cau-be-va-cai-ken

Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện Cậu bé và cái kén

Suy nghĩ về thông điệp từ câu chuyện “Cậu bé và cái kén”.

Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm trên cành cây. Một hôm, cái kén hở ra một cái khe nhỏ, cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả.

Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để nâng đỡ được cơ thể nó. Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể sưng phồng. Nó không bao giờ bay được nữa.

Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.

(Hạt giống tâm hồn)


* Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Biết yêu thương, điều đó thật đáng quý. Nhưng tình yêu thương đặt nhầm chỗ thì thật đáng trách. Câu chuyện “Cậu bé và cái kén”để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Chỉ vì thương con bướm non bị mắc kẹt trong kén, cậu ấy đã có một sự giúp đỡ tai hại, khiến com bướm suốt cuộc đời không thể tung cánh trên bầu trời được nữa.

  • Thân bài:

1. Ý nghĩa câu chuyện.

Qua cậu chuyện có thể thấy, cậu bé hành động vô tư, không hề có ác ý. Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén. Cậu muốn giúp đỡ nó trong lúc nó thực sự khó khăn bằng suy nghĩ và tâm hồn hết sức giản đơn của một đứa trẻ. Thế rồi, mọi việc đã không xảy ra như ý muôn.

Từ câu chuyện đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất: những khó khăn, thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình. Thứ hai, lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng.

2. Bàn luận:

* Tại sao những khó khăn thử thách trong cuộc sống là những cơ hội cho con người vươn lên?

– Khó khăn thử thách buộc con người phái phấn đấu không ngừng, rèn cho con người bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên định. Khó khăn, thử thách nhiều khi là động lực khích lệ con người hành động… Khi vượt qua thử thách, con người sẽ trưởng thành hơn.

– Quá trình sáng tạo ra bóng đèn điện của nhà bác học Edison là một minh chứng rõ ràng về ý chí vượt lên khó khăn, kiên trì sáng tạo và làm việc vươn tới thành công của con người. Sau hàng nghiệm thử nghiệm không thành, Edison đã không hề chán nản hay bỏ cuộc. Càng khó khăn, ông càng say mê. Có lẽ, những khó khăn là xúc tác làm tăng say mê sáng tạo của các nhà khoa học. Cuối cùng, Edison cũng hoàn thành công trình. Bóng đèn điện đã sáng lên, đánh dấu một bước tiến vượt bậc cua khoa học và công nghệ và soi bừng nền văn minh nhân loại.

– Cuộc sống không có gì khó khăn sẽ khiến con người trở nên kiêu căng, tự mãn. Có những con người, lúc sinh ra đã mang phẩm chất vượt trội, hơn người. Nhiều người do biết chuyên tâm rèn luyện nên tài năng không ngừng toả sáng. Nhiều người bởi không muốn hoặc không dám thử thách mình nên tài năng đã sớm tàn lụi. Điều đó thật đáng tiếc.

– Không có khó khăn, trở ngại, con người sẽ không có môi trường để rèn luyện, phấn đấu, không có động lực để vươn lên… Có một nhóm nhà bảo vệ động vật phát hiện có một đàn hưu quý sắp bị tiêu diệt bởi bầy sói. Họ quyết định đưa đàn hưu về khu bảo tồn để bảo vệ. Tại khu bảo tồn, với điều kiện sống tốt đẹp và an toàn. Thời gian đầu, đàn hươu phát triển rất tốt, số lượng tăng lên nhanh chóng. Thế nhưng, sau hai năm, một trận dịch tràn tới khiến đàn hươu chết sách. Thì ra, không có đàn sói săn đuổi, đàn hươu trở nên lười biếng, không chịu vận động, tuy mập mạp nhưng thể chất lại yếu kém. Chúng đã không qua khỏi một trận dịch bình thường.

* Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả, những hệ lụy nghiêm trọng?

– Lòng tốt rất cần trong cuộc sống…

– Những lòng tốt phải thể hiện đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, hợp hoàn cảnh thì mới có tác dụng… (dẫn chứng).

3. Bài học nhận thức và hành động:

Mỗi người cần xác định lối sống chủ động và ý chí vươn lên khắc phục khó khăn, thứ thách.

– Sự giúp đỡ của người khác rất đáng quý nhưng không nên ỷ lại, dựa dẫm mà phải phát huy khả năng của bản thân; lòng tốt sẽ nâng cao nhân cách của con người nhưng lòng tốt hời hợt sẽ gây tác hại.

– Mối quan hệ giữa khó khăn và sự trợ giúp…

4. Liên hệ bản thân.

  • Kết bài:

Mỗi một con người chỉ là một hạt cát nhỏ trong sa mạc. Hạt cát ấy chỉ thực sự có ích khi mà nó làm đúng trách nhiệm của mình. Đừng mong cuộc sống không có khó khăn nào, hãy mong mình có thể vượt qua tất cả những khó khăn. Con người phải biết nỗ lực vượt qua những thử thách trong cuộc sống trưởng thành. Lòng tốt rất quan trọng nhưng nếu đặt lòng tốt không đúng lúc, đúng chỗ sẽ phản tác dụng.

Nghị luận: Bạn‌ ‌chính‌ ‌là‌ ‌người‌ ‌làm‌ ‌chủ‌ ‌số‌ ‌phận‌ ‌‌‌‌mình


Tham khảo:

Khó khăn thử thách là điều cần có trong cuộc sống, nó giúp ta trưởng thành hơn để có thể tiến đến thành công. Không nên dựa dẫm vào người khác quá nhiều mà phải biết tự vượt qua khó khăn của mình. Phải biết giúp đỡ người khác nhưng cần giúp đỡ đúng lúc, đúng chỗ nếu không sẽ gây ra hậu quả. Đó là lời khuyên từ câu chuyện “Cái kén bướm”? Vậy chúng ta có suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa câu chuyện ấy?

Chuyện kể về một cậu bé tìm thấy cái kén bướm khó khăn chui qua cái lỗ nhỏ. Cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Và từ đấy chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được.

Thông qua sự việc cậu bé và cái kén bướm, ta rút ra được một quy luật tự nhiên cũng như quy luật xã hội: Khó khăn thử thách là cơ hội, giá đỡ để con người tồn tại trưởng thành và để đạt được thành công. Sự giúp đỡ là đáng quý, nhưng giúp đỡ không đúng nơi đúng lúc sẽ làm phản tác dụng và gây hại cho người được giúp.

Quả đúng như vậy, khó khăn thử thách là cơ hội để ta có kinh nghiệm, có kỹ năng để có thể vượt qua được những chông gai sau này. Trước khó khăn thử thách, phải bình tĩnh và cố gắng vượt qua, không nên vội bỏ cuộc, chỉ có như thế mới mong đạt được những điều mình mong muốn. Cho dù trước mắt có nhiều khó khăn, có trắc trở và gần như không thể vượt qua, ta cũng phải chấp nhận và vượt qua. Nếu không vượt qua được những khó khăn trước mắt, ta sẽ không thể trưởng thành và sẽ không bao giờ thành công mà sẽ như chú bướm nhỏ.

Sự giúp đỡ của người khác trong khó khăn luôn đáng quý và cần thiết. Nhưng giúp đỡ không đúng lúc sẽ làm cho người được nhận sự giúp đỡ mất đi cơ hội để rèn luyện, trưởng thành, thiếu đi kỹ năng sống, không tự mình làm chủ được cuộc sống, khó đạt được thành công sau này. Hậu quả, khiến người được giúp sống dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác, yếu đuối, không có nghị lực để vươn lên.

Trong cuộc sống có rất nhiều người tự nỗ lực vượt qua khó khăn để cuối cùng dẫn đến thành công như: Bác Hồ (bằng ý chí của mình đã đi đến cái đích mà Người mong muốn – độc lập tự do cho dân tộc). Những học sinh nghèo vượt khó, vừa phụ giúp gia đình vừa đi học mà cuối cùng đậu vào các đại học danh tiếng với số điểm rất cao.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay còn nhiều bạn trẻ sống thiếu niềm tin, kông có ý thức nghị lực tự vươn lên trong cuộc sống trong học tập. Họ hay thường có thái độ ỷ lại. Đó là những cách sống đáng bị chê trách. Bên cạnh đó cũng có những người có lòng tốt, muốn giúp đỡ người khác nhưng hời hợt, lại đặt tình thương và sự quan tâm ấy không đúng lúc, đúng chỗ nên gây ra những hậu quả đáng tiếc cũng cần phải rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

  • Kết bài:

Sự nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn sẽ giúp ta nhiều điều, sẽ cho ta thêm sức mạnh, kinh nghiệm và cơ hội đạt đến thành công. Chúng ta không được bỏ cuộc, phải luôn vươn lên vì ước mơ của mình. Nếu có được sự trợ giúp thì ta phải trân trọng và càng thêm nỗ lực chứ không được ỷ lại hay dựa dẫm. Cần cân nhắc thật kỹ trước khi giúp người khác để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc và day dứt về sau – như cậu bé sẽ mãi ân hận vì đã làm cho bướm nhỏ không bay được.

Nghị luận: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang