Triết lý nhân sinh rút ra từ bài thơ “Quán hàng phù thủy” của Kbadio pradip
Một phù thuỷ
Mở quán hàng nho nhỏ:
“- Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!”
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thuỷ ló ra nhìn:
“- Anh muốn gì?”
“- Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”
“- Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!”
(Quán hàng phù thủy – Kbadio pradip – Ấn Độ).
- Suy nghĩ: “Tình thương là hạnh phúc của con người”
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc
Hướng dẫn làm bài:
- Mở bài:
– Giới thiệu bài thơ và vấn đề đặt ra trong bài thơ
- Thân bài:
– Bài thơ tạo dựng ra một tình huống đối thoại giữa phù thủy với nhân vật “tôi”.
+ Phù thủy: đại diện cho quyền năng vạn biến, có phép nhiệm màu kì diệu.
+ Nhân vật “tôi”: người đi tìm hạnh phúc, tình yêu, sự bình yên…
– Ý nghĩa lời nói của phù thủy: Hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn,… không phải ở đâu xa, mà ở sự nỗ lực của bản thân mỗi người
– Bài thơ đưa ra triết lí nhân sinh sâu sắc về những giá trị tinh thần của con người: tình yêu, tình bạn, hạnh phúc, sự bình yên…
– Trong cuộc sống con người luôn luôn có nhu cầu kiếm tìm hạnh phúc, tình yêu, tình bạn và vươn tới sự bình yên trong cuộc sống. Đây là khát vọng mãnh liệt, thường trực, đấy tính nhân văn, là cái đích mà nhân loại vươn tới.
– Trên con đường đi kiếm tìm tình yêu và sự hạnh phúc… con người có nhiều cách khác nhau có thể đúng đắn, có thể sai lầm. Trong bài thơ này, nhân vật “tôi” có một ứng xử sai lầm: tìm hạnh phúc, sự bình yên, tình yêu, tình bạn… ở các thế lực siêu nhiên, phép màu và nghĩ rằng tiền có thể mua được những thứ đó.
– Trên thực tế, hạnh phúc, sự bình yên, tình yêu, tình bạn… là những gì gần gũi, thân thuộc, có thực và luôn hiện hữu trong cuộc sống xung quanh chứ không phải ở thế giới thần tiên xa xôi nào đó.
– Không có một quyền lực, một sức mạnh, một của cải nào có thể mua được những giá trị tinh thần ấy. Muốn những giá trị tinh thần đó vĩnh cửu, trường tồn phải vun trồng, chăm xới, nuôi dưỡng,… Cây non có thể kết quả chín là do sự chăm sóc của chính mình.
– Hạnh phúc không phải ở ngày gặt hái mà nằm ngay trong quá trình vun đắp, gìn giữ, vượt qua những khó khăn, gian nan, thử thách.
– Một bài thơ nhỏ gọn nhưng ý tứ sâu sắc giàu chất triết lí, đem đến cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa: Trong cuộc sống, con người luôn phải có khát vọng hướng tới những giá trị cao đẹp. Phải chính bàn tay ta xây đắp tạo dựng hạnh phúc, sự bình yên, không nên trông chờ vào một năng lực siêu nhiên, một phép màu nào đó.
– Quá trình tìm kiếm tạo dựng hạnh phúc, sự bình yên là một quá trình lâu dài, không có sẵn cho nên không được nản lòng, phải có ý chí, nghị lực. Hơn thế phải có tình cảm chân thành, không vụ lợi, phải có phương hướng hành động đúng đắn.
– Hạnh phúc, sự bình yên của cá nhân phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất với hạnh phúc, sự bình yên của tập thể.
- Kết bài :
– Khẳng định lại vấn đề: Từ một câu chuyện tưởng như vô lí trong Quán hàng phù thủy tác giả đã nêu một bài học thật sâu sắc về cuộc đời và con người: trên đời có những thứ không tiền bạc nào, sức mạnh nào, quyền lực nào có thể mua nổi, phải tự tay tìm kiếm, vun đắp mới có được. Cây non có thể kết quả chỉ là do sự vun trồng chăm sóc của chính mình.
Bài văn tham khảo 1:
- Mở bài:
Ai trong cuộc đời mà chưa từng mong muốn một vài điều cho mình, trong số đó có lẽ những thứ được khao khát nhiều nhất là tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn, chúng được coi như vật bảo chứng cho một cuộc sống tràn đầy viên mãn. Nhưng bạn biết không để sở hữu thành công và duy trì sức sống cho những giá trị cao đẹp ấy là điều mà không phải ai cũng làm được tính. Bài thơ “Quán hàng phù thủy” đã triết lý rất hay về điều này:
“Mời vào đây, ai mua gì cũng có,
Tôi là khách đầu tiên,
từ bên trong phù thủy nó ra nhìn: anh muốn gì?
Tôi muốn mua tình yêu,
mùa hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn
Hàng chúng tôi chỉ bán cây non,
Còn quả chín anh phải trồng không bán, không bán”.
(Quán hàng phù thủy – Kbadio pradip – Ấn Độ).
- Thân bài:
Mong muốn của vị khách: “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là người đang khao khát những điều tốt đẹp nhất trên đời này như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn… Thế nhưng, tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn như những thứ “quả chín” mà quán hàng phù thủy chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thứ “quả chín” ấy thì khách hàng phải có thời gian, bỏ công sức để trồng những cái “cây non” tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn, ngay cả phù thủy- người có quyền năng vô hạn cũng không thể tạo ra những giá trị ấy.
Thực chất ham muốn của người mua kia không sai. Cái sai ở đây là cách thức để đạt được hạnh phúc, tình yêu, bởi tình yêu, tình bạn không phải là thứ vật chất hữu hình, làm sao dùng tiền mua được hạnh phúc, sự bình yên không phải là hàng hóa thông thường làm sao làm dụng phép thuật để biến thành nói một cách đơn giản, ngắn gọn nếu không có trái tim chân thành, nỗ lực dài lâu và khát khao chân chính. Xin đừng bao giờ nghĩ tới tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, bài học nhân sinh trên thật sâu sắc, triết lý.
Trong đời thường, những giá trị như tình yêu, tình bạn, hạnh phúc, sự bình yên và muôn vàn giá trị tinh thần cao quý khác, là những viên ngọc làm cho cuộc đời mỗi người đẹp đẽ hơn, toàn diện hơn. Bởi vậy, ta luôn nâng niu và đề cao nó, trân, quý và yêu thương hết mực nhưng chỉ biết ngưỡng mộ và đề cao thôi chưa đủ. Thực tế đã chứng minh quá trình một con người tìm đến hạnh phúc, không bao giờ là một con đường thẳng trên chặng đường ấy, là những bước đi đầy nỗ lực của bản thân mỗi cá nhân.
Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn như những thứ “quả chín” mà quán hàng phù thủy chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thứ “quả chín” ấy thì khách hàng phải có thời gian, bỏ công sức để trồng những cái “cây non” tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn, ngay cả phù thủy- người có quyền năng vô hạn cũng không thể tạo ra những giá trị ấy.
Hơn nữa, hạnh phúc phải được xây dựng và kiến tạo lâu dài, từ bàn tay chăm chút của mỗi con người mới trở nên có giá trị sáng, đẹp, dài lâu. Thứ hạnh phúc mong manh, hư ảo chỉ đến và đi trong phút giây thì nào đâu có giá trị gì. Tình yêu, tình bạn cũng như vậy, chứ tình bạn, tình yêu mà không trải qua những ngày tháng vun trồng, chăm chút bằng trái tim, bằng kỷ niệm thì có khác chi những thứ vật chất thông thường. Hãy nhớ rằng nếu khát vọng có được sự bình yên, hạnh phúc, tình yêu của bạn là một hạt giống thì nỗ lực chân thành và công nuôi dưỡng của trái tim chính là thứ nước tưới duy nhất có thể làm hạt giống nảy mầm và vươn cao.
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người không nghĩ như vậy, một số người cho rằng chỉ cần có quyền lực, tiền bạc và tham vọng họ có thể có được hạnh phúc, tình yêu, tình bạn theo con đường ngắn nhất, đắt nhất mà những người bình thường không thể.
Thậm chí, một số các nhân vật sống cực đoan còn đưa ra lập luận răng “trên đời thứ gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Đây là quan điểm vô cùng sai lầm, nông cạn, thiếu suy nghĩ. Bởi tiền không thể làm thay công việc của một trái tim yêu chân thành, nên không kiến tạo đổi tình yêu. Tiền sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không mang về cho chúng ta niềm vui và hạnh phúc. Tiền không phải là kỷ niệm nên không làm ra tình bạn hiền, khiến con người ta đôi khi bị cuốn trôi theo những vội vàng, xô bồ của cuộc sống. Tiền càng không thể là sự bình yên của trái tim, thậm chí khi ai kia quăng tiền ra đường mua thứ tình yêu tắt sẽ không bao giờ có cơ hội nhận được những phút rung động, xúc cảm thực tế của con người.
Bạn đừng để đi trí làm thay việc của trái tim bạn. Một con người nếu chỉ quan tâm tới giá trị tư tưởng, thì anh ta cũng khó có được hạnh phúc. Để cuộc sống có ý nghĩa tốt đẹp hơn ngoài những giá trị tinh thần, người ta còn phải chú trọng tích lũy kiến thức, rèn luyện nhân cách, đó mới chính là chân lý sống đúng đắn nhất. Tình yêu ngọt ngào, lãng mạn, tình bạn đẹp đẽ dài lâu, hạnh phúc viên mãn, tràn đầy bình yên, giản dị, trong sáng có nằm trong tay bạn và do bạn quyết định. Nếu mỗi cá nhân đều có thể mỉm cười, hạnh phúc không cần mua mà vẫn đầy đủ thì xã hội này sẽ đẹp và thanh bình biết bao.
Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Thành công và hạnh phúc nằm trong bạn. Quyết tâm hạnh phúc, và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh.
- Kết bài:
Triết lý nhân sinh rút ra từ bài thơ “Quán hàng phù thủy” nhẹ nhàng nhắc nhở chúng ta rằng để sống vui, sống đẹp mỗi người cần phải ý thức được ngay từ hôm nay tầm quan trọng của những giá trị tinh thần, để tình yêu, tình bạn, hạnh phúc chân thành hiện hữu khắp nơi trên thế gian. Tất nhiên, cuộc đời vẫn cần lắm những con người lý trí, khôn ngoan, tham vọng. Nhưng dù thế nào hãy luôn ghi nhớ hạnh phúc không phải là một điểm đến, hạnh phúc là hành trình chúng ta đang đi, đang trải nghiệm và đang có những phút giây tuyệt vời cùng nhau.
Bài văn tham khảo 2:
Trong cuộc sống của chúng ta không phải tất cả mọi thứ đều sẵn có. Dòng nước nào cũng bắt nguồn từ khe, từ lạch, rồi nước từ lạch đổ vẻ mới thành sông, sông nhỏ đổ vào sông lốn, sông lớn tiến ra biển cả mênh mông. Hành trình nào cũng đều bắt đầu từ góc sân, đầu ngõ, đường làng rồi mới tiến ra đường quốc lộ xa tít tắp. Chúng ta cũng không phải bỗng dưng mà lớn, ai cũng phải trải qua ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi. Cuộc sống không dễ dàng đem hạnh phúc, tình yêu đến cho bất cứ ai, bất cứ người nào, để cố được chúng, người ta phải thường tự tay tìm kiếm. Phải chăng vì vậy mà nhà thơ Ấn Độ K.Bađjadro Pradip đã gửi gắm một triết lý thật sâu sắc về cuộc đời qua bài thơ Quán hàng phù thuỷ…
Bài thơ như một câu chuyện nhỏ. Đọc bài thơ, ta như được sống lại thế giới cổ tích thuở ấu thơ, với những nàng tiên, ông bụt, mụ phù thuỷ. Mặc dù không dành được tình cảm yêu mến của tâm hồn trẻ thơ như những cô tiên, ông bụt nhưng mụ phù thuỷ là một nhân vật cổ tích gây được nhiều ấn tượng với chúng ta. Vói vẻ ngoài kì dị, gớm ghiếc: chiếc áo choàng đen, chiếc mũ chóp và cây chổi bay, phù thuỷ xuất hiện thường sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp cho ai. Nhưng một điều khiến chúng ta tò mò thích thú nhất ở nhân vật này chính là nhũng phép thuật và quyền năng kì lạ. Phải chăng tác giả cố dụng ý khi xây dựng hình tượng một quán hàng phù thuỷ mà không phải là một quán hàng cô tiên hay quán hàng ông bụt ?
Rồi vị khách đầu tiên cũng đã đến. Chủ quán phù thuỷ sẽ niềm nở dón tiếp và trao cho vị khách đầu tiên của mình món hàng mà anh ta cẩn chăng? “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ”, một vị khách thật khôn ngoan và lém lỉnh. Anh ta không mua châu báu, ngọc ngà, mà mua những thứ tốt đẹp nhất, cao quý nhất, thiêng liêng nhất và cũng hoàn mĩ nhất, những thứ mà bất kì một ai trong cuộc đời này đều mong muốn, những thứ tưởng chừng như vô hình, trừu tượng nhưng thực ra lại hiện hữu trong mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Một tình yêu chân thành, niềm hạnh phúc được thực hiện điều mình mong muốn, một cuộc sống thanh bình, yên ổn, một tình bạn đẹp đẽ, sáng trong… Những điều tốt đẹp ấy con người ai là không mong muốn? Không phải ngọc ngà, châu báu hay tiền bạc nhưng nó quý giá hơn tất cả mọi thứ trên đời.
Liệu với sự khôn ngoan của khách và những phép thuật kì diệu của chủ quán cuộc mua bán sẽ thành công chăng? Nhung bất ngờ đã đến với cả người mua lẫn bạn đọc. Với quyền lực và những phép thuật kì lạ của mình không phải phù thuỷ không thể đáp ứng những điều mà vị khách yêu cầu, nhưng phù thuỷ đã từ chối chính khách hàng đầu tiên bằng một câu trả lời đẩy những ẩn ý:
“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
Còn quả chín anh phải trồng, không bán ”
Một câu trả lời khiến cả người mua và người đọc phải suy nghĩ rất nhiều. Hoá ra muốn cố quả chín không phải là một việc dễ dàng nhu ngưòi khách và chúng ta vẫn tưởng. Để cố được quả chúi, chúng ta phải trồng cây, phải chăm sóc để cây ra hoa, kết trái… Phải chăng quả chửi đó không chỉ là quả chúi của cây cối mà chính là quả chín của cuộc đời, quả chúi của con người? Phải chăng đố chính là những thành công, những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà chúng ta có được từ những cây non – những nền tảng đầu tiên.
Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta hiểu được điều đó? Tôi chắc rằng không chỉ người đầu tiên mà sẽ là người khách thứ hai, thứ ba và rất nhiều người nữa rồi sẽ trở về trong những suy tư như vậy. Bởi vì mấy ai trong cuộc đời này hiểu được rằng: Có những thứ trong cuộc sống không thể nào đem ra để cân đong đo đếm và cũng sẽ không có một quyền lực nào, phép thuật nào, sức mạnh nào làm ra hay mua được, chỉ có thời gian, tâm lòng và công sức mới có thể làm nên. Cố ai mua được tình yêu đích thực bằng tiền, bằng quyền lực? Có ai mua được hạnh phúc, tình bạn, sự bình yên? Để tạo ra những giá trị đích thực của cuộc sống thì mỗi chúng ta cần biết tự tay tìm kiếm, vun đắp và gây dựng.
Nhưng nếu phù thuỷ lại dễ dàng cho người khách của mình những điều anh ta mong muốn là tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên và tình bạn thì liệu nhũng thứ đố cố thực sự bển vững thiêng liêng? Tôi dám chắc ià không! Anh ta sẽ khổng thể có một tình yêu đích thực nếu không tự tìm kiếm, xây dựng; anh ta không thể có sự bình yên nếu không biết dấu tranh, không xây đắp giữ gìn, trân trọng nó…
Khi đọc bài thơ này, cố ai trong các bạn tự hỏi: “Mình đã thật sự cố tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên và tình bạn hay chưa?”. Và với bạn, những điều đó có thực sự quan trọng hay không? Nếu ai trong các bạn dã thực sự tìm thấy tình yêu – một tình yêu dích thực, hạnh phúc – một hạnh phúc ngập tràn và tình bạn – một tình bạn chân thành thì bạn nên biết bạn là người may mắn và hãy biết quý trọng giữ gìn để những điều cao quý, tốt đẹp này mãi bền vững. Nhưng thực tế không phải ai trên đời này cũng cố may mắn như thế. Nếu chưa thực sự tìm được những giá trị cao quý và tốt đẹp đó thì một lời khuyên cho bạn: Hãy thực sự hiểu những điều cao quý đó là gì trong cuộc sống của bạn dể tạo dựng, vun trồng.
Bạn hãy tự hỏi: Tinh yêu với bạn là gì? Với tôi, đó là tình yêu với gia đình thân thương hay đơn giản chỉ là niềm vui khi dược hoà mình cùng thiên nhiên muôn loài… Bạn hãy tự hỏi: hạnh phúc vói bạn là gì? Với con gái C.Mác “Hạnh phúc là đấu tranh”; với một bác sĩ, hạnh phúc là khi bệnh nhân ra khỏi phòng cấp cứu an toàn; với một kĩ sư là khi công trình của anh được hoàn thành… Khi đã hiểu, bạn hãy tìm kiếm, vun đắp, xây dựng để những giá trị tốt đẹp đố mãi mãi bển vững. Bởi vì mọi thứ trên đời này nhất là những thú quý giá đểu thường phải do chính bản thân tạo ra. Cũng như cây non kia phải cố bàn tay vun trổng, chăm bón cẩn thân thì mới có quả chín, quả ngọt cố sức sống bền vững lâu dài. Như Lỗ Tấn đã viết: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta di mãi thì thành đường thôi”. Triết lí vể cuộc dời được tác giả bài thơ đưa ra không chỉ dành riêng cho người khách mà dố là bài học cho mọi người, mọi thời dại.
Người xưa từng nói: “Có làm thì mới có ăn / Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Mặc dù vậy, cuộc sống này vẫn không thiếu những kẻ chỉ biết sống dựa dẫm, chờ ăn những quả chín của người khác trồng nên mà quên mất giá trị của bản thân, những kẻ đó quả là đáng khinh, đáng ghét.
Từ một câu chuyện tưởng chừng vô lí trong Quán hàng phù thuỷ, nhà thơ Ẩn Độ đã cho tôi và tất cả các bạn một bài học thật sâu sắc về cuộc đời và con người: trên đời có những thứ không tiền bạc nào, sức mạnh nào, quyền lực nào có thể mua nổi; chỉ có tự tay tìm kiếm, vun đắp thì những điều có được đó mới thật sự có giá trị. Nếu ai trong các bạn đã từng quên đi điều giản dị nhưng đầy ý nghĩa ấy thì tôi mong rằng: Quán hàng phù thuỷ sẽ là một bài học để bạn có thể tìm cho mình những giá trị đích thực của cuộc sống.