»» Nội dung bài viết:
Thuyết minh cái bàn là (bàn ủi) điện là ủi quần áo.
- Mở bài:
Chiếc bàn là (bàn ủi) thường dùng để ủi thẳng những nếp nhăn trên vải, giúp quần áo thẳng nếp sau khi giặt là đồ vật rất quen thuộc và phổ biến trong đời sống con người. Ngày nay, khi bàn là điện được sử dụng rộng rãi, có thể nhiều người không còn nhớ đến chiếc bàn là truyền thống sử dụng than nóng nữa.
- Thân bài:
Nguồn gốc ra đời của chiếc bàn là.
Từ thế kỉ thứ nhất trước Công nguyên, những đĩa kim loại chứa than củi cháy âm ỉ đã được dùng để là ủi thẳng vải tại Trung Quốc. Trong suốt quá trình phát triển, từ những chiếc đĩa chứa tan nóng được cải tiến thành cái hộc, và có kèm theo các khoá an toàn. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiêu liệu dùng cho bàn là thường không còn là củi hay than mà là các chât đốt như kerosene, cồn, dầu cá voi, khí tự nhiên.
Năm 1882, Henry w. Seely đã sáng chế ra bàn ủi điện. Trong thời kì đầu tiên, các bàn là điện này chưa có một cơ chế hữu hiệu để khống chế và điều khiển nhiệt độ an toàn. Cho đến tận những năm 1920, khi máy điều nhiệt ra đời, nguyên lý điều chỉnh được áp dụng, những chiếc bàn là mới có thể điều chỉnh nhiệt độ như mong muốn. Về sau, hơi nước được áp dụng trong quá trình là quần áo do công lao của nhà phát minh Thomas Warren Sears.
Đặc điểm cấu tạo.
Về cơ bản, bàn là điện bao gồm vỏ, bộ phận điều chỉnh, dây dẫn điện và bộ phận phát nhiệt. Vỏ bàn là được làm bằng hợp kim của nhôm hoặc sắt mạ kền. Hình dáng thân vở bàn bàn là giống như con thuyền. Mũi trước nhọn giúp việc là ủi và chuyển hướng dễ dàng. Phía sau to bè giúp tiếp cận tối ưu mặt vải. Mặt dưới bàn là phẳng và nhẵn bóng. Mặt trên là tay cầm và các nút điều chỉnh nhiệt.
Nguồn sinh nhiệt là bộ phận quan trọng nhất của chiếc bàn là. Trong bàn là điện có một sợi dây điện trở được làm bằng hợp kim crôm – niken. Tùy theo từng hãng sản xuất mà sợi dây này có dạng khác nhau. Có trường hợp dùng sợi dây tiết diện tròn quấn dưới dạng lò xo, được đặt cách điện với vỏ. Có trường hợp dùng sợi dây dẹt, quấn quanh tấm mi-ca và cách điện với vỏ. Dây diện trở sinh ra nguồn nhiệt lớn khi có dòng điện chạy qua tạo ra nguồn nhiệt của chiếc bàn là.
Một số bàn là còn được trang bị bộ phận để phun hơi nước vào vật dược là. Bộ phận chứa nước nằm trong thân bàn là, nút bấm nằm trên tay cầm. Khi cắm điện vào, bàn là nóng làm nước sôi lên và hơi nước phun ra ỏ’ hai lỗ nằm tại mặt dưới bàn là.
Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ gồm một rơ-le nhiệt dạng băng kép. Khi bàn là nóng đến một nhiệt độ nhất định thì băng kép cong lên và tiếp điếm bị tách ra, mạch điện bị cắt. Khi bàn là nguội đến một nhiệt độ quy định, băng kép lại trỏ’ về vị trí cũ và lại đóng mạch điện. Bộ phận điều chỉnh thường được bố trí bằng một núm vặn trên thân. Khi xoay núm này ta làm cho tiếp điếm ngắt nhanh hoặc chậm hơn.
Đèn báo hiệu ở trong tay cầm. Mỗi bàn là thường có một đèn báo và thường tích hợp với bộ phận rơ-le nhiệt. Khi có điện vào bàn là thì đèn sáng. Khi nhiệt độ tăng đến giới hạn, đèn báo sẽ tắt.
Sử dụng và bảo quản.
Bàn là hiện nay đều có thể tự động điều khiển nhiệt độ. Để tránh không bị cháy quán áo, người sử dụng nên chọn mua loại có công suất 500 w là thích hợp. Nhưng nếu sử dụng loại bàn là có phun hơi nước, phun sương thì công suất hoạt động phải dạt 1.000 w hoặc 1.200 w.
Trước khi sử dụng, cần kiểm tra đế bảo đảm an toàn.Kiểm tra dây dẫn điện xem có bị hớ không; kiểm tra xem có rò điện ra vỏ bàn là không. Đặt núm điều chỉnh nhiệt độ ở vị trí thích hợp với loại vải cần là. Đổ nước vào lỗ của bộ phận chứa nước để phun vào vật cần là. Cắm điện vào bàn là, chờ vài phút cho nóng mới dùng.
Trước khi dùng phải lau mặt bàn là để không dây bẩn ra vật định là. Một sô loại vải bằng sợi tổng hợp và lụa nếu đế khô mà là thì sẽ nhiễm điện (tĩnh điện) rất mạnh và dính theo bàn là. Đôi với loại vải lụa này phải phun nước cho ẩm trước khi là.
Khi dùng xong phải rút bàn là ra khỏi mạch điện để tránh xảy ra tai nạn hoặc làm hư hỏng bàn là. Thường xuyên kiểm tra ổ cắm phích, nếu ổ cắm bị oxy hóa do nhiệt độ cao ở chỗ tiếp xúc, cần phải đánh sạch bằng giấy nhám. Chú ý không nên dùng giấy nhám hoặc dao để cạo gỉ, như vậy sẽ làm mất đi lớp mạ ở mặt bàn là, ảnh hưởng đến tuổi thọ của vật dụng này.
- Kết bài:
Bàn là điện là vật dụng quen thuộc, có ích và cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà. Nhờ có bàn là mà quần áo được ủi thẳng tắp sau khi giặt. Dù ngày nay, các máy giặt, bột giặt quần áo đều hướng đến chức năng tránh làm nhàu quần áo, xong vẫn cần có bàn là để là cho nó trở nên đẹp hơn.