thuc-hanh-tieng-viet-ngon-ngu-noi-va-ngon-ngu-viet-ngu-van-11-tap-1-canh-dieu

Tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Ngữ văn 11, tập 1, Cánh Diều)

Thực hành tiếng Việt:

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Câu 1. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:

a.

Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:

– Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

– Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:

– Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con nghé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:

– Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

(Nam Cao)

b.

– Sao? Cải số tiền đỏ, cậu đã có để trả tôi chưa?

– Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:

– Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dễ

– Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà

đi làm ăn chi?

– Vâng, tôi vẫn định thế…

– Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

– Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

– Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

– Trong nửa tháng! Chà!

(Nguyễn Công Hoan)

Trả lời:

a.

+ Chí Phèo gọi Bá Kiến là “mày” , Bá Kiến gọi Chí Phèo là “anh”.

+ Các từ ngữ “bố con nhà mày”, “Chưa biết chừng”…

→ Ngôn ngữ nói trong đoạn trích a là những lời nói trong giao tiếp hằng ngày của người dân quê Việt Nam thời kì trước Cách Mạng tháng 8. Nó không có sự trau chuốt, lựa chọn. Lời nói trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc nhân vật.

b. Ngôn ngữ nói trong trích đoạn có ngữ điệu thấp và chậm, thể hiện sự lịch sự, giữa hai nhân vật. Ngôn ngữ nói dùng câu tỉnh lược nhưng cũng có chỗ chi tiết để người nghe có thể hiểu rõ nội dung giao tiếp.

Câu 2.  Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.

(Hồ Chí Minh)

b. Cải trắng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cử thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.

(Vũ Bằng)

Trả lời:

a.

– Đoạn trích được thể hiện bằng chữ viết, ngôn ngữ được chọn lọc, câu văn có sự trau chuốt, lựa chọn, gọt giũa nên khi đọc người đọc có điều kiện đọc lại nhiều lần để phân tích nghiền ngẫm. Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

b.

– Ngôn ngữ trong đoạn trích có sự chọn lọc. Câu văn có sự trau chuốt nên khi đọc người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực vẻ đẹp của trăng tháng Giêng. Cấu trúc đoạn văn rõ ràng, mạch lạc.

Câu 3. Hãy phân tích sự khác nhau về tình huống giao tiếp và cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong hai đoạn trích sau. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết điều gì?

a.

– Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa vừa chứ, tôi không phải là cái kho.

Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:

– Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ bảo người ta mãi à? Hẳn trợn mắt, chỉ vào mặt cự

– Tao không đến đây xin năm hào.

Thấy hắn toan làm dữ, cụ dành dịu giọng:

– Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn. Hẳn vênh cái mặt lên, rất là kiêu ngạo:

– Tao đã bảo tao không đòi tiền.

– Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế thì anh cần gì?

Hắn dõng dạc:

– Tao muốn làm người lương thiện.

Bá Kiến cười ha hả:

– Ô tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ. Hắn lắc đầu:

– Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách… biết không!… Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!…

(Nam Cao)

b.

– Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!

– Ở cũng gần như vậy. Sao thầy lại chặc lưỡi?

– Tôi thấy những người có tài thế mà đi làm giặc thì đáng buồn lắm. Dạ bẩm, giả thủ tôi là đao phủ, phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy tiêng tiếc.

(Nguyễn Tuân)

Trả lời:

– Tình huống truyện: Chí Phèo cầm dao sang nhà Bá Kiến đòi giết.

– Cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong đoạn trích: Ngôn ngữ giao tiếp giữa Chí Phèo và Bá Kiến là ngôn ngữ hàng ngày được sử dụng trong giao tiếp của những người dân quê trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, nó không có được lựa chọn hay gọt giũa.

Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết tác giả là người am hiểu về ngôn ngữ của người nông dân Việt Nam.

b.

– Tình huống truyện: Hai nhân vật đang giao tiếp với nhau về nhân vật Huấn Cao.

– Cách sử dụng từ ngữ của ngôn ngữ nói trong đoạn trích: Thầy thơ “Dạ, bẩm” với viên cai ngục → Ngôn ngữ đậm chất cổ xưa.

Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của các nhân vật trong các đoạn trích cho biết tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa.

Câu 4. Những câu sau đây được trích từ bài viết về tác phẩm Chí Phèo của một học sinh. Hãy xác định và sửa lỗi trong các câu văn này.

a. Thì Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội coi như là tiêu cực thời bấy giờ.

b. Trời ơi, một người đàn bà có ngoại hình xấu xí như thị Nở mà Chí Phèo cũng yêu điên cuồng đến như vậy thì cũng hơi bị ngạc nhiên đấy ạ!

c. Chí Phèo là một tác phẩm rất chất đã làm cho độc giả thích cực kỳ luôn!

d. Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí như vậy nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương cực kì.

Trả lời:

a.

– Lỗi: Sử dụng ngôn ngữ nói trong văn viết.

– Sửa: Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả thông điệp về bức tranh xã hội đầy rẫy những tiêu cực thời bấy giờ.

b.

– Lỗi: Sử dụng ngôn ngữ nói không phù hợp.

– Sửa: Trời ơi, một người đàn bà có ngoại hình xấu xí như thị Nở mà Chí Phèo cũng yêu điên cuồng đến như vậy.

c.

– Lỗi: Sử dụng ngôn ngữ nói trong văn viết.

– Sửa: Chí Phèo là một tác phẩm rất hay đã làm độc giả yêu thích.

d.

– Lỗi: Sử dụng ngôn ngữ nói trong văn viết.

– Sửa: Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí nhưng bên trong vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang