suy-nghi-ve-van-de-an-mac-phan-cam-o-chon-tam-linh-cua-mot-so-ban-tre-hien-nay

Suy nghĩ về vấn đề ăn mặc phản cảm ở chốn tâm linh của một số bạn trẻ hiện nay.

Suy nghĩ về vấn đề ăn mặc phản cảm ở chốn tâm linh của một số bạn trẻ hiện nay.

  • Mở bài:

Con người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm: Một là hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân; Hai là hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng.

Xã hội ngày càng phát triển, vấn đề ăn mặc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là giới trẻ. Tuy nhiên, ngày nay, cách ăn mặc của các bạn trẻ ngày càng có nhiều xu hướng đi ngược truyền thống. Điều này đặt ra nhiều vấn đề để chúng ta cần suy ngẫm.

  • Thân bài:

Một trong những điều cấm kị khi đến những khu vực tâm linh trên toàn thế giới, không chỉ riêng ở Việt Nam đó là phải ăn mặc trang phục nghiêm túc, thể hiện sự thành kính và văn hoá của người đến vãn cảnh chùa, cũng như sự tôn nghiêm của nơi thờ Đức Phật, thần linh.

Đầu tiên là chủ quan từ nhận thức, hiểu biết và trình độ văn hóa của người trong cuộc. Nhiều bạn trẻ không ý thức được hành vi của mình gây phản cảm, ảnh hưởng cộng đồng. Thứ hai, người trẻ đề cao cái tôi cá nhân quá mức và cho rằng lên chùa là sở thích muốn làm gì cũng được. Họ quên ở chốn tâm linh mọi hành vi phải theo chuẩn mực của văn hóa.

Nguyên nhân khách quan dẫn đến những hành vi không đẹp một phần là công tác quản lý chưa tốt, đại diện ban tổ chức mới chỉ chú ý nhắc nhở vệ sinh công cộng, giữ gìn an ninh trật tự, mà chưa quan tâm cách ứng xử và trang phục của người đi lễ chùa. Một bộ phận cộng đồng thiếu trách nhiệm, ngại nhắc nhở. Từ đó, nhiều bạn trẻ không nhận ra việc làm sai của mình. Thậm chí, họ còn có cảm giác như được hậu thuẫn của đám đông.

Để thay đổi thực trạng đó, vấn đề không phải chỉ là sự phản ánh phê phán trên truyền thông mà đủ, cũng khó để biết tới khi nào thì mới giáo dục cho hết những ứng xử lời ăn tiếng nói và ăn mặc nơi công cộng, đặc biệt là những nơi cần sự tôn nghiêm như chùa chiền….

Trong những trường hợp “nhức mắt” như thế, khi thấy những kiểu cách ăn mặc phản cảm, chúng ta cần nhắc nhở nhẹ nhàng, lịch sự. Bạn trẻ nên mặc quần áo dài, kín cổ, không mặc áo ngắn tay, sát nách, quần soóc, váy ngắn.

Ngoài giáo dục từ nhà trường, gia đình, cơ quan đơn vị về văn hoá ứng xử nơi cộng đồng (ăn mặc, hành vi) thì chỉ có một việc đơn giản nhất là các đình chùa ấy phải có nội qui, sau nội qui là hành động, chẳng hạn như bảo vệ không cho phép những người không có hành vi văn hoá vào đền chùa, vào lễ hội… Đình chùa dứt khoát từ chối những ai không có được tác phong, lễ nghi, ăn mặc đứng đắn vào chốn tôn nghiêm.

  • Kết bài:

Tóm lại, trang phục đẹp là một trong những cách thể hiện mình. Trang phục đẹp cần gắn liền với văn hóa cộng đồng. Con người có văn hóa không thể tách rời những tố chất cần thiết của tinh hoa truyền thống dân tộc, đồng thời cần khẳng định rằng trình độ tri thức cao luôn phải gắn liền lối sống nhân văn lương thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội.

Vai trò, ý nghĩa của các chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang