Kép Tư Bền (Nguyễn Công Hoan) (Ngữ văn 11, tập 1, Cánh Diều)

kep-tu-ben-nguyen-cong-hoan-bai-3-ngu-van-11-tap-1-canh-dieu

Tự đánh giá:

Kép Tư Bề
(Nguyễn Công Hoan)

Đọc văn bản “Kép Tư Bền” và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1. Nhận định nào đúng về sự thay đổi điểm nhìn trong truyện Kép Tư Bền?

A. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang khán giả.
B. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang kép Tư Bền.
C. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang ông chủ rạp.
D. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang người bạn hát của kép Tư Bền.

Trả lời:

– Đáp án: B. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang kép Tư Bền.

Câu 2. Truyện Kép Tư Bền chủ yếu kể câu chuyện gì?

A. Kép Tư Bền là người hát bội rất giỏi ở Hà Nội đã ba năm nay.
B. Kép Tư Bền hát bội rất giỏi nhưng anh phải nghỉ việc vì cha ốm.
C. Cha của kép Tư Bền ốm, để có tiền mua thuốc và trả nợ, anh phải đi diễn hài.
D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát.

Trả lời:

– Đáp án: D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát.

Câu 3. Nhân vật kép Tư Bền không được khắc họa ở phương diện nào?

A. Ngoại hình.
B. Hành động.
C. Lời nói.
D. Nội tâm.

Trả lời:

– Đáp án:D. Nội tâm.

Câu 4. Qua tác phẩm, tác giả chủ yếu ca ngợi điều gì ở nhân vật kép Tư Bền?

A. Tài năng của nhân vật.
B. Sự cống hiến của nhân vật.
C. Lòng hiếu thảo của nhân vật.
D. Lòng tự trọng của nhân vật.

Trả lời:

– Đáp án: C. Lòng hiếu thảo của nhân vật.

Câu 5: Phương án nào sau đây không phải là thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm?

A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
B. Kết hợp giữa cái bi với cái hài.
C. Kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và nhân vật.
D. Ngôn ngữ giàu chất thơ.

Trả lời:

– Đáp án: D. Ngôn ngữ giàu chất thơ.

Câu 6. Nêu đặc điểm (hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất) của nhân vật kép Tư Bền. Ở mỗi đặc điểm, nêu một số dẫn chứng cụ thể.

Trả lời:

– Hoàn cảnh: Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng, các buổi biểu diễ của anh rất đông khách. Vì cha bị bệnh nặng nên anh đã không đi diễn. Ông chủ rạp kịch thấy vậy liền đòi tiền mà anh vay và dồn ép anh vào thế phải nhận vai đi diễn tiếp.

– Tính cách, phẩm chất: hiếu thảo, thương yêu người cha già ốm đau bệnh tật của mình.

– Dẫn chứng cụ thể:

+ Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó,…

+ “Sao mà lâu thế! Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về thăm xem tình hình cha anh ra làm sao”.

+ “Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”.

+ …làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt.

Câu 7. Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền trong đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt” đến hết.

Trả lời:

– Những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền:

+ “Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc”: mất hồn.

+ “Anh lại phải hò, phải hét, phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất”: gượng ép, nhưng vì tiền nợ, vì người cha đang ốm, anh vẫn gắng gượng tiếp tục làm trò cho mọi người cười.

+ “Còn gì đau đớn hơn tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”: thương xót cha nhưng anh bất lực, không thể ở cạnh cha lúc này.

+ “Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!”: lo lắng, sốt ruột.

+ “”…Làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt”, “trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh”: ngày càng sốt ruột thêm, rối rắm, muốn nhanh chóng trở về với người cha.

→ Qua đoạn trích ta thấy rõ sự rối ren, trong ngoài không đồng nhất của anh Tư Bền. Dù lòng lo cho cha bao nhiêu, muốn đến bên cha như thế nào, dù sau màn có bật khóc nhưng khi đứng trên sân khấu, anh vẫn pha trò vận hoàn thành trách nhiệm của bản thân. Anh Tư Bền là một người có  trách nhiệm với công việc của mình. Không phải anh bất hiếu không muốn bên cha nhưng sức ép của những người có địa vị đã dồn ép anh phải thực hiện tốt công việc. Tác giả Nguyễn Công Hoan đã lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả và cuộc đời để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn.

Câu 8. Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan ở tác phẩm Kép Tư Bền? Lí giải cụ thể.

Trả lời:

– Trong tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, em thích nhất nghệ thuật trong cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.

Câu 9. Có thể rút ra triết lí nhân sinh nào từ truyện ngắn Kép Tư Bền?

Trả lời:

– Triết lí nhân sinh của truyện ngắn Kép Tư Bền thể hiện qua diễn biến tâm lý rằng buộc của anh Tư Bền trước sự lựa chọn: tình thương yêu đối cha anh, muốn mình là một đứa con hiếu thảo và tâm lý giằng xé trong buổi diễn của anh. Qua đó, tác phẩm phản ánh chế độ xã hội cũ thối nát và lên tiếng bênh vực con người, bảo vệ những số phận lầm than cơ cực.

Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền.

Bài làm 1:

Kép Tư Bền là tác phẩm được viết dưới ngòi bút hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan tái hiện thành công bối cảnh hiện thực Việt Nam đương thời dưới chế độ thực dân và phong kiên trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm được viết vào năm 1933, đó là giai đoạn nước ta đang chịu ách đô hộ thực dân Pháp nên đã có sự du nhập của nền văn hóa phương Tây, nổi bật trong số đó là nghề hát bội, diễn kịch nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Lấy chất liệu từ bối cảnh đó, tác giả đã truyền tải tư tưởng của mình qua tác phẩm rất thành công với những khung cảnh chân thực của xã hội thời đó thông qua nhân vật Kép Tư Bền. Ở đó, Kép Tư Bền đã giúp mở ra cho chúng ta những suy ngẫm về sứ mệnh của các nghệ sĩ, họ đã phải hi sinh bản thân mình để cống hiến những màn trình diễn trọn vẹn. Và đằng sau những tiềng cười ròn rã, sau vầng hào quang sân khấu ấy, tác phẩm đã cho ta thấy được bi kịch khổ đau mà ít ai hiểu được, giúp chúng ta nhìn nhận lại vấn đề, suy ngẫm để từ đó biết cách lắng nghe nỗi lòng và trân trọng những người nghệ sĩ hơn.

Bài làm 2:

Tác phẩm “Kép Tư Bền” đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Với cốt truyện đơn giản đời thường nhưng tác giả Nguyễn Công Hoan đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng. Tác giả Nguyễn Công Hoan đi sâu vào số phận của Tư Bền, từ sung sướng vui vẻ đến muốn khóc cũng vẫn phải cười. Ban đầu kép Tư Bền được mọi người rất yêu mến, anh cũng vui vẻ với công việc của mình. Anh thành công trong sự nghiệp và đạt được sự công nhận của mọi người. Thế nhưng số phận trớ trêu, cha ốm anh phải vay tiền chữa bệnh cho cha, ngày cha mất anh vẫn đang gồng mình diễn kịch trên sân khấu. Qua câu chuyện của nhân vật Tư Bền, tác giả Nguyễn Công Hoan đã lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả. Đằng sau ánh hào quang được nhiều người tung hô, tôn trọng đó là những sự hi sinh, mất mát, phải hi sinh thời gian sự quan tâm với gia đình để cống hiến, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho công chúng. Dù trong thâm tâm, cuộc sống phải chịu những khó khăn hay lo lắng nhưng bước lên sân khấu họ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ về vai diễn của mình để không ảnh hưởng đến tác phẩm. Đồng thời nhấn mạnh xã hội phong kiến đã đàn áp, ách đô hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ khiến cho người nghệ sĩ phải hy sinh tất cả để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.