiêu phấn đấu. Bên cạnh nhiệm vụ trau dồi kiến thức cũng cần vui chơi giải trí lành mạnh, phù hợp, đồng thời, biết yêu thương, không ngừng nuôi dưỡng và bồi đắp để giữ mãi những tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống… Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng chăm chỉ học tập, rèn luyện thật tốt, sống thật đẹp, sống lạc quan tin tường để mai này xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.
- Kết bài:
Cuộc sống là nguyên liệu thô. Chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta”. Ý nghĩa câu nói: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi khi đang sống” là bài học lớn, là hành trang quý giá trên đường đời. Nó sẽ luôn nhắc nhở chúng ta luôn sống đẹp, sống có ích, đón nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng thoải mái để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Xem thêm: