»» Nội dung bài viết:
Thuyết minh cái quạt điện.
- Mở bài:
– Giới thiệu chiếc quạt điện
– Nêu khái niệm : Quat là vật dụng để làm gì ? tác dụng của quạt
- Thân bài:
1. Nguồn gốc ra đời:
– Giữa năm 1882 đến năm 1887, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler, từ chiếc quạt máy đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.
2. Trình bày cấu tạo:
+ Vỏ quạt : làm bằng nhựa ,màu sắc
+ Lồng quạt : Bằng sắt,hoặc bằng nhựa
+ Cánh quạt: Bằng nhựa trong
+ Động cơ cảm biến: Là một mô-tơ điện có trục đưa ra để gần cánh quạt với một nút ở trên để điều khiển cho quạt quay đi quay lại hay dừng một chỗ.
+ Đế quạt : Có những nút điều khiển tốc độ của quạt(số 1,2,3,4) nút sáng đèn nút định giờ.
3. Nguyên lý hoạt động:
– Sử dụng dòng điện chạy qua bộ cảm biến làm quay cánh quạt.
– Tốc độ cánh quạt được điều chỉnh bởi bộ điều khiển.
4. Sử dụng và bảo quản:
+ Quạt đẩy gió về phía trước quạt,do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy mát .
+ Ta để quạt quay qua quay lạ để phân gió
+ Nếu để quạt đứng một chỗ : Người bị ướt (do mới tắm) ,người ra nhiều mồ hôi ,hoặc trong phòng ngủ,hoặc em bé… bị lạnh đột ngột khi luồng gió thổi thẳng vào dễ bị cảm và rất nguy hiểm
+ Thường xuyên lau sạch bụi ở những khe thông gió,cánh quạt để tránh bụi lọt vào trong quạt,gây tắt nghẽn,dễ bị cháy
+ Mỗi năm lau dầu vào các bạc từ 1 đến 2 lần để tránh khô dầu,bị mòn vẹt khiến trục quay bị lắc chạm dây và bị hỏng
- Kết bài:
Cảm nghĩ của em về chiếc quạt điện :
– Là vật dụng cần thiết của mọi người trong sinh hoạt hàng ngày,nhất là những khi trời nóng.
– Thái độ, tình cảm của em đối với chiếc quat.
* Tham khảo:
- Mở bài:
Có thể nói, ở đâu có sử dụng điện, ở đó quạt điện. Trong đó, chiếc quạt diện để bàn là loại được sử dụng nhiều nhất vì tiện di chuyển. Không chỉ là một thiết bị quen thuộc, quạt điện để bàn là một dụng cụ không thể thiếu trong đời sống con người.
- Thân bài:
Quạt điện để bàn là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm làm mát mẻ không gian sống và làm việc của con người. Nhất là làm giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát mẻ, thoải mái, thông gió, thoát khí, làm mát hoặc bất kì tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống.
Nguồn gốc ra đời.
Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19. Đó là một hệ thống gồm một cái khung làm bằng vải bạt kết nối với một sợi dây dẫn kéo tới và lui tạo ra luồng gió. Đến năm 1832, nhà phát minh Omar-Rajeen Jumala tạo ra máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí. Giữa năm 1882 đến năm 1887, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler, từ chiếc quạt máy đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại. Thêm một vài lần cải tiến, chiếc quạt điện dần trở nên hoàn thiện như ngày nay.
Cấu tạo của cái quạt điện.
Về cơ bản, một chiếc quạt điện để bàn có cấu tạo bao gồm: chân đế, thân, lồng, cánh, động cơ và bộ phận điều chỉnh. Chất liệu cấu tạo có thể làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại.
Chân đế thường dẹp, tròn hoặc vuông để giữ thang bằng, không bị đổ ngã do hoạt động hoặc va quẹt. Thân quạt là phần đỡ động cơ và cánh quạt giúp cho quạt đứng được đúng vị trí khi hoạt động. Thân hình trụ đứng. Trên thân có tích hợp bộ phận điều chỉnh, đèn lez hoặc bộ phận đồng hồ. Bên trong thân là ruột quạt để bàn là một mô tơ điện có trục đưa ra, gắn cánh quạt với một nút ở trên để điều chỉnh quạt quay qua quay lại hoặc đứng một chỗ. Thân quạt thường được thiết kế động có thể tháo lắp vào hoặc tháo ra khi cần thiết.
Cánh quạt là bộ phận trực tiếp tạo ra gió. Thông qua tác động quay của động cơ làm cánh quạt chuyển động, sự chuyển động này tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa phía trước sau và từ đó tạo nên gió. Ngày nay một số mẫu cánh sau: loại 3 hoặc 5 cánh, loại cánh mỏng và cánh dày. Yếu tố tạo nên hiệu quả cho cánh đó là sức gió mạnh khi quạt chạy, thiết kế cánh sẽ quyết định điều này. Cánh quạt bằng nhựa trong. nhiều chiếc quạt có cánh làm bằng kim loại, tuy nhiên, rất ít.
Lồng quạt là bộ phận bao quanh cánh quạt, thường được làm bằng các sợi thép kim loại cứng. Lồng quạt là bộ phận đơn giản nhất của quạt nhưng lại có ý nghĩa quan trọng có tác dụng bảo vệ tránh nguy hiểm tới người sử dụng quạt, tránh những va chạm giữa quạt với người sử dụng.
Động cơ quạt là bộ phận tạo động lực bằng điện thông qua nguyên lý điện từ. Động cơ chính là con tim tạo nên sức gió cho chiếc quạt. Động cơ quạt bao gồm một Mô-tơ điện (stator), Rotor, Tụ điện, Dây dẫn. Mô-tơ điện là cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ ( stator ) gồm nhiều tấm tole silic mỏng ghép lại với nhau để tránh dòng điện Phu – Cô. Rotor là bộ phận cảm ứng từ được làm bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại và có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi để tạo chuyển động cho bộ chuyển hướng. Tụ điện là bộ phận để tạo ra dòng điện lệch pha điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt. Các bộ phận được lắp ghép trên một bộ khung phù hợp với thiết kế của quạt.
Động cơ quạt điện ngày nay được tạo ra với những tiêu chuẩn khắt khe về hiệu suất của động cơ, độ rung, tiếng ồn khi hoạt động. Chiếc quạt được coi là chất lượng tốt nếu như có độ rung, tiếng động yếu và ít tạo ra sức nóng.
Bộ phận điều chỉnh là bộ phận có vai trò điều chỉnh tốc độ quay của cánh quạt dựa trên nguyên lí làm lệch pha của dòng điện chạy qua dây dẫn. Bộ phận này thường được gắn trên thân quạt hoặc chân đế.
Nguyên lý hoạt động.
Muốn quạt hoạt động, ta cắm phít cắm vào ổ điện có nguồn điện rồi bấm nút khởi động. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn, bộ phận rotor và stator sẽ tạo ra cảm ứng điện từ khiến bộ phận rotor có gắn với trục nối liền với cánh quạt quay và tạo ra gió. Khi hoạt động, các cánh quạt xoay nhanh tạo ra nhiều dòng khí. Quạt thổi đẩy gió về phía trước quạt, do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy luồng gió thổi vào người.
Nếu muốn thay đổi tốc độ quay của cánh quạt, người sử dụng có thể dùng các nút bấm hoặc vặn trong bộ phận điều chỉnh. Khi không dùng nữa thì tắt quạt, tạm ngắt dòng điện chạy qua bộ phận cảm ứng điện từ, cánh quạt sẽ không quay nữa.
Vai trò, ý nghĩa của chiếc quạt điện.
Chiếc quạt điện tạo ra làn gió giúp lưu thông không khí, làm không gian thoáng mát, đầy đủ dưỡng khí cần thiết cho con người. Nhờ có gió giúp điều hòa không khí, giảm nhiệt độ trong không gian, phân tán nhiệt lượng tỏa ra tren cơ thể, làm cơ thể thoải mái, giảm căng thẳng do nóng, giúp con người có giấc ngủ ngoan, làm việc hiệu quả hơn. Quạt điện với cơ chế làm mát tự nhiên giúp loại bỏ một yếu tố độc hại tiềm ẩn trong không khí, tốt cho hệ hô hấp, giảm bớt những dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Từ khi chiếc quạt điện ra đời và đi vào đời sống, chất lượng đời sống của con người và năng xuất làm việc tăng lên đáng kể. Những chiếc quạt điện lớn còn giúp con người xử lý các vấn đề tích nhiệt trong không gian lớn, từ đó có thể điều hòa nhiệt lượng trong các tòa nhà cao tầng, công xưởng lớn.
Sử dụng và bảo quản:
Đặt quạt ở nơi bằng phẳng, khô ráo, thoáng để quạt hoạt động tốt nhất. Khi không sử dụng nữa thì tắt nguồn. Trong quá trình sử dụng, phải cho quạt nghỉ ngơi, không nên cho quạt hoạt động quá lâu để tránh hao mòn và hư hỏng nhanh.
Thường xuyên lau sạch bụi bám ở các khe thông gió cho cuộn dây và ở các cánh quạt để tránh bụi khỏi lọt vào trong quạt, làm cho quạt không chạy được, có thể gây cháy. Nên có chế đọ bảo trì quạt thường xuyên để tăng tuổi thọ sử dụng. Mỗi năm ta châm dầu vào các bạc đạn từ 1 đến 2 lần vì quạt hay bị hư chính là do các bạc đạn bị khô dầu, bị mòn vẹt khiến trục quay bị lắc, chạm cuộn dây gây nóng cháy.
- Kết luận:
Ngoài những chức năng chính, chiếc quạt điện để bàn còn có giá trị thảm mĩ cao. Quạt điện có thể được dùng để trang trí thêm nét duyên dáng trong ngôi nhà của bạn. Quạt điện có nhiều kiểu dáng và kích cỡ có thể phù hợp với bất cứ phòng nào trong nhà bạn. Sự đa dạng màu sắc sẽ cho bạn thêm nhiều sự lựa chọn. Quạt để bàn là một vật dụng rất cần thiết cho mọi người trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là khi trời nắng nóng.