Đọc mở rộng theo thể loại:
Thị Kính nuôi con cho Thị Màu
(trích Quan âm Thị Kính, truyện thơ khuyết danh Việt Nam)
* Nội dung chính: Văn bản kể về việc Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.
Câu 1. Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản.
Trả lời:
– Tóm tắt Thị Mầu lên chùa về vãn tiểu Kinh Tâm: Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính – con gái Mãng Ông. Một đêm nọ khi Thị Kính đang ngồi khâu còn chồng đang đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, thì bỗng dưng nàng nhìn thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình sợ hãi hét toáng lên thì bố mẹ chồng chạy vào vu oan cho Thị Kính có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Từ đó, Thị Kính giả nam lên chùa Vân Tự được thầy đặt tên là Kính Tâm. Thị Mầu có con với người ở nhà phú ông nhưng đã đổ cho là con của Thị Kính, rồi đem con bỏ cho Thị Kính. Tiểu Kính hằng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.
– Những đặc điểm của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản:
+ Hình thức chèo – hát kịch, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
+ Các nhân vật trong câu truyện được chia thành hai tuyến rõ ràng.
+ Kết hợp ngôn từ tự sự và trữ tình.
Câu 2. Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn biết?
Trả lời:
– Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ ba, qua điểm nhìn của tác giả.
– Nhờ vào các chi tiết nhằm kể lại sự việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu “Mẹ vò thì sữa khát khao,/Lo nuôi con nhẹn làm sao cho tuyền/ Nâng niu xiết nỗi truân chuyên,/ Nhai cơm mớm sữa để nên con người.”
Câu 3. Nhân vật Thị Kính hiện lên như thế nào qua văn bản? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật trong truyện thơ?
Trả lời:
– Qua văn bản, nhân vật Thị Kính hiện lên là người phụ nữ dịu dàng, nết na, yêu thương gia đình và chồng con. Đặc biệt còn là một nhân vật giàu lòng bao dung, vị tha (thể hiện qua việc Thị Kính chấp nhận nuôi con cho Thị Mầu, dù bị mang tiếng xấu nhưng vẫn không oán hận, trách móc và vứt bỏ đứa trẻ, “phúc thì làm phúc, dơ thì đành dơ”, “Thì nay chẳng cứu, còn chờ khi nao”) hiểu lễ nghi, trọng phép tắc (“dẫu xây chính đợt phù đồ/ Sao bằng làm phúc cứu cho một người./ Vậy nên con phải vâng lời/ Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều”) và kính Phật (“tụng niệm khấn nguyền”).
– Tác giả đã xây dựng nhân vật Tiểu Kính theo hai tuyến: một tuyến là nhân vật đầy tâm sự, gánh chịu nhiều bi kịch trong cuộc đời, và một tuyến là nhân vật có đức hạnh, kiên định trong niềm tin và tôn trọng lễ nghi. Bằng cách xây dựng nhân vật này theo đúng tuyến nhân vật có đức hạnh, tác giả đã thể hiện rõ ý nghĩa của việc giữ gìn và trân trọng giá trị của lễ nghi và tôn trọng đức hạnh.
Câu 4. Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm? Hãy phân tích để chứng minh điều đó.
Trả lời:
Văn bản trên đã thể hiện một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm. Cụ thể:
– Ngôn ngữ gần gũi, là lời ăn tiếng nói hàng ngày “thầy – con”
– Ngôn ngữ giàu chất trữ tình, mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam “Khi trống tàn, lúc chuông dồn/ Tiếng chuông lẫn tiếng ru con tối ngày”…..
Câu 5. Thông điệp bạn nhận được qua đoạn trích trên là gì? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?
Trả lời:
– Thông điệp: Qua nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đến người đọc người nghe về người có tấm lòng nhân hậu, những người ở hiền gặp lành.
– Dựa vào nội dung văn bản, cho ta thấy cuộc đời của Thị Kính đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng vẫn giữ cho mình một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.