Tác giả Nguyễn Du
(Ngữ văn 11, tập 2, Kết Nối Tri Thức)
Trước khi đọc.
Câu hỏi (trang 6, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều.
Trả lời:
Truyện Kiều của Nguyễn Du thực sự đã thâm nhập sâu rộng vào đời sống của nhân dân ta từ đời sống sinh hoạt hàng ngày mà nó còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tác văn học, phim điện ảnh, chèo, cải lương…
Ví dụ như “bói Kiều” có một hình thức phổ biến sau: khi mọi người muốn hỏi về một chuyện gì, họ sẽ ăn mặc gọn gàng, tay cầm Truyện Kiều, nhìn nén hương cháy nghi ngút mà khấn “Lạy vua Từ Hải, lạy vãi Giác Duyên, lạy tiên Thúy Kiều con tên là……… xin cho con biết chuyện X của con sẽ như thế nào, xin ứng vào trang (phải hoặc trái), dòng thứ………………… (tính từ dưới lên hoặc từ trên xuống)”.
Vịnh Kiều có thể kể đến như :
“Có tiền việc trước mà xong nhỉ,
Thời trước làm quan cũng thế a?”
Hay đố Kiều như:
“Vấn:
– Truyện Kiều anh thuộc đã thông,
Đố anh kể được một dòng chữ Nho?
Đáp:
– Hồ công quyết chí thừa cơ,
Lễ tiền binh hậu, khắc cờ lập công”
Trong khi đọc.
Câu 1 (trang 7, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du.
Trả lời:
– Truyền thống gia đình, dòng họ: ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học nhiều đời bới cha từng đỗ tiến sĩ và làm quan trong triều. Khi cha mẹ qua đời, ông được nuôi dưỡng bởi người anh trai cũng từng làm quan.
– Bối cảnh thời đại: cuộc đời ông chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử dân tộc. Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, gia đình ông rơi vào cảnh tha hương. Khi Tây Sơn sụp đổ, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn và đảm nhận sứ mệnh dẫn đầu sứ bộ đi Trung Quốc.
Câu 2 (trang 7, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du.
Trả lời:
Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Du:
– Thuở nhỏ sống trong nhung lụa, cha mẹ mất thì ở với anh trai
– Sau đó Nguyễn Huệ lên ngôi, gia đình ông bị rơi vào cảnh tha hương
– Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn và có đi sứ sang Trung Quốc.
Câu 3 (trang 7, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ.
Trả lời:
* Thanh Hiên thi tập:
– Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác trong những năm tháng bi thương nhất của cuộc đời Nguyễn Du
– Nội dung cơ bản: tập thơ chứa đựng tình yêu quê hương tha thiết của một con người mệnh khổ.
– Đặc sắc nghệ thuật: thơ chữ Hán, sử dụng các điển tích, điển cố.
* Nam Trung tạp ngâm:
– Hoàn cảnh sáng tác: ra đời khi ông đã được thăng quan tiến chức, làm việc cho nhà Nguyễn
– Nội dung: qua sự nghèo túng, ốm đau của bản thân ông muốn phê phán thói xấu của đám quan lại.
– Nghệ thuật: cảm hứng trữ tình, giọng điệu bi thiết, buồn thương.
* Bắc hành tạp lục:
– Hoàn cảnh ra đời: sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc.
– Nội dung: niềm cảm thương trăn trở, day dứt trước số phận của con người, đặc biệt là những kẻ tài hoa.
– Nghệ thuật: thơ chữ Hán với các cặp thơ đối xứng.
Câu 4 (trang 9, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Trả lời:
– Thơ chữ của Nguyễn Du phần lớn đều vượt xa những ý thức hệ phong kiến, giáo điều cổ hủ trong xã hội xưa để từ đó khám phá ra một thế giới nội tâm mới của con người. Từ đó ông ca ngợi, trân trọng và tôn vinh vẻ đẹp của cái đẹp trong xã hội xưa dù số phận của nó có khổ đau, bất hạnh.
Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).
Trả lời:
– Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện, bối cảnh từ Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân và viết thành tập Truyện Kiều bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ kể về cuộc đời của Thúy Kiều. Đây là kết quả của một sự giao lưu văn hóa, kế thừa tinh hoa của nhân loại của Nguyễn Du.
Câu 6 (trang 10, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.
Trả lời:
– Truyện Kiều của Nguyễn Du chứa đựng tư tưởng nhân đạo vô cùng lớn thể hiện qua vẻ đẹp, cách đối nhân xử thế, tấm lòng khoan dung được thể hiện qua một vài nhân vật trong truyện. Đồng thời, bên cạnh đó, ông cũng phê phán xã hội bất công, tàn ác chèn ép con người đến tận cùng của sự khổ đau của lũ buôn người, kiếm tiền trên thân xác của người khác. Và hơn nữa, truyện cũng thể hiện sự đồng cảm, thương xót của tác giả đối với những kiếp người tài hoa bạc mệnh, bị chà đạp, ức hiếp.
Câu 7 (trang 11, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Khát vọng tình yêu và khát vọng sống tự do.
Trả lời:
– Bởi sự yêu thương, trân trọng những giá trị cốt lõi của con người, ông đã thể hiện sự đồng cảm, thương mến và ca ngợi của mình lên trang giấy phẳng. Ca ngợi vẻ đẹp từ tâm hồn của con người, luôn kiếm tìm hạnh phúc, tự do như Thúy Kiều, hay sự hy sinh vô bờ bến, hy sinh hạnh phúc của mình để giúp chị của Thúy Vân, là tình cảm sâu đậm, trước sau như một của Kim Trọng dành cho Thúy Kiều… tất cả đều nói lên khát vọng tình yêu, ước muốn một cuộc sống tự do, hạnh phúc của con người.
Câu 8 (trang 11, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Mô hình cốt truyện Truyện Kiều.
Trả lời:
– Cốt truyện được chia ra thành 3 ý chính đó là Gặp gỡ – Chia ly – Đoàn tụ.
Câu 9 (trang 12, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Trả lời:
– Thành công lớn nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du về xây dựng nhân vật chính là tác giả đã xây dựng một cách hài hòa sự thay đổi của nhiều nhân vật: Kim Trọng, Thúy Vân, Thúc Sinh, Hoạn Thư… Bởi trải qua những thăng trầm, sóng gió, họ nhận lại cho mình những nhận thức mới, diện mạo mới và tính cách mới để từ đó thay đổi, hoàn thiện bản thân để thích nghi với hoàn cảnh của riêng mình.
Câu 10 (trang 12, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Khám phá thế giới nội tâm nhân vật.
Trả lời:
– Nguyễn Du đã dùng nhiều phương tiện để khám phá thế giới nội tâm của nhân vật như qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, độc thoại và đối thoại… Qua đó làm đa dạng cách thức thể hiện tình cảm, nội tâm của từng nhân vật, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được về tính cách, nhận thức của từng nhân vật.
Câu 11 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Ngôn ngữ và thể thơ lục bát.
Trả lời:
– Ngôn ngữ được sử dụng trong Truyện Kiều hết sức độc đáo với kho báu từ vừng dồi dào, phong phú, đa dạng: nhà thơ đã phản ánh một cách chân thực, dễ hiểu các yếu tố thuộc về nội tâm của từng nhân vật nhưng vẫn thể hiện được sự tài hoa, khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ của mình.
– Thể thơ lục bát – thể thơ của dân tộc đã được tác giả sử dụng hết sức tài tình. Thơ lục bát trong Truyện Kiều có thể nói nó ở một tầm cao khác, mang theo đầy đủ tính nghệ thuật, giản dị mà sâu sắc của nó. Đây chính là một hướng đi riêng thể hiện Truyện Kiều là một tác phẩm mang đậm tính dân tộc Việt Nam.
Sau khi đọc.
Câu 1 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.
Trả lời:
Mốc thời gian: | Sự kiện |
Khi còn nhỏ: | – Ông có cuộc sống sung túc bởi cha làm quan trong triều. |
Bố mẹ mất: | – Sống cùng anh Nguyễn Khản, cuộc sống vẫn sung túc ấm lo |
Năm 1784: | – Kiêu binh nổi loạn phá nát dinh cơ của Nguyễn Khản ở kinh thành. |
Năm 1788: | – Nguyễn Huệ lên ngôi, gia đình ông bước vào cảnh tha hương, bế tắc. |
Nhà Nguyễn ra đời: | – Ông ra làm quan cho nhà Nguyễn và được cử đi sứ Trung Quốc |
Năm 1820: | – Ông qua đời vì bệnh nặng. |
→ Như vậy, cuộc đời của Nguyễn Du đều trải qua những lúc buồn vui, sung sướng, những lúc đau ốm, bất hạnh… ông đã đều được nếm trải cả vị đắng và quả ngọt của đời. Đó chính là lý do lớn nhất khiến ông thấu hiểu rõ cuộc đời, lòng người và nuôi dưỡng nên trong ông một tâm hồn đa sầu, đa cảm, chứa đựng những tinh hoa của dân tộc.
Câu 2 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Bắc hành tạp lục được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?
Trả lời:
– Hoàn cảnh ra đời: sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc
– Nội dung: niềm cảm thương trăn trở, day dứt trước số phận của con người, đặc biệt là những kẻ tài hoa nhưng mệnh bạc.
– Nghệ thuật: thơ chữ Hán với các cặp thơ đối xứng.
Câu 3 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Trả lời:
– Thơ chữ Hán của Nguyễn Du phần lớn đều vượt xa những ý thức hệ phong kiến, giáo điều cổ hủ trong xã hội xưa, ông luôn khám phá ra một thế giới nội tâm mới của con người, nơi mà cái đẹp được đề cao, ca ngợi, cái ác bị phê phán, bài trừ. Từ đó ông ca ngợi, trân trọng và tôn vinh vẻ đẹp của cái đẹp trong xã hội xưa và cảm thông cho số phận bất hạnh của họ.
Câu 4 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (khoảng 1-1,5 trang)
Trả lời:
– Truyện lấy bối cảnh năm Gia Tĩnh triều Minh, nhà Vương viên ngoại ở Bắc Kinh có 3 người con với con trai lớn Vương Quan văn hay chữ tốt và 2 người con gái là Thúy Kiều và Thúy Vân xinh đẹp tuyệt trần.
– Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh tảo mộ. Lúc về, họ gặp và kết bạn với Kim Trọng. Kim Trọng được miêu tả là một chàng trai vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa. Và chính trong cuộc kỳ ngộ này, Thúy Kiều đã phải lòng Kim Trọng, hai người đã thề nguyền đính ước, trao vật định tình với nhau. Nhưng sau đó, Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương để chịu tang chú.
– Sau đó, tai họa ập đến, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em bị bắt và tra tấn dã man. Hơn nữa, chúng còn cho người đến nhà Kiều đập phá nhà của, cướp tài sản nhà Kiều. Trước tình hình đó, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để đút lót quan lại, cứu em và cha. Nàng đã trao duyên lại cho Thúy Vân. Rồi Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh nàng biền rút dao ra tự vẫn nhưng không thành. Nàng được Đạm Tiên báo mộng phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Tú Bà dỗ dành Kiều ở lại lầu Ngưng Bích, mụ thuê Sở Khanh lừa Kiều đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy mắc lừa Sở Khanh. Cuối cùng, nàng bị bà ta đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời tủi nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm lẽ. Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh sai người bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.
– Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên, sau đó lại rơi vào tay Bác Bà, Bạc Hạnh và bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến nàng, chuộc nàng ra khỏi lầu xanh và lấy nàng làm vợ. Từ Hải có 10 vạn tinh binh, lập nên một triều đình và giúp Kiều báo ân, báo oán.
– Hồ Tôn Hiến bày mưu giết chết Từ Hải. Sau đó hắn bắt Kiều hầu rượu, đánh đàn và gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống nàng và đưa nàng nương nhờ cửa Phật.
– Sau nửa năm về Liêu Dương, Kim Trọng về Bắc Kinh nhưng hay tin nàng gặp nạn. Kim Trọng kết duyên cùng Thúy Vân. Sau này, Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ và được bổ làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Trong lúc đó, sư Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều vẫn còn sống và đang tu hành ở chùa.
– Kiều gặp lại gia đình sau 15 năm lưu lạc. Gia đình Kiều có ý để nàng nối lại duyên xưa với Kim Trọng nhưng nàng không đồng ý và nói “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy.”
Câu 5 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?
Trả lời:
– Truyện Kiều của Nguyễn Du chứa đựng tư tưởng nhân đạo vô cùng lớn thể hiện qua vẻ đẹp, cách đối nhân xử thế, tấm lòng khoan dung được thể hiện qua một vài nhân vật trong truyện. Đồng thời, bên cạnh đó, ông cũng phê phán xã hội bất công, tàn ác chèn ép con người đến tận cùng của sự khổ đau của lũ buôn người, kiếm tiền trên thân xác của người khác. Cuối cùng, truyện cũng thể hiện sự đồng cảm, thương xót của tác giả đối với những kiếp người tài hoa bạc mệnh, bị chà đạp, ức hiếp.
Câu 6 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?
Trả lời:
– Về cốt truyện: thoát ly khỏi thể loại truyền thống khi nói về truyện, tác giả đã mang đến một làn gió mới cho Truyện Kiều đó là thể thơ lục bát được sử dụng trong toàn bài. Các tình tiết, nội dung hợp tình, hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý của từng nhân vật. Điều đó giúp người đọc dễ dàng hiểu và nắm bắt được tâm lý của các nhân vật trong truyện.
– Về nhân vật: sự đa dạng trong các nhân vật có người xấu, người tốt và đặc biệt là sự thay đổi của nhân vật khi được báo ân, báo oán đã thể hiện rõ sự tài hoa, độc đáo, tin vào sự thay đổi của bản tính con người của tác giả.
Câu 7 (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.
Trả lời:
Những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc là:
– Khẳng định sự đa dạng của nền văn học dân tộc
– Là một minh chứng sống về sự độc đáo của nền văn học nước nhà
– Ông đã mang chữ Nôm, văn học Việt Nam vươn tầm ra thế giới, khẳng định vị thế văn học xưa kia của Việt Nam không hề thua kém bất kỳ nước nào.
– Ông đã góp phần làm phát triển ngôn ngữ của dân tộc và hoàn thiện thể thơ lục bát truyền thống.
Kết nối đọc – viết.
Câu hỏi (trang 13, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.
Trả lời:
Giá trị nhân đạo là một điều ta có thể dễ dàng bắt gặp trong tác phẩm Truyện Kiều. Trong đó, ấn tượng nhất đối với em là giá trị phê phán của tác phẩm. Mỗi con người, nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đều mang theo những mặt xấu, mặt tốt lẫn lộn đan xen. Từ kẻ buôn người như Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh cho đến kẻ độc ác như Hoạn Thư… tất cả đều mang trong mình những mặt xấu và đáng chê trách, lên án. Với Nguyễn Du, ông phê phán họ là vậy, nhưng ông vẫn thể hiện lòng khoan dung, sự tin tưởng của mình vào nhân cách con người có thể bị cảm hóa thể hiện qua đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán. Và đó chính là một phát hiện vĩ đại, to lớn khi ông luôn tin tưởng vào nhân phẩm của con người, họ chỉ là lầm đường lạc lối nhưng khi được khai sáng, họ sẽ quay lại với bản chất ban đầu của mình, làm người lương thiện. Đây chính là giá trị nhân đạo em thấy hay và sâu sắc nhất trong Truyện Kiều.
Xem thêm: