Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) (Ngữ văn 11, tập 1, Chân trời sáng tạo)

viet-van-ban-nghi-luan-ve-mot-tac-pham-van-hoc-truyen-tho-hoac-mot-tac-pham-nghe-thuat-bai-hat-bai-3-ngu-van-11-tap-1-chan-troi-sang-tao

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát).

I. Nghị luận về một tác phẩm văn học.

– Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm (truyện thơ hoặc bài hát) đó.

– Yêu cầu đối với kiểu bài:

• Về nội dung: Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/ bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.

• Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận như lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết văn bản và kết hợp các thao tác lập luận hợp lí. • Bố cục bài viết gồm ba phần:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tên truyện thơ/ bài hát, tác giả, khái quát nội dung chính của tác phẩm) hoặc nêu định hướng của bài viết.

+ Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc/ người nghe.

II. Đọc ngữ liệu.

Văn bản 1:

Giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện thơ Trê Cóc.

Câu 1: Vấn đề nghị luận của bài viết trên là gì? Với vấn đề ấy, tác giả đã triển khai thành các luận điểm nào? Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lý chưa?

Trả lời:

– Vấn đề nghị luận của bài viết trên là: Giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện thơ Trê Cóc.

– Với các vấn đề ấy, tác giả đã triển khai thành các luận điểm:

+ Giá trị về nội dung.

+ Giá trị về nghệ thuật.

– Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lý.

Câu 2. Mỗi luận điểm được làm sáng tỏ bằng những lí lẽ và bằng chứng nào? Các lí lẽ và bằng chứng có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

– Luận điểm 1: Giá trị nội dung.

+ Thành công trong việc mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, chuyện của xã hội loài người.

+ Ý nghĩa về luân lí: phô bày nét hủ bại và nực cười ở xã hội xưa “lo lót, lễ vật, lễ mọn, phi tổn”.

– Luận điểm 2: Giá trị nghệ thuật.

+ Lối xây dựng hình tượng phúng dụ giàu chất ngụ ngôn: Trong việc chọn những con vật, cho những nhân vật ấy nói ra những lời của “người”.

+ Thể thơ lục bát, cách kể chuyện bằng thơ.

→ Các lí lẽ và dẫn chứng ấy vô cùng thuyết phục. Tác giả đã chọn lọc ra những luận điểm đắt giá, ấn tượng nhất, ngắn gọn, súc tích để dễ dàng tiếp cận người đọc.

Câu 3. Bạn học được điều gì về cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học từ bài viết trên.

Trả lời:

Những kinh nghiệm học được về cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học:

– Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

– Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ, và lập luận thuyết phục.

– Đồng thời bài văn cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

– Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý).

Văn bản 2:

Bài ca hi vọng của Văn Ký – những cánh chim chào đón tương lai.

Câu 1. Vấn đề nghị luận của bài viết; với vấn đề ấy, tác giả đã triển khai thành các luận điểm nào; nhận xét của bạn về trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết.

Trả lời:

– Vấn đề nghị luận của bài viết là: Bài ca hi vọng của Văn Ký – những cánh chim chào đón tương lai.

– Với các vấn đề ấy, tác giả đã triển khai thành các luận điểm:

+ Hoàn cảnh sáng tác.

+ Giai điệu, ca từ đẹp, đi vào lòng người.

+ Hình ảnh đàn chim mang tâm thế khác – “Đàn chim bay cùng ta cất cánh” (bước chuyển mình của dân tộc, nhất định giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc)

→Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lý. Tác giả đi từ phần giới thiệu chung về tác phẩm sau đó mới đi vào nội dung chi tiết của tác phẩm để làm sáng tỏ luận đề.

Câu 2. Bài viết tách riêng thành luận điểm về giá trị nội dung, luận điểm về giá trị nghệ thuật hay trình bày kết hợp trong mỗi luận điểm.

Trả lời:

– Bài viết trình bày giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật kết hợp trong mỗi luận điểm.

Câu 3. Bài viết đã đáp ứng những yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) chưa?

Trả lời:

– Bài viết đã đáp ứng những yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát). Nội dung bài viết đã nêu được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nghệ thuật (bài hát), lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc và đầy đủ bố cục một bài văn.

III. Hướng dẫn quy trình viết.

Câu hỏi. Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích.

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài:

Đề tài của bài viết là giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ hay bài hát. Bạn có thể chọn những trích đoạn truyện thơ đã học trong bài hoặc những truyện thơ, trích đoạn khác mà bạn biết, cũng có thể chọn một bài hát yêu thích. Sau đây là một số gợi ý:

  • Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
  • Ngư Tiều y thuật vấn đáp (Nguyễn Đình Chiểu)
  • Vượt biển (truyện thơ Tày – Nùng)
  • Em ơi, Hà Nội phố (thơ Phan Vũ, nhạc Phú Quang)

Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc:

+ Mục đích viết bài này là gì (để chia sẻ suy nghĩ, đánh giá của mình về một tác phẩm mà mình yêu thích)?

+ Người đọc bài viết này là ai (thầy, cô giáo, các bạn học sinh …)?

+ Với mục đích viết và đối tượng người đọc đó, bạn sẽ chọn nội dung, cách viết như thế nào?

Thu thập tư liệu:

– Tìm tư liệu trên Internet, thư viện … về tác phẩm mà bạn đã chọn.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

Tìm ý:

– Ghi các luận điểm về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và các lí lẽ, bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ luận điểm dựa trên gợi ý sau:

+ Tác phẩm (truyện thơ/ bài hát) có những giá trị đặc sắc nào về nội dung? Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm này là gì?

+ Tác phẩm (truyện thơ/ bài hát) có những giá trị đặc sắc nào về nghệ thuật (xây dựng nhân vật, cách kể chuyện…/ giai điệu, ca từ,…)? Lí lẽ và bằng chứng cho luận điểm này là gì?

Lập dàn ý:

– Sau khi tìm ý, bạn cần sắp xếp các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lí, đảm bảo bố cục của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc bài hát (xem lại hướng dẫn về bố cục bài viết ở phần Tri thức về kiểu bài).

Bước 3: Viết bài.

– Triển khai dàn ý đã lập thành bài văn hoàn chỉnh. Bài văn cần có hệ thống luận điểm rõ ràng, sắp xếp theo trình tự hợp lí. Mỗi luận điểm cần có lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, phù hợp.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

• Dùng bảng kiểm sau để tự kiểm tra bài viết của mình:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bài hát)

Nội dung kiểm tra Đạt Chưa đạt
Mở bài – Giới thiệu tác phẩm văn học/ nghệ thuật (tên tác phẩm, tác giả, thể loại,..).
– Nêu khái quát giá trị đặc sắc của tác phẩm.
Thân bài – Trình bày tóm tắt nội dung của tác phẩm.
– Phân tích, đánh giá giá trị đặc sắc về nội dung của tác phẩm.
– Phân tích, đánh giá giá trị đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
– Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tác phẩm.
Kết bài – Khẳng định lại một cách khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
– Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
Kĩ năng trình bày, diễn đạt – Kết hợp các thao tác lập luận, lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc.
– Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.
– Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của kiểu bài.
– Sử dụng các từ ngữ, câu văn tạo sự gắn kết giữa các luận điểm, giữa bằng chứng với lí lẽ và bảo đảm mạch lạc cho bài viết.

Bài viết tham khảo 1:

“Truyện Kiều” – Nguyễn Du.

Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời với bộ mặt giai cấp tàn bạo của những kẻ thống trị mất tính người. Sức mạnh của đồng tiền của danh lợi khiến cho những người phụ nữ khốn khổ trở thành món hàng cho bọn buôn phấn bán hương trong xã hội.Gia đình nhà họ Vương đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc bình yên nhưng lại bị một người bán tơ vu oan giá họa tai ương ập xuống đầu, khiến cho một gia đình đang hạnh phúc vướng vòng lao lý. Sau khi gia đình xảy ra biến cố bọn quan chức nha sai triều đình đã tranh thủ cướp của nhà Thúy Kiều, chúng đã được một lũ quan lại tham ô dung túng thừa nước đục thả câu vơ vét tiền của của người dân vào túi mình. Tên quan xử kiện cho cha Thúy Kiều cũng là người ăn tiền, lợi dụng chức quyền để kiếm chác.

Sức mạnh của đồng tiền nặng tựa ngàn cân nằm trong tay kẻ tàn bạo, đồng tiền thành một thế lực vô cùng mạnh nó có thể chi phối mọi giá trị đạo đức của con người, làm mất lương tri của một con người. Những người mang chức trách giúp người dân lấy lại đạo lý nhưng lại vì tiền mà bẻ cong công lý. Cuộc sống vốn nhiều nước mắt của con gái tài sắc, mười phân vẹn mười Thúy Kiều bắt đầu dùng sức mạnh, quyền lực để tạo nên thế lực kiếm những đồng tiền dơ bẩn.Giá trị nhân đạo của của Truyện Kiều thể hiện việc tác giả Nguyễn Du đề cao con người từ phẩm chất, tài năng, ngoại hình cho tới những ước mơ chân thành. Người đọc có thể cảm nhận được là Thúy Vân có vẻ đẹp vô cùng nền nã, đoan trang, hiền thục, thể hiện một con người hiền lành, có cuộc sống vô cùng bình yên hạnh phúc. Còn Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo thể hiện một vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn.Thúy Kiều cũng là một người có tài năng xuất chúng. Xưa nay phụ nữ đẹp thường ít thông minh và tài năng. Nhưng Nguyễn Du đã cho Thúy Kiều rất nhiều ưu điểm xưa nay hiếm thấy ở một người phụ nữ. Vương Thúy Kiều có tài năng cầm kỳ thi họa, tài sắc đều mười phân vẹn mười. Với vẻ đẹp một hai nghiêng nước nghiêng thành.Giá trị nội dung của truyện được thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị.

Gia đình nhà Vương Ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Để từ đó, khiến cho cuộc đời Kiều phải rẽ hướng, hướng đi mới của số phận Kiều nghiệt ngã, đau đớn, tủi hổ vô cùng.Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiểu trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lăng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, đày đọa khiến cuối cùng phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân. Qua nhân vật Thúy Kiều tác giả Nguyễn Du đã lên án tố cáo chế độ phong kiến tàn bạo chà đạp lên con người, lên quyền hưởng thụ hạnh phúc của những người con gái tài sắc. Vương Thúy Kiều đã vướng phải mười lăm năm lưu lạc phải rơi vào chốn lầu xanh hết lần này tới lần khác khiến cho cuộc sống của cô sống không bằng chết. Qua mười lăm năm lưu lạc không có gì mà Thúy Kiều chưa trải qua nàng cũng đã tìm cách tự vẫn nhiều lần nhưng đều được cứu giúp.

Từ một cô gái con nhà tiểu thư khuê các Thúy Kiều trở thành hàng hóa để người ta mua bán, trao đổi bị lừa gạt hết lần này tới lần khác, đem thân đi làm vợ lẽ người ta, làm gia nô, rồi bị hành hạ tra tấn đánh đòn. Thúy Kiều bị lăng nhục trở thành tội phạm ở chốn quan trường bị sỉ nhục rơi vào cảnh giết chồng, nỗi oan chồng chất. Cuộc đời Thúy Kiều là một bản cáo trạng tố cáo tội ác của chế độ xã hội xưa.Chính xã hội bất lương đó đã xô đẩy người con gái tài sắc, có đức hạnh, hiếu nghĩa rơi vào hoàn cảnh khó khăn, mất đi hạnh phúc của đời mình chịu cảnh bể dâu phong trần. Qua Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm của tác giả Nguyễn Du trước những đau khổ của con người nhất là số phận người phụ nữ như Thúy Kiều. Bên cạnh đó, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể người đọc khắc sâu trong lòng người đọc, bởi giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo. Trong tác phẩm của ông thể hiện sự tài hoa vô cùng sắc sắc, tinh tế, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật vô cùng sâu sắc.Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác lừng lẫy, với bút pháp của một nhà thơ thiên tài, nghệ thuật tự sự, thể hiện sự thành công trong sử dụng ngôn ngữ của tác giả. Thông qua thiên truyện tuyệt tác này tác giả Nguyễn Du thể hiện một giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nó nhằm tố cáo tội ác của một chế độ phong kiến thối nát, mục ruỗng lợi dụng thân xác phụ nữ kiếm tiền.

Tác giả Nguyễn Du thể hiện sự đồng cảm xót xa của mình với người phụ nữ công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn đáng lẽ ra phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc. Nhưng lại chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống, chịu cảnh lưu vong, cơ cực.

Bài viết tham khảo 2:

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, bên cạnh những tác phẩm thơ văn nổi tiếng của cụ Nguyễn Đình Chiểu như: Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh… thì truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.

Đây là tác phẩm được cụ Đồ Chiểu viết trước khi Pháp xâm lược đất nước ta. Tác phẩm có tổng 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn vần (hay còn gọi là truyện thơ) cùng nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp trong văn chương đã được nhân dân đón nhận, yêu thích. Trong đó, nhân vật nam chính của tác phẩm là người hết mực hiếu thảo, nêu cao lý tưởng, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu nước. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga, là cô gái thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Các nhà nghiên cứu nhận định, tác phẩm có sức sống rất lớn trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, nhất là người dân Nam Bộ.

Tác phẩm Lục Vân Tiên đã thể hiện tư tưởng của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm không chỉ là gửi gắm niềm khát vọng, lý tưởng sống, mục đích sống, ý chí sống to lớn của cụ Nguyễn Đình Chiểu mà còn phản ánh cuộc đời của cụ. Thông qua các tuyến nhân vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội.

Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng nhiều thế hệ như: “Trước đèn xem chuyện Tây Minh/ Gẫm cười hai chữ “nhơn tình” éo le/ Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe/ Giữ răn việc trước, lành dè thân sau/ Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình…”.

Tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm độc đáo “có một không hai” trong số những truyện thơ ở Việt Nam. Cụ đã tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca.

Tác phẩm Lục Vân Tiên không chỉ được xuất bản ở nhiều giai đoạn, mà còn được đưa vào dưới dạng đờn ca tài tử, với hình thức “ca ra bộ” đầu tiên của hình thức đờn ca tài tử, là một bước đệm để xây dựng nghệ thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra đời loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên.

Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên trên vùng đất Bến Tre đã lan tỏa và có mặt trong một không gian rộng lớn cho thấy rằng, tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên có một giá trị rất sâu sắc trong đời sống cộng đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn còn được lưu giữ trong ký ức của nhiều người lớn tuổi và được truyền dạy cho các thế hệ trẻ về sau.

Thế hệ trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của Bến Tre, trong đó, cần phát huy loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên phù hợp với điều kiện hiện nay như: trong sinh hoạt đoàn thể, trong giao lưu, trong các cuộc thi diễn…

Để tuyên truyền về các tác phẩm thơ văn của cụ Đồ Chiểu, nhất là truyện thơ Lục Vân Tiên, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh nhiều tỉnh thành trên cả nước đã nhiều năm tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử và Hội thi hóa trang Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga. Trong đó, có trình diễn lại truyện thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có những định hướng về nội dung này. Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu, dự kiến sẽ có lớp tập huấn cho các đối tượng như: học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, lao động, hướng dẫn viên và những người hoạt động trong hoạt động du lịch…

Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành tác phẩm quen thuộc trong các tầng lớp nhân dân cả xưa và nay, có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga… đã đi sâu vào tâm thức của nhiều thế hệ, và nhiều người vẫn nhớ vài đoạn thơ trong số ấy: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng…”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.